Quảng Ninh: Tổng cục Thi hành án chỉ đạo xử lý vụ thi hành án kiểu “sống chết mặc bay”
(Dân trí) - Sau khi Báo Dân trí đăng tải thông tin bản án dân sự phúc thẩm của TAND tỉnh Quảng Ninh tuyên xử 11 xã viên HTX Hợp Tiến phải trả tiền thù lao cho Văn phòng luật sư Thủ đô nhưng sau gần 2 năm có quyết định thi hành án, bản án vẫn chỉ nằm trên giấy, Tổng cục Thi hành án đã có công văn yêu cầu Cục Thi hành án tỉnh Quảng Ninh kiểm tra, giải quyết.
Báo Dân trí nhận được Công văn số 2905/TCTHADS - GQKNTC của Tổng cục Thi hành án dân sự cho biết: Sau khi Báo Dân trí đăng tải sự việc bản án dân sự phúc thẩm số 31/2014/DS-PT ngày 29/10/2014 của TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên buộc 11 xã viên đội 5 hợp tác xã Hợp Tiến - TP Hạ Long (Quảng Ninh) phải trả cho Văn phòng luật sư (VPLS) Thủ đô với tổng số tiền hơn 887 triệu đồng tiền thù lao.
Căn cứ vào bản án có hiệu lực pháp luật và đơn yêu cầu của VPLS Thủ đô, ngày 12/12/2014, Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự TP Hạ Long ra Quyết định thi hành án số 93/QĐ-CCTHA và tổ chức thi hành vụ việc theo quy định.
Quá trình thi hành án, VPLS đã cung cấp thông tin, ngày 18/5/2016, UBND TP Hạ Long đã chuyển tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề cho HTX Hợp Tiến mỗi xã viên hơn 30 triệu đồng nhưng chấp hành viên không áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định. Tới nay, sau gần 2 năm kể từ khi có quyết định thi hành án, vụ việc vẫn chưa được thi hành dứt điểm và làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của đương sự.
Vì vậy, Tổng cục thi hành án dân sự yêu cầu Cục trưởng Cục Thi hành án tỉnh Quảng Ninh kiểm tra nội dung sự việc, giải quyết đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật và báo cáo kết quả giải quyết về Tổng cục trước ngày 25/9/2016.
Luật sư Nguyễn Thanh Hòe - Công ty Luật Hoàng Đàm và Toàn cầu cho rằng: “Khi sự việc có cơ sở kết luận do hành vi trái pháp luật của người thực thi công vụ gây ra thiệt hại cho tổ chức, công dân thì Nhà nước có trách nhiệm phải bồi thường sau đó xem xét xử lý can s bộ công vụ.
Tại Điều 38 về Phạm vi và trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có hiệu lực từ ngày 01`/01/21010 quy định :
“ Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp sau đây:
1. Ra hoặc cố ý không ra quyết định:
a) Thi hành án;
b) Thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án;
Công văn hỏi thông tin UBND phường Bãi Cháy của Chi cục THA dân sự TP Hạ Long được các luật sư cho rằng chậm chạp vừa chưa hết trách nhiệm.
c) Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án;
d) Cưỡng chế thi hành án;
đ) Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án.
e) Hoãn thi hành án;
g) Tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án;
h) Tiếp tục thi hành án.
2. Tổ chức thi hành hoặc cố ý không tổ chức thi hành quyết định quy định tại khoản 1 điều này .
Trong trường hợp trên rõ ràng CHV được VPLSTĐ thông báo cho biết việc UBND phường đang giữ tiền của 11 xã viên phải THA bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật trong một thời gian khá dài (22 ngày) song đã cố ý không ra quyết định Áp dụng biện pháp bảo đảm (Điểm c khoản 1) không ra quyết định cưỡng chế (điểm d khoản 1) nên đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật để bản án phúc thẩm số 31 không được thực hiện. Do vậy, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho VPLSTĐ để giải quyết khó khăn; sau này khi THA số tiền thu được của 11 xã viên sẽ nộp vào ngân sách nhà nước bằng số tiền đã bồi thường”, luật sư Nguyễn Thanh Hòe phân tích.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Công Tâm