Trò “chấm điểm” thầy, tại sao không?

(Dân trí)- Nhiều năm trước, ở trường cũ, nơi tôi dạy học trước đây, đã cho SV đánh giá thầy cô. Một em SV đã cho tôi xem phiếu nhận xét và hỏi ý tôi thế nào. Tôi nhớ là tôi đã nói, em không cần phải hỏi cô, em cứ nhận xét trung thực theo ý mình.

Bạn đọc Hoang Kim Chi:

Tuy nhiên, đối với các thầy cô giáo nói chung thì nên tế nhị một chút vì nếu nhận xét tốt thì không sao, còn ngược lại thì nên trực tiếp góp ý với thầy cô trước. Nếu những ý kiến đúng, mà thầy cô vẫn không thay đổi thì mới có những nhận xét chính thức. Bản nhận xét đó không nên là của một cá nhân, mà phải là của cả lớp. Ý kiến của cả một tập thể sinh viên về thầy cô của mình chắc chắn là đúng. Tôi luôn tin như vậy.

Thầy chấm điểm trò mỗi năm vài lần, trò chấm điểm thầy hàng ngày. Dù thầy có muốn hay không, thì trò vẫn chấm điểm thầy. Nếu thầy cô đàng hoàng, nghiêm túc, trong sáng, tận tâm với nghề nghiệp thì chẳng ngại điểm chấm trung thực của trò. Tôi tin những thầy cô như thế thì chắc chắn toàn nhận điểm tốt mà thôi. Như thế thì thầy càng vui, càng được động viên, càng thêm yêu quý và gắn bó với nghề. Những thầy cô còn chưa được điểm cao thì cũng có cơ hội nhìn lại, để tiếp tục hoàn thiện mình.

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn

Việc sinh viên nhận xét góp ý cần phải dựa trên tinh thần xây dựng, giúp đỡ thầy cô. Lãnh đạo cấp trên chỉ nên tham khảo, chứ không nên dùng ý kiến không tốt, nếu có, để đánh giá, có những quyết định không công bằng đối với thầy cô.

Bạn đọc Thai Duong:

Theo tôi, thì thực hiện cách quản lý, đánh giá giáo viên như ở Mỹ là việc cần thiết và nên thực hiện.

Nền giáo dục của VN có nhiều điểm khác, có những điểm chưa áp dụng giống như ở Mỹ hay ở các nước khác. Song việc quản lý giáo viên như bài báo mà bạn Tuy Can tuy@hotmail.com đã viết mà áp dụng được rộng rãi ở VN thì thực sự là sẽ làm thay đổi được phần nhiều chất lượng giáo dục của nước nhà. Người thầy vẫn luôn là điểm tựa, là nền tảng cho tài năng và nhân tài tỏa sáng... như câu nói"Không Thầy đố mày làm nên".

Tất nhiên đánh giá về một giáo viên thì phải xem xét về nhiều mặt và cả một quá trình làm việc, giảng dạy, không hoàn toàn nhìn vào sự đánh giá của riêng sinh viên về người thầy.

Thực tế thì cách quản lý giáo viên như Tuy Can tuy@hotmail.com chia sẻ trên báo dantri.com.vn  cũng đã được áp dụng ở VN rồi (như  ở trường Đại học FPT- Hà Nội - Việt Nam).

Cách làm này luôn chọn lọc được những người thầy giỏi, hội tụ đầy đủ tố chất, tài năng, tâm huyết... và luôn được sinh viên rất ủng hộ và nhiệt tình học tập.

Việc làm này được gọi là FeedBack trong mỗi Block - kì học.

Đây là việc quản lý giáo viên theo phong cách rất mới, rất riêng của Đại học FPT- Hà Nội.

Bạn đọc Hoang Huy Bao:

Tôi là sinh viên năm 3 trường ĐH Công Nghệ Thông Tin-ĐHQGTPHCM

Tôi thấy Diễn đàn Dân trí trao đổi ý kiến về chủ đề Trò “chấm điển” Thày đã gợi lên nhiều ý hay, cho nên muốn tham gia một vài ý kiến đứng ở góc độ sinh viên.

Xu thế đối thoại cởi mở giữa người dạy và người học khiến cho người thầy không còn đóng vai trò là người độc tôn nắm giữ và truyền thụ tri thức một chiều mà phải là người hướng dẫn, gợi mở, “đồng hành” cùng học sinh, sinh viên trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Trong quá trình “đồng hành” ấy, tư chất và khả năng của người thầy sẽ được bộc lộ một cách trung thực.

“Đồng hành” ở đây là sao? thầy đã nắm vững vấn đề và gợi mở khéo léo cho sinh viên tìm hiểu và cùng khám phá những tri thức mới mẻ trong giờ học, tránh việc truyền đạt tri thức một chiều và sinh viên tiếp thu một cách bị động? Qua quá trình “đồng hành” như vậy, sinh viên có điều kiện để “đánh giá” thầy giáo. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần có sự hướng dẫn và nên tập trung vào một số tiêu chí chủ yếu nhất.

Nếu việc trò đánh giá thầy được áp dụng trong thực tiễn thì  nên bắt đầu thực hiện thí điểm ở một số trường Đại học. Trường nào tình nguyện làm trước là rất đáng hoan nghênh.

Có một điều đáng lưu ý là có một số sinh viên sợ góp ý thẳng thắn dễ bị thầy cô “để ý”, “chăm sóc” cho nên tác động tới tâm lý dám nói thật, đánh giá thật của người học. Trong khi đó ở trường, người học lại không có “quyền” chọn giáo viên cho môn học của mình mà phụ thuộc vào sự sắp xếp, bố trí của các tổ chức trong nhà trường như: Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn…

Cho nên việc “chấm điểm” thầt dễ rơi vào tình trạng “nhìn” thầy mà chấm không? và chấm xong rồi sao?

Nếu thầy thay đổi được thì tốt còn nếu không thì sinh viên vẫn là người “chịu trận” và cam chịu số phận mà chẳng thay đổi được gì.

Bạn đọc Le Quoc Truong:

Chúng tôi đang học chương trình cao học tại Khoa quan hệ quốc tế, Trường Đại học Kinh tế ( thuộc ĐHQGHN). Chúng tôi học 16 môn và sau mỗi môn học lại được trao một tờ đánh giá kết quả dạy của thầy. Các thầy giáo đều rất vui vẻ, khuyến khích chúng tôi nhớ đánh giá đầy đủ ý kiến của mình; thầy còn hỏi hướng học tập nghiên cứu của chúng tôi. Và thầy cho rằng mỗi người có quan điểm riêng và ai cũng đúng. Thường môn học nào cũng chia nhóm để học tập. Và các giáo trình đều được tái bản từ 7 đến 17 lần và cứ chu kỳ từ 2 đến 4 năm lại cập nhật những thông tin mới vào cuốn sách đó; cuốn sách cũ sẽ không dùng nữa.

Nhân đây tôi cũng muốn đề nghị Bộ GD-ĐT nên mua bản quyền những cuốn sách giáo trình đại học về các ngành chuyên môn của nước ngoài, họ viết tốt và cập nhật kịp thời những kiến thức mới, ta chỉ cần dịch ra mà dùng vừa đỡ mất thời gian, lại bảo đảm chất lượng giáo trình.

Muốn đuổi kịp nền văn minh thế giói, ta cần học hỏi cách làm giáo dục của họ, nhất là giáo dục đại học được coi là “cỗ máy cái” của cả hệ thống giáo dục.

Bạn đọc Bùi Trung Dũng:

Tôi là bác sĩ đang công tác tại Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Một trong những nhiệm vụ chính của Bệnh viện cũng như của Trung tâm là tổ chức các khóa đào tạo cho các học viên có nhu cầu thuộc phạm vi chỉ đạo tuyến của bệnh viện tùy theo từng chuyên ngành. Cuối mỗi khóa đào tạo, chúng tôi đều mong muốn được đánh giá giảng viên nhưng công cụ còn thiếu , kết quả nhiều khi còn chung chung. Khi đọc được bài báo trên Dân trí, tôi nhận thấy có thể sẽ giúp ích rất lớn cho Bệnh viện Bạch Mai và Trung tâm nếu có được nội dung chi tiết của bản đánh giá giảng viên mà bài báo  “Lợi ích của việc trò “chấm điểm” Thầy ở Bỉ” đăng trên báo Dân trí điện tử ngày 26/11/2010 đã đề cập. Mong rằng tác giả bài báo viết tiếp về nội dung này trên Dân trí hoặc cung cấp cho Bệnh viện chúng tôi bản chi tiết về nội dung nói trên. Xin rất cảm ơn.

(yêu cầu này chúng tôi đã chuyển tới TG bài viết)

LTS Dân trí - Việc trò đánh giá (hay “chấm điểm”) thầy là việc làm đã trở thành thông lệ ở nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến,  đem lại hiệu quả nhiều mặt, nhất là tạo ra niềm vui và động lực phấn đấu đối với Người Thầy có ý thức trách nhiệm trong nghề nghiệp.

Việc làm đó cũng bắt đầu được thực hiện ở nước ta và kết quả cho thấy có ý nghĩa thiết thực, giúp cho người Thầy thấy rõ những điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như phẩm chất và đạo đức của người Thầy.

Tuy nhiên, muốn mở rộng việc thực hiện chủ trương này, cần cách làm có bài bản với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục, nhất là trong việc xác định đúng những tiêu chí đánh giá  cũng như việc tổ chức và xử lý kết quả đánh giá một cách khách quan, phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của người Thầy. 

Dòng sự kiện: Trò "chấm điểm" Thầy