Thanh tra mà sai thì ai sửa?
Trong xã hội, bất kể nghề gì cũng cần có thanh tra, kiểm tra, giám sát để mọi người làm việc theo đúng các nguyên tắc, quy phạm, quy định... của nghề đó, nhằm nâng cao hiệu quả công việc và phòng ngừa những sai phạm đáng tiếc.
Công tác thanh tra có vai trò quan trọng như vậy nhưng trên thực tế nhiều khi không đạt kết quả mong muốn vì cách làm “chiếu lệ”, chưa thiết thực, và thiếu khách quan; mặt khác còn do thành viên của Đoàn thanh tra chưa được chọn lọc kỹ càng, chưa bao gồm những người đủ đức đủ tài để đưa ra những kết luận có sức thuyết phục cao, khiến cho cơ sở được thanh tra phải “tâm phục khẩu phục”.
Thực tế những năm vừa qua cho thấy có những công ty, doanh nghiệp đã từng lập nhiều thành tích, được tặng thưởng nhiều huân chương, thậm chí được phong danh hiệu anh hùng nhưng sau đó ít lâu lại mắc những sai phạm nghiêm trọng bị đưa ra truy tố và xử lý trước pháp luật. Nếu việc thanh tra những cơ sở này được làm tốt thì đã cảnh báo kịp thời cho những người lãnh đạo ở đây tránh được những sai phạm dẫn tới hậu quả đáng tiếc về sau.
Từ những bài học kinh nghiệm thực tế đó, muốn nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra thì trước hết cán bộ thanh tra phải công tâm và có năng lực, có cách làm thích hợp, khách quan, trung thực, không vì đánh giá cao thành tích, mà xem nhẹ những thiếu sót, khuyết điểm và ngược lại. Đi đôi với việc kiểm tra, giám sát thường xuyên, còn cần thanh tra bất thường, không thông báo cho cơ sở biết trước để bảo đảm tính khách quan.
Đối với ngành giáo dục của tôi cũng vậy. Nghe nói thời trước, các quan chức trong ngành giáo dục như các “quan” kiểm học, huấn học thường về kiểm tra trường, lớp một cách đột xuất, từ đó đánh giá rất đúng chất lượng giảng dạy, học tập và nếu sai phạm nghiêm trọng thì các hiệu trưởng hoặc giáo viên trực tiếp có thể bị giáng chức hoặc hạ lương ngay tại chỗ. Cách thanh tra như vậy làm cho các trường học, lớp học rất có kỷ cương, nền nếp; môi trường sư phạm luôn giữ được chuẩn mực cần thiết.
Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn |
Cuối cùng, các giáo viên được góp ý chỉ cười trừ, thôi thì “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, nhưng tai hại ở chỗ các em học sinh tiểu học không biết phân biệt đâu là phải trái, là người chịu hậu quả của điều góp ý sai đó. Cứ theo cái nếp “tránh voi…” đó thì tình hình sẽ ra sao đây khi thanh tra mà sai thì ai sửa? Ai chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục qua những góp ý sai như vậy? Rất tiếc trong trường hợp này, các phương tiện thông tin đại chúng không thể vào cuộc vì không ai phản ảnh cho Tòa soạn báo do ngại đụng chạm với thanh tra cấp trên.Đấy là tình hình thực tế.
Cũng có thể nêu ví dụ gần đây mà nhiều người quan tâm đọc báo đều biết và rất bất bình về vụ kỷ luật oan thầy Võ Hải Bình ở Trường THPT Lê Quý Đôn TPHCM. Chỉ vì một khuyết điểm vô tình phạt học sinh hư theo hình thức phạt do chính học sinh đó đề nghị, vậy mà Thầy Bình đã bị buộc thôi việc sau 26 năm đứng lớp, là một thầy giáo rất có trách nhiệm được nhiều thế hệ học sinh quý trọng. Vậy mà không thấy Thanh tra của Sở Giáo dục-Đào tạo TPHCM hay thanh tra của Sở Nội vụ vào cuộc và lên tiếng bênh vực cho người giáo viên bị oan ức đó.
Tôi nghĩ rằng đối tượng của công tác thanh tra không chỉ là công tác chuyên môn; hơn nữa công tác chuyên môn luôn gắn liền với con người làm chuyên môn đó. Công tác thanh tra muốn góp phần nâng cao hiệu quả của công tác chuyên môn trong ngành giáo dục, thì cần quan tâm nhiều hơn đến việc giám sát thực hiện các chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên, ngăn chặn mọi sự đối xử bất công đối với giáo viên như trường hợp buộc thôi việc Thấy giáo Võ Hải Bình,
Công tác kiểm tra, thanh tra có vai trò rất quan trọng, cần làm thường xuyên và không cần báo trước cho cơ sở chuẩn bị, như vậy kết quả mới phản ánh đúng tình hình thực tế. Mặt khác nên có sự tuyển chọn cẩn thận những cán bộ đủ năng lực chuyên môn và có đạo đức tốt để đưa vào Đoàn thanh tra. Riêng đối với ngành giáo dục, những thành viên của Đoàn thanh tra nên chọn trong số giáo viên có uy tín, có chuyên môn tốt mà các trường và cấp trên đều thừa nhận; thậm chí nếu cần thiết thì tổ chức thi tuyển để chọn đúng những người xứng đáng vừa giỏi chuyên môn vừa có Tâm trong sáng.
Trên đây chỉ là một số ý kiến cá nhân, mong được lắng nghe ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp, nhằm góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng công tác thanh tra đem lại hiệu quả tăng cường kỷ cương, nền nếp trong môi trường giáo dục vốn đòi hỏi những chuẩn mực cần thiết. Chỉ trên cơ sở đó mới nâng cao được chất lượng dạy và học cũng như hiệu quả toàn diện của công tác giáo dục nhằm mục đích “trồng người” trong thời đại mới.
Trong Duc
ductrong1580@gmail.com
LTS Dân trí - Công tác thanh tra là một hoạt động không thể thiếu của cơ quan quản lý cấp trên nhằm đánh giá đúng thực chất tình hình hoạt động của những đơn vị thuộc phạm vi mình quản lý. Bảo đảm tính khách quan, trung thực, chuẩn xác là yêu cầu cần được coi trọng của công tác thanh tra. Chỉ có như vậy mới đem lại hiệu quả thiết thực đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên cũng như giúp cho các đơn vị được thanh tra thấy rõ hoạt động của mình đã đi đúng quỹ đạo cần thiết hay chưa, mặt nào cần phát huy, mặt nào cần uốn nắn, nhất là kịp thời nhận ra để khắc phục ngay những lệch lạc có thể dẫn tới phạm pháp.
Từ thực tiễn công tác thanh tra trong ngành giáo dục, tác giả bài viết trên đây đóng góp những ý kiến chân thành, mong cho công tác thanh tra đổi mới cách tổ chức cũng như biện pháp thực hiện nhằm đánh giá thấu đáo và toàn diện, đem lại hiệu quả thiết thực đối với cơ sở được thanh tra cũng như giúp cho cơ quan quản lý cấp trên đánh giá đúng tình hình thực tế để có biện pháp chỉ đạo phù hợp.