Phát Diệm: Sự hòa trộn kiến trúc đông - tây

Sự pha trộn của lối kiến trúc Gothich truyền thống phương tây nhấn mạnh vào hình khối, với những kiến trúc đình, chùa và nghệ thuật điêu khắc tinh xảo của người Việt làm cho nhà thờ đá Phát Diệm - Ninh Bình trở thành biểu tượng giao lưu nền văn hóa Đông - Tây.

Phát Diệm: Sự hòa trộn kiến trúc đông - tây - 1
Phương đình áng ngữ trước nhà thờ lớn
 

 Nhà thờ Phát Diệm (còn gọi là nhà thờ đá Phát Diệm) là công trình xây dựng hoàn toàn bằng đá nhân tạo, được linh mục Phêrô Trần Lục (còn gọi là Cụ Sáu) thiết kế và điều hành thi công, khởi công năm 1875, đến năm 1898 thì hoàn thành. Quần thể nhà thờ Phát Diệm rộng khoảng 22ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, phía đông nam tỉnh Ninh Bình cách Hà Nội khoảng 120km về hướng nam.

 

Phát Diệm: Sự hòa trộn kiến trúc đông - tây - 2
Kiến trúc mái hình chiếc thuyền úp ngược tạo cho nhà thờ Phát Diệm nét đặc trưng riêng

 

Nhìn tổng thể nhà thờ đá Phát Diệm từ xa ít ai cho đây là một nhà thờ. Nếu như nhà thờ lớn Hà Nội, hay nhà thờ lớn TPHCM mang đậm nét lối kiến Gothic khô cứng vững trãi với đặc điểm nổi bật là mái vòm lên, thì nhà thờ phát diệm lại được kiến trúc đình chùa việt chuyển thể một cách mềm mại với mái nhà thờ hình chiếc thuyền úp ngược được lợp bằng ngói, đi đường đao cong vút ở góc mái( đây là biểu tượng cho văn hóa sông nước của người Việt xưa). Nhưng tính chất của một nhà thờ thiên chúa của Phát Diệm vẫn rất đặc trưng với hình ảnh các vị thánh và các thiên thần bên cạnh cây thánh giá ngự trên đỉnh của mái nhà thờ.

 

Phát Diệm: Sự hòa trộn kiến trúc đông - tây - 3
Tháp chuông mang nét Kiến trúc miếu, đền thường thấy trong kiến trúc viết

 

Phần nội thất bên trong nhà thờ Phát Diệm lối kiến trúc mái vòm trống trúc kiên cố vững chãi pha trộn với hệ thống kết cấu khung cột, kèo và xà mang của kiến trúc đình, chùa Bắc bộ Việt cũng tạo nên nét riêng biệt cho nhà thờ Phát Diệm với các nhà thờ khác. Nhìn vào kiến trúc thánh đường bên trong nhà thờ lớn thờ chúa Giêsu, có thể thấy trần nhà thờ được xây cao mở rộng, nhưng ở đây những cột mảnh bằng chất liệu bê tông quen thuộc của kiến trúc Gothich đã được thay bằng hệ thống cột, kèo và xà mang (6 hàng cột gỗ lim (48 cột) nguyên khối, hai hàng cột giữa cao 11m, chu vi 2,35m, mỗi cột nặng khoảng 10 tấn) không kém phần vững trãi. Không gian bên trong không thoáng đãng và rộng rãi so với những nhà thờ khác nhưng lại gần gủi đối với người việt.
 
Phát Diệm: Sự hòa trộn kiến trúc đông - tây - 4

Phát Diệm: Sự hòa trộn kiến trúc đông - tây - 5
Hệ thống kèo cột, xà mang thường trong thánh đường nhà thờ
 
Phát Diệm: Sự hòa trộn kiến trúc đông - tây - 6
Sự kết hợp hài hào giữa kiến trúc Gothich với kiến trúc đình, chùa của người Việt
 
Phát Diệm: Sự hòa trộn kiến trúc đông - tây - 7
Nghệ thuật điêu khắc tạo nên nét đẹp cho thánh đường thờ thánh Rôcô

 

Không được trang hoàng bằng tranh vẽ hay những bức big lớn nhà thờ đá Phát Diệm lại có vẻ đẹp khác đó là vẻ đẹp từ nghệ thuật điêu khắc Việt. Từ hình ảnh của các vị thánh, các vị thiên thần trên mái, trên tường Phương đình và  đến những hoại tiết trên tường cột kèo của nhà thờ thánh Rêcô đều được các nghệ nhân điêu khắc tinh xảo. Đặc biệt bên trong nhà thờ trái tim vô nhiễm nguyên tội Đức Mẹ (còn được gọi là nhà thờ đá vì tất cả mọi thứ ở nhà thờ này đều được làm bằng đá, từ nền, tường, cột) có nhiều bức phù điêu đẹp, đặc biệt là bức chạm tứ quý: tùng, mai, cúc, trúc, tượng trưng cho thời tiết và vẻ đẹp riêng của bốn mùa trong một năm.

 

Phát Diệm: Sự hòa trộn kiến trúc đông - tây - 8
Cột kèo của nhà thờ đá cũng được trạm khắc tinh xảo

 

Phát Diệm: Sự hòa trộn kiến trúc đông - tây - 9

Những bức phù điêu tạo cho nhà thờ lớn một nét đẹp riêng so với những nhà thờ khác

 

Người Việt từ xưa tới nay khi dựng nhà hay bất cứ một công trình nào đều tính đến yếu tố phong thuỷ. Nhìn vào Tổng thể nhà thờ Phát Diệm có thể nói đây nhà thờ thiên chúa mang đậm nét nhất quan niệm quan niệm phong thủy của người Việt. Áng ngữ trước nhà thờ là một hồ lớn khoảng 400 m2, năm giữa ồ là một hòn non nhỏ khoảng rộng 40 m2 trên đó đặt tượng chúa Giêsu. Quần thể giáo đường bên trong được bố trí hợp lý với vị trí trung tâm là nhà thờ lớn thờ chúa Giêsu, hai bên là các nhà thờ thờ các Thánh Rôcô, Phêrô, phía sau nhà thờ thờ lớn có xây dựng 3 hang đá nhân tạo (hang Lộ Đức, hang Lọ Len, Núi Sọ).

 

Phát Diệm: Sự hòa trộn kiến trúc đông - tây - 10
Hồ lớn tạo cho Phát diệm là quần thể có nét phong thủy hai hòa
 
Phát Diệm: Sự hòa trộn kiến trúc đông - tây - 11
Hang đá núi sọ người

 

Tồn tại hơn 100 năm, những lớp đá rêu phong làm nhà thờ Phát Diệm nay càng cổ kính và trang nghiêm.

 

Quần thể nhà thờ đá Phát Diệm gồm 12 hạng mục chính, trong đó có 1 nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ (gồm nhà thờ thánh Rôcô, nhà thờ trái tim Chúa Giêsu, nhà thờ thánh Phêrô, nhà thờ thánh Giuse và có một nhà thờ được xây dựng bằng đá tự nhiên, được gọi là nhà thờ đá), 1 phương đình (nhà chuông), 3 hang đá nhân tạo (hang Lộ Đức, hang Lọ Len, Núi Sọ), 1 ao lớn nơi đặt tượng Chúa Giêsu và nhà hát Nam thanh.


Lê Ngọc 
 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm