Tư vấn pháp luật:

Thủ tục truất quyền hưởng di sản thừa kế?

(Dân trí) – Tôi có 3 người con, chúng đã lập gia đình. Vợ chồng tôi cho các cháu nhà đất ra ở riêng. Tuy nhiên, đứa con trai út thường xuyên đánh đập, chửi bới tôi. Nay vợ chồng tôi không muốn cho người con này hưởng số tài sản đã chia trước đây có được không?

(Nguyễn Văn Hòa; Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội; Email: hongnhung@yahoo.com).


Thủ tục truất quyền hưởng di sản thừa kế?
Ảnh minh họa

Trả lời:

Theo quy định tại Điều631 Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS) quy định: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Theo quy định nêu trên thì vợ chồng bác có quyền định đoạt để di chúc phần tài sản của mình theo ý nguyện của các bác. Mặt khác, tại Điều 648 BLDS quy định: “Người lập di chúc có các quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; 2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế; 3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; 4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế; 5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản”.  Theo bác trình bày thì con trai bác có hành vi đánh đập và chửi bới bác do vậy bác có quyền truất quyền hưởng di sản của con trai bác.

Đồng thời, con trai bác cũng không thuộc đối tượng theo quy định tại Điều 669 BLDS Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này: 1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; 2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”. Do vậy, hai bác có toàn quyền định đoạt không để lại di chúc cho con trai út được hưởng di sản mà hai bác để lại.

 

Luật sư Vũ Thị Hiên

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG ĐẠI VIỆT

Địa chỉ: Số 335 Kim Mã - Ba Đình – Hà Nội

Tư vấn tổng đài 04 -1088 phím số 4 -4 hoặc phím 4-5

Điện thoại: 04 3 747 8888 – Fax: 04 3 747 3966

Hot-line: 093 366 8166

Email: info@luatdaiviet.vn

Website: http://www.luatdaiviet.vn

Ban Bạn đọc