Tôi rất cảm thông với người khuyết tật

Đọc bài của Hương Nguyên, tôi rất hiểu và muốn được chia sẻ những cảm xúc của tác giả. Quả thật những người khuyết tật phải chịu đưng nhiều thiệt thòi.

Không nói gì chuyện cao xa, chỉ riêng sinh hoạt hằng ngày, họ đã gặp nhiều khó khăn, đôi khi lại không nhận được sự thông cảm từ những người bình thường khác. Không ít người hay chê bai, dè bỉu, thậm chí tỏ vẻ nhạo báng, khinh bỉ những người không may gặp số phận như vậy. Không ít người đã trở nên vô cảm với nỗi đau của người khác. Vì sao người ta lại vô tình đến thế. Theo suy nghĩ cuả tôi, hiện nay giáo dục đạo đức chưa được coi trọng đúng mức trong nhà trường  cũng như gia đình và xã hội. Môn giáo dục công dân đựoc coi là môn phụ trong trường học.
 
Nhiều trường ghi khẩu hiệu : "Tiên học lễ, hậu học văn" nhưng khi thực hiện lại coi nhẹ. Nhà trường cũng như gia dình chú trọng thường quan tâm chăm lo cho các em học tốt các môn Toán, Anh văn, Vi tính, còn những môn như Văn, Sử, Giáo dục công dân… thể hiện những giá trị nhân văn, góp phần quan trọng giáo dục đạo đức, nhân cách thì trên thực tế đã đựoc coi trọng chưa hay bị coi thường?  Việc cải cách giáo dục không thể thực hiện một sớm một chiều nhưng ít nhất hi vọng các thầy cô, các bậc phụ huynh quan tâm giáo dục con em bằng chính tấm gương và tấm lòng của mình.  
Nhà nước đã có những chính sách nâng đỡ người khuyết tật nhưng khi thực hiện, do thiếu sự chỉ đạo sát sao, không kiểm tra kĩ nên chưa đựoc quan tâm thực hiện, chỉ ở một số thành phố lớn. nhiều công trình cấp quốc gia mà không có cầu thang, nhà vệ sinh dành cho người khuyết tât. Vậy là do đâu? Tôi đựơc biết nhiều thánh phố đã tổ chức thi dấu thể thao cho người khuyết tật, nhưng thật buồn khi chứng kiến một người trong Ban tổ chức có những câu nói thiếu cân nhắc làm tổn thương, thậm chí là xúc phạm người khuyết tật.

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn.

Thiết nghĩ, phần thưởng đối với họ không phải là vật chất mà đó chính là sự quan tâm, động viên khích lệ dành cho họ.Thử hỏi liệu những  người khỏe mạnh bình thường có thể có nghị lực vượt qua khó khăn như họ hay không? Tôi nghĩ đã làm thì phải làm cho đúng ý nghĩa, nếu không sẽ làm tổn thương họ hơn. Được biết, tổng thống một nước lớn đã có lần phải xin lỗi vì có một câu nói vô tình xúc phạm người khuyết tật. Nhưng ở Việt Nam mình dù điều đó không thể xảy ra thì hy vọng những vị có trách nhiệm trong những công việc có liên quan với chính sách đối xử với người khuyết cân thận trọng cân nhắc mỗi lời nói ra của mình để không làm họ phải buồn lòng. Hơn nữa, mọi người có diễm phúc được làm người lành lặn bình thường, hãy mở rộng tấm lòng “thương người như thể thương thân” để biết cảm thông nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn với những số phận không may trên cõi đời này; làm được việc gì (dù nhỏ) để giúp đỡ họ cũng nên cố gắng và coi đấy là niềm vui, niềm hạnh phúc của mình.  

Muốn đạt được điều đó, mọi người hãy dành sự quan tâm thường xuyên đối với những người khuyết tật, luôn tỏ thái độ thân ái và nâng đỡ, giúp đỡ họ, dần dần tạo thành một thói quen, một nếp sống văn hóa đối với người khuyết tật . Tôi hi vọng các cơ quan thông tin đại chúng có diễn đàn dành một phần xứng đáng cho đối tượng người khuyết tật để mọi người được bày tỏ quan điểm và tấm lòng của mình, làm cho truyền thống yêu thương con người của dân tộc ta ngày càng tỏa sáng. Tôi nghĩ ngoài mở rộng diễn đàn, cần có thêm những tư liệu sinh động, nhất là những tấm gương phấn đấu vượt khó khăn của những người khuyết tật, để mọi người có thể hiểu và chia sẻ nhiều hơn với những người khuyết tật.   

Người yêu của tôi cũng là người khuyết tật. Tôi đến với anh bằng tình cảm chân thành nhưng dù thế nào, đâu đó anh ấy vẫn mang tâm trạng tự ti  là người khuyết tật. Tôi hiểu, xóa được tâm lý này không dễ, không chỉ bắt đầu từ người khuyết tật, mà mọi người cần có cái nhìn bình  đẳng, thân ái đối với họ như những người bình thường. Từ đáy lòng mình, tôi rất đồng cảm với những người khuyết tật. Không chỉ đối với người yêu của mình mà đối với mọi người khuyết tật khác, Mối khi được gặp gỡ và nói chuyện với họ, tôi luôn dành cho họ một ánh mắt trìu mến, trân trọng, chứ không phải là sự thương hại.   

Cùng với sự quan tâm của mọi người, tôi nghĩ chính những người khuyết tật phải tự tin, vượt lên trên mọi khó khăn, tự tím lấy nguồn vui, hãy

bằng lòng với những gì mình có và đừng quá phiến lòng về một số người không tốt, tỏ thai độ không thân thiện với mình. Tôi biết điều này thật không đơn giản. Nhưng ngay cả một người bình thường đâu phải ai cũng tự tin. Trong xã hội còn nhiều người tốt, còn nhiều đối tượng cần quan tâm, ưu tiên. Không nên coi những người khuyết tật là đối tượng cần quan tâm đặc biệt.Vì như thế, người khuyết tật sẽ khó được bình đẳng. Phải suy nghĩ theo hướng tích cực trong tình huống khó khăn nhất, phải không các bạn?   

Tôi là một cô gái bình thường, yêu một bạn khuyết tật. Khi đó, mọi sự phân biệt  không còn tồn tại trong tôi. Nhưng người bạn đời của tôi hình như chưa xóa bỏ được tâm lí cố hữu. Anh ấy lúc nào cũng nghĩ mình là người khuyết tật, dễ mặc cảm tự ti...

Anh ấy mong đựơc đối xử bình đẳng như những người con trai khác. Nhưng nhiều lúc lại nghĩ mình cần được ưu tiên. Mình không làm được điều gì là do những hạn chế khách quan, chứ không phải do thiếu cố gắng.. Tôi mong anh ấy luôn suy nghĩ và thể hiện rằng mình là một người con trai hơn là nghĩ mình là người khuyết tật. Còn tôi luôn tôn trọng anh và thương yêu anh.   

Không phải mọi người trong xã hội ta không muốn nhìn người khuyết tật một cách bình đẳng mà truớc hết, người khuyết tật cần có niềm tin vào chính mình và tự khằng định mình.

Trong mọi trường hợp, “Ta phải cứu ta trước khi trời cứu”, không biết tôi nghĩ như vậy có đúng không?

tran hoa hanhnguyen2911@yahoo.com

LTS Dân trí - Trong hoàn cảnh khá đặc biệt, tác giả bài viết trên đây có người yêu là người khuyết tật, cho nên hiểu khá rõ tâm lý và hết sức thông cảm với người khuyết tật, nhất là người bạn đời tương lai của mình.

Đúng là xã hội ta cần có cái nhìn đúng đắn hơn và có sự quan tâm nhiều hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật phấn đấu lập thân lập nghiệp như người bình thường. Nhưng mặt khác, những bạn khuyết tật cũng cần xóa bỏ định kiến với chính bản thân để tự tin và tự khẳng định mình.

Có sự quan tâm đúng mức của xã hội, lại có sự nỗ lực phấn đấu của bản thân , chắc chắn các bạn khuyết tật sẽ tìm thấy niềm vui và niềm hạnh phúc chính đãng của mình.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm