Bạn đọc viết:

Quảng Nam: Nữ cựu chiến binh dành dụm 40 triệu lương hưu làm đường vào nghĩa trang

(Dân trí) - Có một người cựu chiến binh đã góp gần 40 triệu đồng tiền lương hưu xây dựng đường vào nghĩa trang xã, để rồi sống bữa ăn qua ngày chỉ 12 nghìn đồng. Chúng tôi muốn nhắc đến bà Trương Thị Nga (85 tuổi), ở xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

Bữa ăn 12 nghìn và 40 triệu đồng xây đường nghĩa trang

Chúng tôi trở lại xã Đại Thạnh, hỏi thăm bà Nga, ngưi xây đường vào nghĩa trang xã. Người dân Đại Thạnh vẫn dành cho bà một niềm cảm kích sâu sắc, khi gọi bà là Nga "xây đường" và tận tình chỉ đường.

c vào căn nhà bà, đó là một nhà thờ cũng là nơi ở của bà bao năm qua. Vài người hàng xóm cho chúng tôi biết bà đã rời nhà đến Trung tâm Nuôing người có công TP. Hội An (Quảng Nam) do bà không có con cháu chăm lo.

Tìm ngược về Trung tâm Điều dưng người có công khi trời đã chập tối, gõ cửa phòng, đôi bàn tay run run, bà chống gậy mở cửa. Điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận ng như có một điều thân thuộc, gương mặt bà rạng rỡ như gặp một ngưi thân. Bà cười nói: "Lâu quá không có ai xuống thăm, ởng mấy đứa là cháu của anh em bà đến".

Con đường vào nghĩa trang do bà Nga xây dựng. ảnh:Nguyễn Trang
Con đường vào nghĩa trang do bà Nga xây dựng. ảnh:Nguyễn Trang

Căn phòng người cựu chiến binh ấy, rất đơn giản, một chiếc giường, một chiếc bàn và cái tủ đựng quần áo. Hỏi thăm bà chuyện xây đường vào nghĩa trang liệt sĩ, bà nói: "Có chi đâu, Nhà nước nuôi mình thì mình làm lại cho dân thôi".

Và rồi câu chuyện người cựu chiến binh 85 tuổi góp tiền lương hưu của mình để xây đường vào nghĩa trang xã cũng bắt đầu như vậy.

Khi được hỏi về số tiền xây dựng, bà cho biết, khoảng 40 triệu, trong khi đường vào nghĩa trang được xây dựng hồi tháng 7/2007, đoạn đường dài gần 100m, tức là vào thời điểm đó, 40 triệu tương đương 5, 6 cây vàng. Chúng tôi hỏi bà, đó có phải là cả gia sản dành dụm của bà hay không, bà nói: "Đó là tiền bà dành dụm từ hồi cha mẹ bà còn sống đến khi bà về nghỉ hưu, c đi hái chè, đi làm việc mà tiết kiệm".

Lại hỏi chuyện ăn ở của bà tại Trung tâm, bà nói: "Mỗi tháng góp khoảng 700 nghìn đồng tiền ăn, bữa trưa và bữa tối, mỗi bữa khoảng 12.500 đồng, sáng thì ra quán gần đó ăn bún, cháo".

"Sao bà không để tiền mà phòng lúc ốm đau", chúng tôi hỏi, bà lại nói:"Bà xuống đây cũng nhờ những người bạn già cùng trung tâm, lúc ốm đau có người, chứ ở trên đó, bà không tìm được ai ở cùng với bà cả, một mình buồn lắm. Còn tiền thì bà có nhà nước nuôi rồi, già thì cần tiền nhiều làm gì nữa đâu".

Người cựu chiến binh ấy chỉ có 12.500 đồng/ bữa ăn, nhưng đã bỏ tiền lương hưu gần 40 triệu xây đường vào nghĩa trang. Hỏi bà về nguyên nhân xây đường, bà kể lại: "Hồi bà bị tai biến, chạy bệnh viện Quảng Nam, Đà Nẵng không tốn tiền, nhà nước trả cả, bà không biết phải làm gì để cảm ơn nhà nước".


Bà lại nghĩ về con đường vào nghĩa trang, nơi gần gũi với bà nhất. "Con đường vào nghĩa trang những năm trước lầy lội lắm, trẻ con không qua đưc, người lớn phải săn quần lội bùn mà đi. Thấy khổ quá, bà mới quyết định dùng tiền lương hưu xây đường" – bà chia sẻ.

Được biết, bà có 4 chị em là liệt sĩ chiến đấu hết mình vì Tổ Quốc và đưc đưa về an táng tại nghĩa trang nhưng chưa bao giờ bà nghĩ việc xây dựng đường là vì những chị em của bà.

Mặc dù nghĩa trang được xây dựng năm 1984 nhưng mãi đến năm 2007 vẫn phải lội bùn mà đi, tại nghĩa trang xã Đại Thạnh có hơn 300 ngôi mộ liệt sĩ, trong đó có cả mộ liệt sĩ thân nhân từ ngoài Bắc, trong Nam đến thăm mỗi dịp. Được biết, đây là nơi chôn cất của những anh linh liệt sĩ từ Cao Bằng, Đà Nẵng, Quảng Nam,…khi hoạt động trong vùng cách mạng Duy Mỹ xưa, nay là Đại Thạnh.

Kể lại quá trình xây đường, bà nói:"Hồi đó, bà xuống tận huyện, xin giấy để mua xi măng cho rẻ, rồi ngưi ta đưa đến 2 xe xi măng, bà trực tiếp có mặt để giám sát việc xây dựng. Hồi đó, người ta đổ nhiều cát, sạn, xi măng lắm, còn dư bà cho nhng ngưi trước nghĩa trang để họ làm đưng trước nhà".

Đường xây khoảng  nữa tháng là hoàn thành,  rồi bà lại dặn hỏi chúng tôi có về Đại Thạnh không, ở đó giờ ra sao, có ai dọn đường, canh nghĩa trang không, có xây mới thêm gì nữa không, cần thì bà góp ít.

Góp sức xây dựng quê hương

Bà Trương Thị Nga, bắt đầu tham gia du kích hồi năm 1951, sau rồi về làm tại Bệnh viện Y tế huyện Đại Lộc kiêm Chủ tịch Hội chữ thập đỏ. Dòng máu chảy trong bà là ý chí một gia đình cách mạng, cha bà, ông Trương Ban là ngưi Bí thư Chi bộ đầu tiên xã Đại Thạnh, mẹ bà là Mẹ Việt Nam anh hùng, Võ Thị Kinh, nhà có 10 người con, có 4 ngưi con trai, 6 người con gái, thì 2 người anh trai của bà đã mất từ lúc nhỏ, còn lại tất cả đều là liệt sĩ.

Bà Nga đang sống ở Trung tâm Nuôi dưỡng người có công. ảnh: Nguyễn Trang
Bà Nga đang sống ở Trung tâm Nuôi dưỡng người có công. ảnh: Nguyễn Trang

Ngay từ nhỏ, chị em trong nhà của bà đã có những đóng góp cho cách mạng, bà kể chúng tôi nghe chuyện em gái út, Trương Thị Một, mới 12 tuổi, nhưng đã dành một chỉ vàng từ việc bán những lá chè hái được, "Mỗi bó chè chỉ bán đưc vài đồng bạc lẻ, em gái bà góp lại, rồi nó cho cách mạng làm nhiệm vụ kháng chiến. Bà nhớ, chiều đó, nó chạy về bảo là nó vừa góp một chỉ vàng dành dụm bao năm cho cách mạng rồi"- bà nói.

Rồi từ hồi bà bắt đầu làm Chủ tịch Hội chữ thập đỏ, bà cũng ra Đà Nẵng vào tận Sài Gòn để đi quyên góp tiền cho hội, "Những năm bão lũ, bà cũng đến tặng những người bị thiệt hại nặng trong cơn bão. Nhiều người khi thấy bà đến xin tiền, họ cho mà chẳng bao giờ đến tận nơi trao tiền. Họ bảo bà già mà vẫn lặn lội đi quyên góp tiền, nên bảo bà việc thiện thì bà cứ làm"- bà nhớ lại.

Cho đến khi bà xây đường vào nghĩa trang và sau đó là góp ít tiền cho trẻ em khuyết tật, mồ côi Quảng Nam.

Bí thư xã Đại Thạnh, anh Dương Văn Sương, nói: "Bà Nga là người chi tiêu tiết kiệm, dù bà đơn thân, con cái không có, nhng người cháu của anh chị bà cũng đều thuộc hộ nghèo như nhà chị Lê Thị Thoa, anh Lê Văn Dũng nhưng bà vẫn bỏ tiền lương hưu xây đưng mà chưa bao giờ nói về việc nhớ mặt đặt tên đưng. Bà là người tiêu biểu trong xã góp phần xây dựng nông thôn mới".

Xã Đại Thạnh có 1.200 hộ dân, trong đó có 203 hộ nghèo, 398 hộ cận nghèo, nhưng người Đại Thạnh luôn tồn tại một tinh thần cách mạng, hiến đất, quyên tiền xây đường, xây bia cho đến cổng làng.

Anh Sương cho biết: "Xã Đại Thạnh đã sẵn trong mình dòng máu cách mạng, trong xây dựng nông thôn mới, xã cũng kêu gọi tinh thần chủ lực từ người dân đối với các công trình giao thông. Riêng cổng làng được xây dựng hồi năm 2008 với trị giá 300 triệu, là sự đóng góp 100% sức và tiền trong dân. Ngoài ra, có 5 nhà bia chứng tích Khu dân cư tại 5 thôn của xã đều do dân mỗi thôn đóng góp xây dựng tri ân các anh hùng liệt sĩ".

Trở lại con đường do bà xây dựng, chúng tôi bắt gặp những người học sinh đến thăm nghĩa trang, em Phan Văn Thái, lớp 9/1 trường THCS Lý Thường Kiệt, nói: "Từ ngày có đưng xây, chúng em đi vào thuận tiện hơn, chúng em luôn biết ơn bà và luôn tri ân những cựu chiến binh cùng các anh hùng liệt sĩ".

Người Cựu chiến binh ấy, cả cuộc đời chưa bao giờ biết đến hạnh phúc cá nhân, đến khi về già cũng không con cháu chăm sóc. Nhưng trong bà luôn tồn tại một tình người cao cả mà về sau này người dân Đại Thạnh mỗi lần đi trên con đường vào nghĩa trang sẽ luôn biết ơn tấm lòng của bà.

                                                                    Nguyễn Trang