Tuyên Quang:
Sự thật vụ án về hai người phụ nữ kêu oan
(Dân trí) - Gần đây tại Tỉnh Tuyên Quang lại xảy ra vụ án hai người phụ nữ đang là chủ nợ nay 'biến" thành bị cáo.
Vụ án Dương Văn Hữu bị TAND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang tuyên phạt 5 năm 6 tháng về tội “Cố ý gây thương tích", được minh oan vào ngày 9/1/2012 và được bồi thường oan sai gây xôn sao dư luận chưa kịp lắng xuống, thì gần đây tại tỉnh Tuyên Quang lại xảy ra vụ án hai người phụ nữ đang là chủ nợ nay 'biến" thành bị cáo.
Có hay không "Kịch bản" từ lá đơn tố cáo?
Ngày 10/8/2010, bà Nguyễn Thị Lạng trú tại phường Tân Quang, tỉnh Tuyên Quang gửi đơn đến Công an tỉnh tố cáo bà Nguyễn Thị Dung và Nguyễn Thị La (đều trú tại thành phố Tuyên Quang) lừa đảo của bà trên hai tỷ đồng với thủ đoạn gian dối là "Làm thủy điện Hà Giang". Nhưng theo tài liệu được thu thập trong hồ sơ vụ án cũng như lời khai của bà Dung, bà La thì họ vay tiền của bà Lạng để kinh doanh, các giấy vay nợ không có giấy nào ghi "Làm thủy điện Hà Giang" duy nhất có một giấy vay tiền ghi ngày 12/8/2012 có chi tiết "vay làm thủy điện Hà giang", bà Dung khẳng định "Tôi chưa bao giờ nói với bà Lạng vay tiền để đầu tư thủy điện Hà Giang, tôi nói vay tiền bà Lạng để cho vay lại, tối ngày 12/8/2010 bà Lạng gọi tôi đến nhà riêng yêu cầu tôi phải viết giấy đầu tư thủy điện, do vậy tôi mới viết…". Thậm chí việc viết này còn không có bà La.
Điều đặc biệt lưu ý và đầy uẩn khúc là ngày 10/8/2010, bà Lạng làm đơn tố cáo hai bà Dung và La lừa bà "Làm thủy điện Hà Giang" để chiếm đoạt tiền. Phải chăng vì không có chứng cứ để cấu thành tội nên bà Lạng sắp đặt và yêu cầu bà Dung giấy này với mục đích tạo dựng “kịch bản " "Làm thủy điện" để đẩy bà Dung và bà La vào vòng lao lý. Song "Màn thưa không che được mắt thánh" việc làm của bà Lạng đã đã quá hớ hênh và non kém là đơn tố cáo có trước tài liệu ghi vay tiền "làm thủy điện" (Đơn tố cáo ghi ngày 10/8/2010; giấy vay tiền ghi đầu tư thủy điện ghi ngày 12/8/2010). Điều đó có nghĩa "Chưa mất bò đã tố cáo hàng xóm lấy trộm". Thật kỳ lạ là những "tài liệu" đó vẫn được đưa vào làm chứng cứ buộc tội?
Bà Dung và bà La có chiếm đoạt tiền của bà Lạng hay họ đang là bị hại ?
Theo tài liệu có trong hồ sơ vụ án sau khi vay tiền của bà Lạng (bà Dung và La làm ăn chung) họ đều chuyển toàn bộ số tiền này cho Ngô Thị Hoa vay lại. Thậm chí số tiền Hoa vay của bà Dung và Hoa còn lớn hơn số tiền của bà Lạng, bởi vì trong đó còn có cả tiền của gia đình họ. Cũng theo tài liệu điều tra Ngô Thị Hoa (bị khởi tố trong một vụ án lừa đảo khác với số tiền lơn tới trên 30 tỷ đồng) còn nợ bà Dung và La 3.925.350.000 đ. Ban đầu Ngô Thị Hoa không khai nhận số nợ trên ba tỷ đối với bà Dung và bà La, nhưng bằng kết luật giám định của Phòng kỹ thuật hình sự của Công an tỉnh Tuyên Quang kết luận chữ ký của Hoa trong 9 tài liệu vay nợ do Hoa Ký.
Với tài liệu, chứng cứ xác đáng này càng khẳng định hai bà Bà Nguyễn Thị Dung và Nguyễn Thị La đã vay tiền của bà Lạng cho Ngô Thị Hoa vay lại để kiểm lời, chứ không phải vay tiền để làm "thủy điện" như đơn tố của bà Lạng.
Điều ngay thẳng của họ còn được chứng minh họ chỉ chậm thanh toán cho bà Lạng, thậm chí đã trả lãi cho bà Lạng gần hai trăm triệu tiền lãi, việc họ chậm thanh toán có lý do vô cùng khách quan là Ngô Thị Hoa lừa hết tiền của họ, chứ chưa bao giờ họ từ chối nghĩa vụ thanh toán với bà Lạng. yếu tố cấu thành tội '' Lừa đảo chiếm đoạt tài sản "Điều 139 Bộ luật hình sự là phải có hành vi gian dối để chiếm đoạt. Theo tài liệu đã chứng minh trong hồ sơ thì họ đều không có hai yêu tố này. Phải chăng cũng vì lẽ đó mà các cơ quan tố tụng tỉnh Tuyên Quang cứ loay hoay hết truy tố họ từ tội nọ sang tội kia.
Trong quan hệ vay nợ giữa bà Dung, La với bà Lạng nếu có tranh chấp chỉ là dân sự, chứ không thể là hình sự, và điều đó đồng nghĩa với việc họ phải được pháp luật bảo vệ chứ không thể là bị cáo để đứng trước vòng móng ngựa. Nhưng thật xót xa hiện nay họ đang là bị can, bị cáo, họ và người thân đang phải sống những ngày tháng vô cũng nặng nề và cầu mong vào sự công tâm của Luật pháp.
Lời khẩn cầu có được đền đáp ?
Sau khi vụ án kết thúc điều tra, bị truy tố với khung hình phạt tối đa đến chung thân, hai bà Dung và La liên tục có đơn kêu oan đến các cơ quan pháp luật ở Trung ương và các cơ quan thông tấn, báo chí. Thậm chí khi được tại ngoại vì kêu oan bà La lại bị bắt lại để điều tra trong trại giam, song họ vẫn vững tin vào công lý.
Trong thời gian tiến hành bào chữa cho hai bà Dung và La, quá trình tác nghiệp tại Viện Kiểm sát và Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang chúng tôi được biết lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ kiểm tra hồ sơ và kết luận hai bà Dung và La bị oan. Tranh chấp của bà Dung, La với bà Lạng là tranh chấp dân sự. Song không hiểu vì lẽ gì họ vẫn nhận được cáo trạng truy tố với khung hình phạt mức tối đã đến chung thân và ngày 16/11/2012, họ phải đứng trước vòng móng ngựa.
Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vụ án và theo dõi diễn biến phiên Tòa với hy vọng họ được may mắn minh oan như trường hợp ông Dương Văn Hữu.
Ban Bạn đọc