Sạt lở hai bờ sông Lam: Thực trạng và giải pháp
“Hiện nay hai bên bờ sông Lam từ Cửa Rào (huyện Tương Dương) đến tận Bến Thuỷ (TP. Vinh, Nghệ An), hàng ngày có hàng trăm mét khối đất đang "theo sông về với biển".
Đôi bờ sông Lam... "lở loét"
Đã hàng chục năm nay, do rừng đầu nguồn bị khai thác, đến lượt tình trạng khai thác vàng sa khoáng bừa bãi, khai thác cát sỏi... đã làm thay đổi dòng chảy. Hàng ngày hai bờ sông Lam bị lở đất nghiêm trọng, có nhiều nơi đất lở đang đe dọa đến đường quốc lộ 7A như đoạn phía dưới gần thị tứ Khe Bố (huyện Tương Dương); đoạn trên và dưới cầu Khe Dún gần thị Trấn Con Cuông hay như đoạn thuộc xóm 2, xã Đỉnh Sơn (huyện Anh Sơn).
Tôi còn nhớ rõ rằng hồi năm trước 1975, khi dó chúng tôi chuẩn bị đi bộ đội, sức thanh niên, mà khi đi tắm sông Lam phải lấy sức chạy mãi mới ra tận sông để tắm, gánh nước về dùng phải nghỉ vài đợt. Trên đất bãi bồi ấy bà con trồng ngô, khoai, đậu, lạc, bầu, bí theo từng mùa.
Còn nay, ngày ngày, nhất là về mùa mưa lũ thấy từng khối đất bị lở xuống sông, mà không thể có cách nào giữ được. Bà con ở đây cũng đã vài lần rủ nhau trồng tre để chống xói lở, nhưng xem ra sức dân nhỏ mọn, không chống lại được sức mạnh của những cơn hồng thuỷ. Gần đây thấy có dự án thiết kế chống xói lở cho khu vực trên, nhưng bà con mỏi mắt chờ chưa thấy triển khai. Sông lở nhiều nơi đã phải di dời dân, di dời nhà cửa và mất đất làm ăn.
Cần có giải pháp kè, chắn bảo vệ
Thứ hai, huy động nhân dân hoặc tổ chức cho Đoàn thanh niên khơi thông dòng chảy, vì nhiều nơi do khai thác vàng, do lũ lụt tạo ra những bãi nổi giữa dòng, là tác nhân làm lở đất. Việc này cần huy động sức dân nhiều nhưng không phải không làm được, có thể cho, thuê các cơ sở khai thác cát sỏi, huy động máy hút phá những bãi, cồn là tác nhân làm đổi dòng gây lở đất. Muốn chống lở có hiệu quả, cần làm trước khi có lũ về.
Ngoài những biện pháp trên, muốn chống lở đất thì hãy để cho dòng sông hiền hoà chảy, cấm hẵn không cho khai thác vàng sa khoáng, khai thác cát sỏi trên sông; cấm chặt phá khai thác rừng đầu nguồn; tích cực trồng rừng và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bền vững đừng làm gì để sông nổi giận.
Đất hai bên bờ sông Lam đã lở, đang lở và sẽ tiếp tục lở, nếu chúng ta không có biện pháp bảo vệ. Chúng tôi viết bài này xin mạo muội nêu mấy giải pháp trên, mong các nhà hoạch định chính sách, các nhà Kinh tế, UBND tỉnh Nghệ An, Sở Tài Nguyên môi trường, Nghệ An ... nghiên cứu kịp thời tham mưu cho các cấp ban ngành liên quan để giữ đất trước khi dòng sông Lam bị đào xới như thời chiến tranh.
Phùng Văn Mùi