Phút nói thật số 14.2008

(Dân trí) - Chính xác! Rất nhiều người hỏi tôi, tôi đã khuyên là nên mua. Nếu tôi có tiền, tôi cũng mua. Nhà đầu tư phải biết cơ hội biết phân tích tình hình và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.

Khi giá lên thì mua nhà mua xe, có ai nói, xin nộp cho Chính phủ một ít tiền đâu. Còn khi xuống lại kêu CP phải cứu! - Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh bày tỏ thái độ đới với thị trường chứng khoán. Báo dantri.com.vn, ngày 26/3/2008 - Bài "Nếu có tiền, tôi cũng mua vào".

Cổ nhân dạy: Lời nói ngàn vàng". Tuy không bỏ tiền ra cứu nhưng lời khuyên của người đứng đầu ngành tài chính cũng là "nghìn vàng" để "cứu" thị trường chứng khoán rồi.

- Có nguyên nhân về kinh tế khó khăn, về việc làm nghiêm "hai không" nhưng nguyên quan trọng ở đây là nội dung giáo dục, bao gồm chương trình và cách dạy. Tôi nói đùa với bạn bè: "Nếu bây giờ tôi còn đi học thì tôi cũng nghỉ học". Chủ tịch HĐQT Trường đại học tư thục Phan Châu Trinh - Nhà văn Nguyên Ngọc. Bài "Nếu còn đi học thì tôi đã nghỉ học" - Báo Pháp luật TP. HCM ngày 27/3/2008.

Trong khi nhà văn mới đang "nói đùa" thì sự thật đã có hàng trăm ngàn học sinh bỏ học.

- "Thực trạng bi đát" là cụm từ mà nhiều nhà nghiên cứu lịch sử nói về việc dạy và học môn này ở trường phổ thông. "Bàng hoàng", "kinh hoàng" là cách mà báo chí ba năm liên tiếp gần đây gọi tên cho chất lượng học môn Sử từ kết quả các bài thi ĐH. "Trớ trêu" là cảm giác của người xem một chương trình thi kiến thức trên truyền hình khi có SV trường ĐH Văn Lang không biết quốc hiệu của nước ta thời vua Hùng là gì... Bài "Học sinh nhớ 300 sự kiện lịch sử mỗi năm: Không tưởng!". VNN ngày 25/3/2008.

“Trớ trêu” - “Bi đát” - “Bàng hoàng”

Càng hiểu thực trạng lại càng... bi quan!

BHT

Dòng sự kiện: Phút nói thật

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm