Phản hồi bài viết: Vì sao học sinh ngày càng lười phát biểu

(Dân trí) - Qua ý kiến bạn đọc cho thấy khâu nào cũng có vấn đề: Quản lý, giáo trình, giáo viên, học sinh, gia đình… Chúng tôi xin giới thiệu một số ý kiến tiêu biểu để bạn đọc tiếp tục thảo luận.

Xuất phát điểm từ một học sinh, đúng là hiện nay việc học sinh “lười” phát biểu có lỗi không nhỏ từ phía giáo trình và giáo viên.

Tối lấy ví dụ bài học về lịch sử cách mạng tháng 8 - chiến dịch mùa thu giải phóng biên giới Đông Bắc. Câu hỏi đặt ra là ý nghĩa lịch sử của việc giành chiến thắng chiến dịch này.

Câu trả lời là việc giải phóng biên giới Đông Bắc đã khai thông đường biên giới, từ đó bước đầu giành thế chủ động trên chiến trường.

Tôi có hỏi là tại sao việc khai thông đường biên giới lại tạo nên thế chủ động trên chiến trường thì con tôi không trả lời được. Đương nhiên con tôi không trả lời được vì cô giáo không có dậy.

Một ví dụ khác, câu hỏi đặt ra là tại sao nói: sau cách mạng tháng 8 thành công, chính quyền nước ta ở vào thế “Nghìn cân treo trên sợi tóc”.

Câu trả lời là: Lúc đó có nhiều đế quốc và thế lực phản động chống phá (thêm cả giặc đói, giặc dốt).

Tôi hỏi cụ thể là đế quốc nào, thế lực phản động nào cháu cũng không trả lời được vì sách chỉ nói thế thôi.

Từ những ví dụ trên cho thấy, sách giáo khoa rất “cưỡi ngựa xem hoa” và giáo viên cũng phải “phi nước đại” để kịp “xem hoa” nên cũng không còn thời gian “tạm dừng” để chỉ rõ cho học sinh hiểu bản chất vấn đề.

Ngoài ra chưa tính đến việc, hôm trước có tới ¾ số học sinh trong lớp đã đi học thêm ở nhà thầy cô rồi nên hôm sau đi học lấy lệ. Vậy thì còn ai để phát biểu nữa.

Ý kiến bạn đọc xung quanh vấn đề này

gia khang

(1/5/2011 9:17:00 AM)

trangiakhang@gmail.com

Theo tôi việc học sinh lười phát biểu cũng do nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố: Tôi nghĩ nguyên nhân chính nhất "Nhà dột từ nóc" từ những người đứng đầu về giáo dục. cụ thể như:

Giáo viên không được có số lượng học đạt điểm thấp, nếu học sinh đạt điểm thấp vượt con số qui định sẽ bị kỹ luật và sẽ bị khống chế bật lương không tăng đúng thời gian...

Hiện tại lương giao viên quá thấp không đủ sống (DV: 1 giao viên có biên chế 8 năm có mức lương 2 triệu/tháng nhưng gửi con ở trường mầm non 1,5 triệu vậy con 500.000 đ còn là cơm cháo bánh sửa... ở đâu ra?) vì vậy giáo viên cần phải tránh bị kỹ luật, do đó dù học sinh không học cuối năm cũng tìm cách cho lên lớp nên học sinh không sợ , không ý thức được việc học của mình nên đến lớp chỉ để nói chuyện, chơi điện thoại... không cần học gì cả, giáo viên không thể nói được gì vì học sinh không sợ giáo viên, nếu giáo viên kỹ luật thì nhà trường bỏ qua (nhà trường xóa mù chữ, còn phải năng nĩ học sinh đi học) theo tôi giáo viên chỉ cố làm cho xong việc để lĩnh lương chứ không vui sướng gì.

Tôi không phải là trong ngành nhưng tôi nghĩ ngành Giáo Dục cần có phương án gì cho kín kẽ hơn

giải pháp hữu hiệu!

(1/5/2011 9:11:00 AM)

cobetinhnghich212@yahoo.com

Tôi xin đưa ra một giải pháp: Tôi hiện đang đi làm, có một thời tôi đã mơ ước làm giáo viên nhưng điều đó chưa thực hiện được. Tôi đã trải qua thời học sinh và 4 năm trên giảng đường đại học. Tôi thấy phương pháp dạy và học của VN chưa được thuyết phục. Nếu giáo viên tạo ra sự hưng phấn, sự sôi nổi trong lớp học, giảng bài nêu cao tình tiết ví dụ thực tế và hài hước trọng bài giảng thì cá nhân học sinh sẽ rất thích học. Ngoài ra, ko cần phải dơ tay phát biểu mà nên chỉ định người trả lời câu hỏi của mình, Có thể hỏi câu hỏi mở, cố gắng dành thời gian giảng dạy những gì vận dụng ngoài sách vở. Sách bắt các học sinh nghiên cứu và tự đọc ở nhà cả bài cũ và bài mới, sau đó sẽ tiến hành kiểm tra cả lớp. Mỗi người chỉ một câu hỏi nhỏ và liên quan tới bài học trước và sau trong cả tiết học đó, chứ ko phải dành 10 phút đầu giờ để kiểm tra bài học sinh, ngoài ra có thể dành ra 1 tiết học để làm tham luận, trao đổi về các vấn đề trong sách giáo khoa. Nếu vậy cần có giáo viên tâm huýet với nghề, soạn những giáo án có tính thuyết phục cao. Nếu có thể thực hiện được như vậy thì giáo dục VN sẽ rất thành công.

Bich Ngoc

(1/5/2011 9:09:00 AM)

netmai558@yahoo.com

Vì sao học sinh ngại phát biểu? Mọi người đã nói đến nhiều nguyên nhân, song còn một nguyên nhân nữa. Đó là do các thầy cô giáo không thích nghe những ý kiến ngược chiều, không thích lớp ồn. Những em học sôi nổi thường thích trao đổi, thậm chí tranh luận với bạn bè, có khi ngay cả trong giờ học. Thầy cô không thích như thế. Thầy cô cũng chả hơi đâu mà bỏ công sức tìm tòi, đầu tư suy nghĩ để đặt ra những câu hỏi hay, có sức lôi cuốn và gợi mở. Thầy cô chỉ thích chọn phương pháp an toàn là đọc – chép. Thế thì làm sao học sinh phát biểu được !?

phụ huynh hs lop 12

(1/5/2011 9:06:00 AM)

Linhhd93@gmail.com

Con trai lớn của tôi đang học lớp 12. Tôi thường động viên cháu phải hăng hái phát biểu xây dựng bài, nhưng có lẽ con tôi cũng hơi nhút nhát (điều này chính cháu cũng đã thừa nhận như vậy). Nhưng bên cạnh đó, tôi thấy hiện nay có rấ nhiều vở bài tập đủ các loại từ toán, lý , hóa đến sử, địa cũng có vở bài tập in sẵn nên các cháu chỉ việc điền một vài từ còn thiếu vào chỗ trống.

bemap

(1/5/2011 9:05:00 AM)

quachanhchua1586@gmail.com

Mình nhất trí với ý kiến của bạn Nguyễn Nam, Để có sự sôi nổi trong giờ học đó là giáo viên và học sinh cùng hỏi, cùng trả lời, không cứ cái kiểu giáo viên nói ngoác cả miệng, khô cả cổ họng mà học sinh thì ngồi im hoặc nói theo giáo viên thì quá nhàm chán và thiếu chất lượng, Hãy chấm điểm cho những học sinh chăm chỉ phát biểu, và cùng thi đua .

Lê Thị Dung

(1/5/2011 9:04:00 AM)

ledung070783@yahoo.com.vn

Đọc xong bài báo này tôi xin góp một số ý kiến sau:

Thứ nhất: Khi giảng bài các thầy cô nên tạo một không khí sôi động vừa giảng bài học vừa vận dụng vào thực tế thì các em mới dễ hiểu và nắm bắt nhanh được.

Thứ hai là các thầy cô khi đặt ra câu hỏi nếu là câu hỏi dễ thì gọi những em học yếu trả lời. Còn những câu hỏi khó thì cho những em học khá giỏi trả lời. Khi gọi như vậy thì các em đó mới chịu suy nghĩ bài học để trả lời những câu hỏi bất ngờ mà thầy cô đưa ra. Tôi tin rằng các thầy cô cứ gọi nhiều lần như vậy thì các em sẽ phá vỡ tất cả những dào cản về bản thân, tâm lý...

khanh hoa

(1/5/2011 8:41:00 AM)

ls-mỉnhti1@yahô.com

tôi đã từng phát biểu rất hăng trong lớp hồi học cấp 2-3 và tôi từng thắc mắc rất nhiều đối với những bài giảng của giáo viên, cuối cùng tôi bị liệt vào loại học sinh cứng đầu, có thể lúc đó cách phát biểu của tôi hơi thẳng thắng.theo nhận xét của tôi có một số thầy cô giáo rất ngại những học sinh ưa thắc mắc vì có thể làm cháy giáo án hoặc ra khỏi phần kiến thức giáo viên đã chuẩn bị . Việc này cũng khiến HS bị chán việc phát biểu.

nguyen hoang manh

(1/5/2011 8:34:00 AM)

hoang.manh24@gamil.com

em là học sinh cấp 3 nhưng ko phải ban nào cũng ko có kiến thức mà vì thiếu tự tin ( trường hợp 2 như bài viết ) . 1 phần cũng do cách truyền đạt ko tốt ko hay ko thú vị khiến hs có hứng thú khi học . vì vậy nên cũng phải xem lại

khailan

(1/5/2011 8:29:00 AM)

khailan_ngohoang@yahoo.com

Bài viết rất hay, nhưng tôi có kiến thế này: "Giáo trình PTTH và Giáo trình ĐH, thực tế quá khác xa nhau, những cái hoc trên ghế nhà trường với những gì các em HSSV và các giáo viên thấy ngoài đời. -> "học" # "hành" -> học để làm gì ?????"

Nguyễn Bá Anh

(1/5/2011 7:52:00 AM)

tientinktutoi@yahoo.com

Theo em thì rất đơn giản thôi học sinh thì tiêu cực vì một bộ phận khá đông các thầy cô giáo có thái độ giảng dạy không tốt , tất nhiên vẫn còn rất nhiều thầy cô giáo rất nhiệt huyết với học sinh , có 1 bộ phận các thầy cô giáo còn nói thẳng với học sinh là : tôi chỉ cần dạy hết giờ hết tháng hưởng luơng thế là xong =))

Nói chung là : cả giáo viên và học sinh thôi chứ đừng trách cứ riêng gì về học sinh , trong thời THPT nhiều lần cô giáo gọi em lên trả lời mặc dù biết nhưng em vẫn không nói lý do vì sao rất đơn giản vì em không có thiện cảm với cô giáo và đơn giản ngược lại có thể nói cô giáo " trù " em =)

Em nhớ hồi học THPT có thầy là thầy Duơng trong suốt thời học cấp 3 kể cả khi em đã đi học đại học em vẫn không bao giờ quên được thầy , 1 người thầy rất giỏi và xuất sắc cả về học vẫn lẫn đạo đức thầy có những câu nói thấm rất sâu và dạy dỗ chúng em rất đúng mực , em ko được thầy giảng dạy chính ở trên lớp nhưng may mắn được học trong lớp chọn thầy ôn thi đại học cho , trong mỗi giờ ra chơi học căng thẳng thầy kể 1 câu chuyện cười làm cả lớp cười xả hết stress rất thoải mái .... , thầy còn tổ chức những đợt kiểm tra ai đạt điểm cao nhất sẽ được phần quà là 1 cuốn sách do thầy tặng , hoặc ai đỗ đại học với số điểm cao nhất thầy thưởng 500 k rất thú vị fai không nào qua đây gửi lời chúc sức khỏe đén thầy và gia đinh :x chúc thầy có nhiều học sinh ngoan và giỏi và các học sinh cưng của thầy đều đỗ đại học ^^ Thầy Duơng THPT BA VÌ

Mai Hoạt

(1/5/2011 7:42:00 AM)

hoatmv@vietinbank.vn

Ngày xưa tôi đi học và rất hay phát biểu. Nhiều khi không được cô gọi nên tôi đã nghĩ ra cách để gây chú ý của cô đó là: Tôi giơ tay và lấy cùi tay thcụ mạnh xuống bàn gây tiếng động và dĩ nhiên cô thấy tiếng động sẽ chú ý. Biết tôi có làm ồn nhưng vì tinh thần hăng hái nên được bỏ qua.Bây giờ có hiện tượng đó theo tôi có trách nhiệm của các thầy, cô. Tại sao tôi nói vậy? bởi hiện nay tôi cũng vừa đi học xong (2002). Có thầy tạo ra cuộc đàm thoại tranh luận rất say sưa và tôi luôn là người thuộc típ "cứng đầu cứng cổ"Tôi luôn tranh luận kể cả với giảng viên nước ngoài.Vậy, có thể thấy một điều:1. Kỹ năng sư phạm của một bộ phận các thày, cô còn kém;2. Sự quá tải của chương trình đã biến các em thành thụ động.Hãy xem lại và cải tiến đi thôi.

lương ngọc lân

(1/5/2011 7:29:00 AM)

luonglan2005@yahô.com.vn

Học sinh ngày nay ngại phát biểu xây dựng bài đó là hệ quả của công cuộc đổi mới giáo dục mang nặng lý thuyết thiếu tính thực tiển, do vậy học sinh chủ yếu dành thời gian để học thêm, còn giáo viên thì cố gắng dạy thêm để có thêm thu nhập, do vầy thiết nghỉ chúng ta nên đổi mới ở một số môn học mang nặng lý thuyết như lịch sử địa lý... nhất là chung trình phụ như an toàn giao thông chúng ta nên xây dựng những khu du lịch sinh thái cho các em có thể vừa học tập vừa đi thực tiễn tôi nghĩ sẽ giúp học sinh tự tin hơn giảm tải cho các em một số bài mà khi các em lớn ắt sẽ hiểu có như vậy học tập của các em sẽ nhẹ nhàng, và hứng thú hơn , còn các thầy cô cần được tăng lương để yên tâm ổn định cuộc sống hết lòng vì học sinh

NTD

(1/5/2011 3:09:00 AM)

yoghurt_1990@yahoo.com.vn

Theo tôi thì một phần cũng là do các thầy cô hỏi các câu hỏi thường là có trong sách giao khoa rồi nên học sinh chán không muốn trả lời còn không thì hỏi khó quá không biết trả lới như thế nào cả. Hơn nữa cũng tùy từng môn học, tùy từng cách mà các thầy cô tạo không khí cho buổi học. Ví dụ như trong tiết chữa bài tập toán chẳng hạn, thường thì học sinh hăng hái hơn là khi học lý thuyết vì bài tập thầy cô chọn lọc từ nhiều sách hay còn lý thuyết thì trong sách giáo khoa có rồi, có thể tự đọc ở nhà. Bên cạnh đó nhất là môn sử, địa, công dân thì thường thường thầy cô chỉ lấy trong sách ra thì học sinh lười dơ tay phát biểu thôi vì nếu có dơ tay phát biểu thì cũng chỉ là đọc vẹt, không phải suy nghĩ nên các em cảm thấy không được thể hiện mình nên ngại phát biểu thôi, chứ nếu bị gọi thì các em có thể trả lời ngon lành. Bên cạnh đó là sự ỷ nại của học sinh nữa, các em nghĩ rằng mình không trả lời thì có bạn khác trả lời rồi, và nếu không có ai trả lời thì đằng nào thầy cô cũng giải đáp thôi.

yoghurt_1990@yahoo.com

(1/5/2011 3:06:00 AM)

yoghurt_1990@yahoo.com

Theo tôi thì một phần cũng là do các thầy cô hỏi các câu hỏi thường là có trong sách giao khoa rồi nên học sinh chán không muốn trả lời còn không thì hỏi khó quá không biết trả lới như thế nào cả. Hơn nữa cũng tùy từng môn học, tùy từng cách mà các thầy cô tạo không khí cho buổi học. Ví dụ như trong tiết chữa bài tập toán chẳng hạn, thường thì học sinh hăng hái hơn là khi học lý thuyết vì bài tập thầy cô chọn lọc từ nhiều sách hay còn lý thuyết thì trong sách giáo khoa có rồi, có thể tự đọc ở nhà. Bên cạnh đó nhất là môn sử, địa, công dân thì thường thường thầy cô chỉ lấy trong sách ra thì học sinh lười dơ tay phát biểu thôi vì nếu có dơ tay phát biểu thì cũng chỉ là đọc vẹt, không phải suy nghĩ nên các em cảm thấy không được thể hiện mình. Bên cạnh đó là sự ỷ nại của học sinh nữa, các em nghĩ rằng mình không trả lời thì có bạn khác trả lời rồi, và nếu không có ai trả lời thì đằng nào thầy cô cũng giải đáp thôi.

đôhuyentrinh

(1/5/2011 1:40:00 AM)

huyentrinh61@gmail.com

Tôi muốn có ý kiến dài, nhưng tôi đang mệt quá vì thực trạng của Giáo Dục ngày nay ( Thầy - Trò quá Bình Đẳng _ Tất nhiên không phải thầy có quyền làm saivới trò ,nhưng cứ áp dụng mãi cách đánh giá trò như bây giờ_ phải có ..... % HS khá, Giỏi thì mới đạt trường Tiên Tiến....Làm sao gọi là CHỐNG THÀNH TÍCH CƠ Ạ ??? HS sẽ không được đánh giá đúng _ Dốt vẫn lên lớp, Hư cũng lên lớp , trừ 1 số em QUÁ LÁO mới lưu ban .

Vậy càng len lớp cao HS càng dốt là đương nhiên,HS so bì : bạn ấy năm trước DỐT THẾ,HƯ VẬY vẫn lên lớp,em cần gì học,cần gì ngoan cũng sẽ lên lớp - CÁC EM CHƯA XÁC ĐỊNH ĐƯỢC ĐỌNG CƠ HỌC CHO MÌNH MÀ HỌC VÌ BÓ MẸ BẮT PHẢI DI HỌC, ÍT EM HAM HỌC....AI ĐỦ NĂNG LỰC DẠY HỌC SINH KIẾN THỨC LỚP DƯỚI HỔNG BỊ LÊN LỚP MÀ THÀNH HỌC SINH KHÁ GIỎI THÌ MỚI LÀ GIÁO VIEN ĐẶC BIỆT ......ÔI ! MỆT QUÁ CHO 1 SỐ VIỆC GIÁO DỤC ĐANG LÀM ! ! ! ! ! CHÀO BẠN ĐỌC NHÉ !

nguyễn thị thế

(1/5/2011 1:30:00 AM)

thênguynthi60@yahoo.com.vn

tôi là thế hệ học sinh đầu tiên học chương trình sách cải cách (từ lớp 6) , có những điều đơn giản cô thầy hởi hs chỉ cần đọc lại trong sách là xong chính điều đó làm mất đi tính học hỏi và say mê từ chúng tôi.một thức tế nữa là tình trạng chạy tiết ,khối lượng kiến thức quá nhiều mà thời gian có hạn nên hs luôn nàm trong tình trạng "mắt nhìn .tai nghe và tay chép" chính điều đó tạo nên thói quen thụ động cho hsđiều thứ 3 đó là sự nhàm chán trong mỗi tiết dạy khiến hs không còn hứng thú.và 1 thưc tế nữa là càng học lên cao mức độ quan tâm của giáo viên đối với hs cang kém hơn...chính điều đó không tạo được niềm tin của hshs luôn sợ bạn bè "cách ly" vì mình chơi trội trong lớp học nên cũng ngại phát biểu vì cái đó ai chả biết cần nhắc lại làm gìthực tế như bản thân tôi ,giờ đây đã là sv năm 2 thì phát biểu trong lớp càng không có....mỗi giờ lên lớp chỉ biết nghe chép rồi về.sự thụ động đó đã ăn sau vào tiềm thức của thế hệ trẻ việt nam

kedoibom

(1/5/2011 12:38:00 AM)

hht_12C2@yahoo.com.vn

Tôi đang là học sinh tôi thấy tình hình tuổi trẻ VN buồn quá. Nước chúng ta còn nghèo ( mà nghèo là hèn, không còn biện minh gì cả ) mà chúng ta học đòi quá, cứ tưởng vậy là 'sành' nhưng các bạn ơi người ngoài nhìn chúng ta họ coi thường đấy. Coi lại mình đi các bạn.

Dĩ Vãng

(1/5/2011 12:21:00 AM)

Traithanhhoa@gmail.com

Tôi đã từng là học sinh: Khi tôi học những năm cấp 2, khi thầy cô giáo đưa ra câu hỏi thảo luận thì chỉ có một số bạn trả lời, ngày nào cũng thế môn học nào cũng vậy. Khi tôi muốn đứng lên trả lời, phát biểu ý kiến thì nhận được những ánh mắt từ bạn bè, những câu nói như: "Thằng này nay thích thể hiện"... qua những câu nói đó thì làm sao có thể có ý kiến tiếp được.Theo tôi, ngoài nguyên nhân do bạn bè ra thì các giáo viên chưa tạo ra sự cuốn hút trong giờ giảng dạy, bài giảng chưa thu hút được học sinh. Nhiều thầy cô lên lớp với tâm lý cho hết giờ là hết trách nhiệm, vì vậy chỉ dạy theo kiểu ĐỌC _ CHÉP.Cho đến bây giờ, chúng tôi là những sinh viên năm cuối thì nhiều thành viên vẫn lên lớp với tinh thần ĐIỂM DANH để lấy điểm chuyên cần.

mai thanh

(1/5/2011 12:20:00 AM)

mai_bom2002@yahpp.com

Mình là Mai Thanh. Mình hiện nay là sinh viên rồi nhưng những kỷ niệm thời học sinh vẫn không quên được. Mình nhớ lúc trước, không phải lớp mình không biết phát biểu mà đa phần là mình quá lười, hay là ngại, xấu hổ... Cứ vô hình chung là vậy. Mình nhớ nhiều lần cái cảm giác mình sẽ làm được tất cả khi phát biểu đúng và khi sai thì trầm ngâm cả tuần lễ. Tác động không ít tới tinh thần. Các bạn đổ lỗi cho hoàn cảnh mình thì nghĩ vẫn do bản thân mình hơn. Nếu mình có làm thì có gan đứng ra nhận.

aby

(1/4/2011 11:23:00 PM)

aby.ussh@gmail.com

Câu hỏi mà tác giả bài viết đưa ra rất có ý nghĩa nghiên cứu. Theo cá nhân tôi tác giả có thể phát triển thành một đề tài nghiên cứu khoa học được.Vì sao học sinh ngày càng lười phát biểu? Từ "lười" rất đúng. Không chỉ với học sinh phổ thông, mà cả ở trường Đại học cũng vậy.

Tôi từng là một sinh viên trường ĐH KHXH&NV Hà Nội, một trường đại học mà nhiều người nghĩ rằng sinh viên rất năng động. Với hình thức đào tạo tín chỉ khá mới mẻ. Vậy mà, trong giờ học, sinh viên cũng rất ít phát biểu. Nói đúng hơn là "lười".

Hầu như giờ học nào số người phát biểu cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, và cũng chỉ rơi vào một số ít sinh viên mà thôi. Tôi đã từng hỏi khá nhiều bạn khác và nhận được câu trả lời là "cái đó tớ cũng biết nhưng không nói"Thật là phải không? nếu nói là không biết thì không phát biểu là bình thường, nhưng biết mà không phát biểu mới là lạ! Nhiều học sinh, sinh viên có những ý kiến rất hay, nhưng vì 1 vài lý do mà họ giữ lại cho mình mà không đưa ra thảo luận. Như vậy, thật là đáng tiếc.Nếu như đem thống kê thì số lượng ý kiến hay cho 1 giờ học bị lãng phí là bao nhiêu? chắc chắn con số đó sẽ làm cho mọi người ngạc nhiên....

Huyền Trang

(1/4/2011 10:48:00 PM)

trangvn93.no1@gmail.com

Em đang là học sinh lớp 12 . Bản thân em từ nhỏ vốn là 1 hs rất chăm phát biểu trong giờ , em cảm thấy học như thế mới có sự vận động , tiết học mới thật sự thoải mái . Nhưng từ khi học lớp 10 , em đã ít phát biểu hơn rất nhiều . Nguyên nhân ko phải vì em ko chuẩn bị bài hay thiếu tự tin , mà em cảm thấy các thầy cô cấp 3 dường như ko hề mặn mà vs việc học sinh có muốn phát biểu hay ko .Nhiều lần em giơ tay lên trả bài cũ , thầy cô ko 1 lần nhìn xuống lớp , mà chỉ chăm chăm gọi theo sổ điểm , có giơ tay xung phong hay ko cũng giống nhau cả . Thực sự , điều này làm em lúc mới học lớp 10 cảm thấy rất ức chế , nhưng lâu ngày thành quen , thành nản ...Em thấy bài giảng của các thầy cô , đa phần mang tính máy móc , cứ rập khuân theo SGK . Nhất là giờ sử , địa , trong khi chúng em tha thiết mong đc tìm hiểu tường tận hơn về đất nước mình , thì bài giảng cũng chỉ dừng lại ở những lí thuyết khô khan , địa thì nghèo nàn , sử thì lê thê .... Điều đặc biệt , em cũng như đa số bạn học sinh khác đều cảm nhận thấy , dường như trong trường học , tiếng nói của chúng em ko đc đánh giá cao . Mỗi khi ra một nội quy mới , phương pháp học mới , chúng em ko đc phép ý kiến , góp ý . Chỉ cần thầy cô thích là chúng em phải làm theo, dù có nhiều nội quy ra thật tréo ngoe ! Thử hỏi như thế thì còn gọi là " Trường học thân thiện - Học sinh tích cực " ko ?

K phải bao giờ cũng là lỗi của GV

(1/4/2011 10:46:00 PM)

thuylisa@gmail.com

Mình là gv dạy đại học lâu năm. Cùng 1 phương pháp giảng dạy rất sôi nổi và khích lệ sinh viên, có nhiều lớp rất hưởng ứng và nhiệt tình tham gia các hoạt động trước lớp, nhưng có 1 số lớp lại thụ động, ù lì. (Tất nhiên trong những lớp này cũng có 1 vài e sôi nổi nhưng "một cây làm chẳng nên non", lâu dần các e cũng mất hứng). Cho nên phải thừa nhận rằng trên ghế nhà trường, có 1 bộ phận hs-sv hoặc quá lãnh cảm với việc học và thầy cô hoặc quá lười biếng, chứ k hẳn là thiếu tự tin. Vì thế k hẳn là lỗi của GV hay nền giáo dục. Ngay cả các nền giáo dục phát triển cũng có kiểu hs như thế này.

Bùi Văn Lộc

(1/4/2011 10:44:00 PM)

johnny.bui198x@yahoo.com

Học Sinh Và Giáo Viên khá Là xaNhiều giáo viên luôn tự nhụ mình là nghiêm khắc với học sinh nên học sinh với giáo viên ko thể xích lại gần nhau dcđề nghĩ thầy cô giáo nên quan tâm đến học sinh nhiều hơnnền giáo dục việt nam 1 ngày 1 đi xuống ko pải 100% là do hs học yếu, nhác làm bài tậpmà còn thiếu sự quan tâm động viên của thầy cô giáo nữaThầy cô càng ngày càng tồiđạo đức đi xuống nhiều

hoc sinh

(1/4/2011 9:47:00 PM)

nickname1191@gmail.com

Chuyện khuyến khích phát biểu bằng cách cộng điểm theo tôi là một trò nhảm nhí. Theo tôi, cách làm hay nhất là thảo luận và tranh luận giữa các nhóm, còn cách đọc sách rồi phát biểu chẳng thúc đẩy được gì mấy trong lớp học.

yoko

(1/4/2011 9:46:00 PM)

yokotran@yahoo.com

Mình cũng rất đồng tình với ý kiến trên. Thậm chí không chỉ có học sinh cấp 3 mà thậm chí là học sinh cấp 1,2 hiện nay cũng rất " ngại " phát biểu.Phần lớn những học sinh hăng hái phát biểu là học sinh khá giỏi.Còn lại thì hầu như không.Song nhìn chung lại thì không thể đổ lỗi tất cả cho học sinh.

Mình cũng từng là học sinh,cũng từng trải qua nhiều tiết học trên ghế nhà trường.Mình nhận thấy thực trạng các tiết học ở nước mình cụ thể là trường C3 mình trước đây thì trong lớp học,giáo viên luôn mang một khoảng cách rất lớn với học sinh,những câu hỏi đặt ra luôn mang tính chất áp đặt và dập khuôn theo giáo án hay SGK vì thế mà chưa gây được sự hứng thú.Đồng thời cũng phải nói đến một số cá nhân trong lớp có xu hướng phá hỏng tiết học.

Nhớ lại trước đây lớp mình có một cô giáo mới ra trường vào dạy tiếng anh.Ban đầu,cô rất nhiệt tình,hứng khởi khi dạy.Cô bày ra hàng loạt trò chơi để kích thích tính ham học hỏi của lờp nhưng chỉ có một nửa lớp là hào hứng tham gia trò chơi,còn lại thì không.Dần dần về sau các trò chơi cũng hết tác dụng khi một số các thành viên trong lớp tỏ ra nhàm chán và không quan tâm.Cô giáo mình cũng không còn hứng thú dạy khi lên lớp.

Từ đó trở đi,mỗi tiết học tiếng anh của lớp lại diễn ra "bình thường" như những tiết học khác.Cô giảng,trò ghi.Không có giao lưu,không có trò chơi.Khoảng cách vì thế mà ngày càng xa.Sức trẻ và lòng nhiệt huyết của cô giáo mới ra trường cũng hết dần luôn.

Vậy nên để có hướng giải quyết tốt nhất cho vấn đề này,theo mình thì cần có sự nỗ lực của cả giáo viên và học sinh,mỗi bên cùng cố gắng 1 chút thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn!!Hi vọng nhà trường sẽ luôn là nơi thân thiện,Nơi lĩnh hội tri thức tôt nhất cho học sinh!

Lương Xuân Diệu

(1/4/2011 9:38:00 PM)

luongdieu77@gmail.com

Ai Ai Ai cũng biết giáo dục phải là sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Xong nếu chúng ta hãy để ý một chút thì thấy rằng chỉ có nhà trường là đứng ra làm việc này. "Trăm sự nhờ thầy, trăm sự cũng tại thầy". Thật khổ cho các Thầy cô quá !!!!!!!!!

Phạm Võ Hồng Nhật

(1/4/2011 9:12:00 PM)

hongnhatcttpcl@gmail.com

Tại sao lại phải đầu tư vào bài soạn để đi phát biểu. Vào lớp có những đứa nó chép sách giải rồi vào trả lời. Còn mình đưa ý kiến riêng vào lại bị bảo là trả lời lan man, ko chính xác. Thử hỏi như vậy thì còn gì là phát biểu ??? Toàn là chép rồi đọc thôi.

Nguyễn Trung

(1/4/2011 8:57:00 PM)

Trungnguyên2009@gmail.com

Tôi là Giáo viên và cũng nhận thấy học sinh ngày càng ít phát biểu. Than thở với đồng ngiệp thì GVCN của lớp đó lại bảo "Chị dậy chúng nó như thế, thời buổi này, biết cũng không được nói, thế mới đau

hung

(1/4/2011 8:54:00 PM)

vanhung11296@gmail.com

Tôi nhận thấy bây giờ học sinh đi học chỉ chủ tâm vào việc làm sao đến trường có xe đẹp, điện thoại đẹp quần áo hàng hiệu, chứ ko quan tâm đến việc học.

Bùi Cảnh Vin

(1/4/2011 8:37:00 PM)

Buicanhvin@gmail.com

Lười phát biểu, đây là một hiện tượng thường gặp trong các lớp học hiện nay. Lý do thì mọi người đã nói nhiều rồi, tôi chỉ xin góp ý của một người mới rời khỏi mái trường cấp 3:

Thứ nhất theo tôi là do chương trình giáo dục chưa phù hợp, viết lan man rồi lại giảm tải, viết theo kiểu đào tạo siêu nhân giỏi toàn diện rồi lại cắt xén chương trình. Cấp 1 học sử, địa như thế, cấp 2 cấp 3 lại nhai lại! Học sinh cấp 3 do ôn luyện thi đại học, và vì ôn thi nên cắt xén các môn ko quá quan trọng, như vậy thì lười phát biểu cũng là dễ hiểu!

Một lý do khác: Có nhiều học sinh biết mười mươi nhưng ko muốn hay ko thích phát biểu, đơn giản là vì hôm nao họ cũng phát biểu thì cũng nhàm. Học sinh cũng muốn trả lời những câu hỏi hóc búa lắm chứ, như giải một bài toán ko ai khác làm được ... nhưng lại khó thích phát biểu những điều ai cũng biết.

Lỗi 1 phần cũng do bây giờ 1 lớp đông quá, việc quản lý học sinh cũng khó khăn hơn, giáo trình cũng dài, thầy cô giáo cũng mất dần nhiệt huyết, học sinh luôn thiếu thời gian...... Việc lười phát biểu hay ko suy cho cùng cũng ko bằng việc học sinh hiểu được đến đâu và thể hiện như thế nào trong các kỳ thi! Các bạn có thể lười phát biểu, nhưng hãy thành công trong các kỳ thi! Tôi chúc các bạn như vậy!

Nguyễn Văn Tinh

(1/4/2011 8:35:00 PM)

Thcsgiâon1@gmail.com

do hoc sinh quá lười học, khả năng tự học và tự nghiên cứu bài ở nhà không có, số lượng học sinh trong một lớp quá đông và chúng ta đang phải thực hiện phổ cập giáo dục THCS, giáo viên chưa dùng hết tâm huyết vào nghề nghiệp vì chính nghề của họ chưa nuôi sống được họ!

Hoàng Hưng

(1/4/2011 8:20:00 PM)

chatchovui1995@yahoo.com

Em là một hs THPT . Chính là hs ngồi trong lớp học thời nay thì mấy bác mới hiểu được , từ hồi mẫu giáo mẹ em đã khuyến khích em phát biểu rất nhiều rồi từ đó đến hết cấp 2 em luôn được sự quí mến của gv và bạn bè vì phát biểu tich cực trong giờ học .

Thế rồi lên cấp 3 , 1 không gian im lặng đáng sợ bao trùm lên lớp học . Như mọi năm trước , em phát biểu hăng say , đúng có mà sai cũng có nhưng em ko quan trọng lắm việc đó vì qua đó em cảm thấy tự tin hơn , nhớ bài hơn . Nhưng rồi đùng một cái , em đã có 1 " lực lượng " Anti-fan tẩy chay em vì cho rằng em là một người thích CHƠI NỔI , nịnh hót GV .

Thử hỏi trong hoàn cảnh đó , mấy bác sẽ như thế nào ? Hụt hẫng , stress và tưởng chừng đã thôi ko còn phát biểu nữa - đó là cảm nhận của em . Nhưng rồi em vẫn thế , ko quan tâm đến họ , vì bởi lẽ em đã nhận ra rằng nếu họ cứ mãi sống thế thì ko thể nào sống tốt được trong xã hội này . Và rồi hk 1 vừa khép lại , em đã đạt được những kết quả ngoài cả sự mong muốn , còn họ thì nhận những cành cây héo úa mà họ đã gieo nên ! Các MEMs cấp 3 hãy cố lên nhé , phá tan sự lạc hậu và tiến tới cái tiến bộ hơn TEEN nhé !

Bùi Thịnh MInh

(1/4/2011 7:59:00 PM)

Thinhminhhb@gmail.com

Các bài viết và bình luận của mọi người đều khá rõ cho câu hỏi tại sao học sinh lại lười phát biểu! Bản thân tôi tự kiểm nghiệm mình tôi cũng mắc phải thực trạng đó. Căn bệnh thiếu tự tin đã ăn sâu vào học sinh từ cấp 2, cấp 3 do hình thức học bị động không sáng tạo gây nên.

Hiện tại, các trường học đều chỉ chú ý đến truyền đạt kiến thức về khoa học, một phần rất nhỏ các vấn đề xã hội cho học sinh. Điều này lý giải cho việc tại sao khi học sinh học hết cấp 3, học sinh chỉ biết cố gắng thi đại học mà chưa thực sự hiểu tại sao mình phải thi đại học, có nhất thiết phải học đại học mới là con đường duy nhất để lập nghiệp.

Trong quá trình học đại học, họ cứ miệt mài nghiên cứu và trở thành 1 con mọt sách. Họ không biết rằng thế giới vận động rất nhiều, thay đổi theo từng ngày. Họ chỉ có thể vận dụng < 20% kiến thức trong trường ra ngoài cuộc sống, làm việc. Mọi người hãy chú ý đến một số bạn trẻ nổi bật trong báo chỉ hay trên tivi. Họ không học theo kiểu truyền thống đâu, họ học trong trường, học bên ngoài bắng cách tham gia các câu lạc bộ, mở cửa hàng nhỏ hay đi làm thêm...

Tất cả cách thức tiếp cận đó giúp cho họ hơn hẳn những người khác cho dù họ không phải là những người thông minh nhất. Giáo dục nước ta luôn cố cải cách phương pháp dạy học cổ điển từ rất lâu rồi, nhưng kết quả hiện tại vẫn không được như mong muốn. Với tôi, tôi thấy cải cách lấy "học" là chính mà lấy "hành" là phụ thì mãi mãi không thể có sự đột phá !

long

(1/4/2011 7:46:00 PM)

loihencuoichoem@yahoo.com

theo tôi nghĩ đó là do giáo viên và học sinh còn khoảng cách xa quá , vẫn chưa nắm bắt được tâm lý của tuổi mới lớn . còn nhiều điều cần phải quan tâm đến học sinh ngoài việc học .

NTNH

(1/4/2011 7:44:00 PM)

ngannamphieulang@gmail.com

Cháu cũng đang là 1 HS lớp 11. Trong lớp cháu cũng ít giơ tay phát biểu, Chỉ có khi nào có bài toàn khó thì cháu mới giơ. CÒn lại các môn học khác hầu như chỉ trả lời theo SGK, giơ tay phá biểu cũng ko có ích gì.Một phần cũng là do thầy cô ko tạo được hứng thú cho chúng cháu. Hơn nữa, cơ sở vật chất ko đầy đủ, bọn cháu thích làm thí nghiệm cũng ko đc.cứ học chay chán lắm, xa vời thực tế.

lâm tấn tài

(1/4/2011 7:40:00 PM)

trathuchoem_vt114@yahoo.com.vn

em năm nay học lớp 10 tới kì thi học kì 1 hay học kì 2 thì thi tập chung tới 8 môn em chỉ muốn giảm bớt lại chứ cứ bắt học sinh học kiểu này thì làm sao mà chịu nổi

Nguyễn Nam

(1/4/2011 7:38:00 PM)

naginseng@yahoo.com

Tại sao không đưa việc phát biểu là 1 trong những tiêu chí đánh giá học sinh cuối kỳ? Người Việt Nam có tự nguyện làm gì đâu khi mà không có lợi ích hay bắt buộc?

Pham Binh

(1/4/2011 7:28:00 PM)

binhlong.linh@yahoo.com

Ngày xưa, khi thầy cô hỏi, học sinh chỉ cần đọc sách và phát biểu rồi trả lời. Bây giờ những câu hỏi dễ các em ko phát biểu trả lời đâu cho dù thầy cô có cộng điểm hay thưởng gì đó. Các em chỉ thích trả lời với những câu hỏi khó, có sự mâu thuẫn, có sự tranh luận khác nhau giữa các HS. Và khi trả lời hay tranh luận thắng các em rất "khoái". Những câu hỏi đạt tiêu chuẩn để các em hứng thú như vậy không phải thầy cô nào cũng làm được, và không phải giờ học, môn học nào cũng làm được. Nhưng nói chung, không phải cứ phát biểu nhiều là giờ học hay đâu, còn nhiều tiêu chí khác để đánh giá một giờ học cơ mà

Nguyễn Quang Dũng

(1/4/2011 7:17:00 PM)

Dungnguyenquang1206@gmail.com

Theo quan điểm của tôi có mấy nguyên nhân:-thứ nhất học sinh và ngay cả một số giáo viên bây giờ quá kỳ thị với những câu trả lời sai,những học sinh học yếu kém,thì không bao giờ giáo viên gọi trả lời.-giáo viên cần chủ động hơn nữa trong việc trả bài không nhất thiết phải gọi những học sinh tốt,tình trạng thành tích,thi đua trong giáo dục còn nhiều dẩn đến tình trạng một số học sinh yếu kém ngày càng vô cảm.tất nhiên có thể dẩn đến sức hoc sa sút.-không có các buổi hội thảo cho các học sinh tự nói lên những tâm tư nguyện vọng.tôi thấy chỉ có họp phụ huynh sao không có những buổi gặp mặt học sinh để các em bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình.

Học sinh cấp 3

(1/4/2011 7:15:00 PM)

khacson.vnpt@gmail.com

Em là học sinh cấp 3, e thấy bọn em không phải không biết mà là ngại phát biểu. Khi thầy cô yêu cầu bọn e đóng góp y kiến thì bản thân mỗi người bọn em trong đầu có nghĩ về vấn đề đó. Nhưng không muốn đứng lên phát biểu. Đơn giản thế thôi.

Nguyễn Tuấn Minh

(1/4/2011 7:09:00 PM)

nguyenminhtuan7779@gmail.com

Tôi nghĩ tình trạng học sinh lười phát biểu như hiện nay là khá phổ biến. Những nguyên nhân mà bài viết trên nêu ra cũng có phần đúng. Về giáo viên tôi nghĩ nếu luôn tâm huyết với nghề thì sẽ làm được mọi điều để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Nhưng làm thế nào để giáo viên có thể tâm huyết với nghề đây?

Tôi thiết nghĩ: Nếu với đồng lương ít ỏi như hiện nay mà tất cả mọi thứ đều đắt đỏ, thì giáo viên tâm huyết với nghề mới là chuyện lạ. Chưa tăng lương mà giá cả đã tăng vùn vụt tới chóng mặt thì làm sao mà giáo viên có thể yên tâm công tác và toàn tâm toàn ý với nghề trong khi cuộc sống của họ còn bao nhiêu thứ phải lo toan?

Nếu so với một số nghành khác như Bưu Điện, Ngân Hàng... thì tiền thưởng tết của họ cũng bằng mấy năm lương của một giáo viên công tác 10 năm, nếu nói giáo dục là Quốc sách hàng đầu liệu đã đúng với ý nghĩa của nó chưa???

Ngoài ra tôi nghĩ giáo dục của chúng ta đổi mới quá nhiều, có nhiều cái chưa phù hợp và còn mang tính hình thức quá. Phương pháp mới bây giờ đòi hỏi phải có đầy đủ trang thiết bị dạy học, nhưng thực tế rất nhiều trường chưa có đủ, Chúng ta cứ hô khẩu hiệu chống bệnh thành tích nhưng thực tế thì vẫn dạy học vì thành tích chư không hề vì chất lượng học sinh v.v...

Bên cạnh đó có một điều trái ngược là, tôi thấy các nhà lãnh đạo và quản lí giáo dục luôn hô hào, không dạy học theo kiểu đọc - chép, nhưng tôi thấy thực tế có nơi dạy học theo kiểu truyền thống thì kết quả thi lại cao hơn dạy học theo kiểu hiện đại??? Hô hào ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường thì hiện tượng học sinh (nhất là học sinh nữ) đánh nhau lại càng nhiều... đây là câu hỏi mà các nhà quản lí Giáo và các nhà hoạch định chính sách cần phải thực sự xem xét để có câu trả lời thỏa đáng.

Quan Tran

(1/4/2011 6:58:00 PM)

quanth.ht@gmail.com

Cháu học Phổ thông và ĐH ở Việt Nam, và bây giờ cháu đang nghiên cứu ở nước ngoài, thì thực tế cháu thấy, nhược điểm lớn nhất của HSSV ơ mình là khả năng làm việc độc lập; họ quá phụ thuộc vào giáo viên.

Cháu từng nói chuyện với một ông thầy đã sang Việt nam, ông thích thái độ của HSSV ơ mình là rất tôn trọng Giáo viên, nhưng cũng chính vì thế mà nảy sinh ra sự sợ sệt trong suy nghĩ, tức là không dám nói ra ý kiến của mình; với lại nhiều người không định hướg đựoc mục đích của việc học, có người học cho có trách nhiệm với Bố Mẹ chứ không cho bản thân; bên cạnh đó có một phần trách nhiệm của giáo viên trong phương pháp dạy, phần lớn việc dạy học ở chúng ta vẫn theo phương pháp "thầy ghi - trò chép", có nhiều giáo viên còn độc đoán trong suy nghĩ, nghĩa là bắ HSV răm rắp theo ý của mình; bệnh nữa là quan liêu trong hệ thống giáo dục, cháu có tâm sự với mấy thầng ở Việt Nam đang nghiên cứu Tiến sĩ ở bên này, mấy Thầy nói là nhiều lúc cũng muốn thay đổi cách truyền dạt cho học sinh, nhưng mà một mình đơn độc, chống lại nhiều người thì sợ bị trù dập và loại bỏ.Nhưng mà thôi! Cái gì cũng phải nghĩ đến chiều hướng tích cực thì mới thành công. Hy vọng trong thời gian tới, chúng ta sẽ khắc phục được tình trạng này. Cháu xin chúc sức khỏe tới mọi người!

Đinh Thị Huyên

(1/4/2011 6:48:00 PM)

emyeunghesupham@yahoo.com.vn

Là một sinh viên của trường ĐHSPHN, thiết nghĩ 1 ngày mai không xa tôi cũng là giáo viên, cũng đứng trên bục giảng để dạy học tôi không khỏi lo lắng khi nghĩ về vấn đề này. Đó thực sự là 1 tín hiệu đáng buồn đối với những nhà giáo. Nhưng nó vẫn đang diễn ra ở tất cả các môi trường học đường. Nguyên nhân là do đâu?

Đây là 1 câu trả lời mà lời đáp của nó là vô vàn. Nhưng thiết nghĩ là do cả thầy và trò: trò thụ động, rụt rè, học đối pho, lười suy nghĩ...Thầy cô là những người có trình độ kiến thức cao nhưng năng lực sư phạm của mối người lại khác nhau. Điều quan trọng ở chỗ người thầy phải hiểu được học sinh của mình, phải biết tạo hứng thú cho mỗi giờ học, phải tạo ra những tình huống có vấn đề, sử dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học và giáo dục,...quan trọng hơn người thầy phải luôn tôn trọng và nhìn học trò của mình dưới con mắt của sự phát triển, luôn tôn trọng học sinh...Tôi thấy phương pháp thảo luận xêmina hay pp dạy học nêu vấn đề là 1 trong những phương pháp rất hiệu quả trong việc khắc phục tình trạng trên, giúp học sinh tìm lại được mục đích học tập đúng đắn và đạt kết quả cao hơn. Nếu cả thầy và trò cùng kết hợp thì chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao!

Dong

(1/4/2011 6:04:00 PM)

vosendon@gmail.com

Tôi xin bổ sung thêm một ý là:Nhiều câu hỏi học sinh đã biềt từ lớp học thêm. Nếu họ trả lời sẽ bị các bạn khác cười vì đi học thêm thầy cô dạy trước, biết trước rồi chứ đâu phải thông minh gì. Tôi muốn các nhà giáo nên nhân thức thêm về tệ nạn học thêm. Tệ nạn này đã triệt tiêu mọi cảm hứng trong học tập của học sinh. Nó cũng hủy diệt luôn mọi phương pháp sư phạm tiên tiến. Làm sao học sinh có thể còn cảm hứng khi đến lớp nghe lại những điều đã được dạy 1 lần ở các lớp học thêm. Cái nguy hại ở chỗ là: Ở các lớp học thêm họ nghe và có vẻ hiểu đươc một phần kiến thức. Đến lớp học chính khóa, nghe lại, các em sinh ra chán nản, không tập trung vì nghĩ mình đã biết. Cả haì lần đều nghe giảng hời hợt. Kết quả là gì ai cũng thấy rõ: Cái gì các em cũng có vẻ biết, nhưng chẳng có cái nào biết sâu sắc cả.

T.H

(1/4/2011 5:28:00 PM)

hung.hathe@gmail.com

Tôi nghĩ chúng ta nên xem lại cách thiết kế sách giáo khoa (SGK). Qua nhiều lần đổi mói, chỉnh sửa SGK, con em chúng ta hiện dường như đang cõng trên lưng một núi lý thuyết. Và nếu là người giáo viên, chỉ nhìn lượng kiến thức nhồi nhét trong SGK từng bộ môn một cách thiếu thực tế, thiết nghĩ việc chống cháy giáo án đã là khó, huống chi là dành thời gian làm sinh động từng tiết học để học sinh hăng hái tham gia phát biểu. Và hiển nhiên, việc đọc chép là điều khó tránh khỏi. Đừng vội đổ lỗi cho giáo viên, vì nhiều người trong số họ hăng hái lắm, nhiệt tình lắm, nhưng lực bất tòng tâm, khi cái sáng tạo trong họ không được đầu tư, quan tâm đúng mực, cộng thêm nỗi lo và đời sống cơm áo gạo tiền. Ngân sách nhà nước nên dành nhiều hơn cho giáo dục, và người đứng đầu ngành cần có tầm nhìn và mạnh tay hơn trong công tác quản lý và định hướng đào tạo.

Bác Quỳnh

(1/4/2011 5:09:00 PM)

laogiatinhnghich@yahoo.com

Thực sự mà nói, chất chưa có mà đã muốn thay đổi về lượng thì khó quá. Học sinh học chưa tốt đã bắt chúng phải thay đổi giáo trình. Trong khi lớp học 40~50 em thì giáo viên nào quản lý được? Các vị làm công tác quản lý thật là máy móc. Hay các vị không đi học thì không thèm để ý xem các con em học hành khó dễ, chất lượng ra làm sao? Tại sao mặt bằng điểm thi đại học càng ngày càng thấp? Nguyên nhân sâu xa vì đâu thì các vị hãy tự xem lại xem nhé

trieu tuan

(1/4/2011 4:51:00 PM)

trieuluong82bk@gmail.com

Theo tôi tình trạng không hăng hái phát biểu xây dựng bài của học sinh ở trong lớp không nên đổ lỗi cho học sinh mà nên thẳng thắn nhìn vào và chấp nhận 1 sự thật là số giáo viên bây giờ đủ tư cách và trình độ để dạy thì quá ít, tư cách giáo viên bị tha hóa về đạo đức, nghề nghiệp rất nhiều nên học sinh không kính trọng giáo viên và thêm nữa bây giờ chỉ cần có tấm bằng đại học và tiền là xin được việc, còn không có tiền thì hãy chờ đấy. Còn bài báo trên nói là bắt học sinh ở lại lớp thì hoàn toàn không được vì đó là hình thức ép phải học thì sẽ không có kết quả mà ngược lại nó còn có tác dụng ngược

L.D.T

(1/4/2011 4:48:00 PM)

night_cold@live.com

Các bạn cứ thử đứng giảng các môn xã hội mà xem. Với thời lượng 45 phút 1 tiết, 1 tuần chỉ có 2 tiết, chỉ mình giáo viên truyền đạt kiến thức trong sách và 1 chút bên ngoài cũng gần như hết sạch thời gian rồi. Những tiết có thể gọi học sinh phát biểu cũng chỉ được 2 đến 3 người nói là cùng. Khi tôi hỏi những cô giáo của tôi là tại sao ít gọi học sinh thì cô chỉ bảo : "Chạy kịp chương trình còn không xong thì làm gì có thời gian cho phát biểu". Liệu chương trình học hiện nay có quá nhiều đối với học sinh không? Lớp 7,8,9 năm nào cũng phải dành ít nhất 1 tháng để ôn lại cho học sinh các kiến thức năm trước. Nếu không chắc chả còn ai nhớ cả

Nguyen Ngoc

(1/4/2011 4:36:00 PM)

meotro1987@yahô.com

Lý do chính là thầy cô ngày càng nói nhiều. Giảng bài lan man, hay lấy ví dụ xa xôi quá, làm cho học trò muốn phát biểu nhưng cứ ngại thầy cô đang nói ko dám làm phiền đến cuối câu chuyện của thầy cô xong thì trò cũng nản luôn. Lấy đâu ra ý kiến được nữa.Lý do nữa là do học trò bi h cũng ko ngoan được như xưa nữa. Lúc cần thì ko nói, lúc nói thì ko cần nên xảy ra tình trạng đó.Thầy cô thì như cha mẹ, đe nẹt, nghiêm khắc có khi làm học trò sợ, chán phát biểu.Học trò thì ngông nghênh, càng cấm càng đe nẹt thì càng muốn đi ngược lại ý thầy cô thế là ko phát biểu lúc người ta cần, mà toàn nói lúc ko cần.

HTT

(1/4/2011 3:56:00 PM)

hoangtrungtam@gmail.com

Vào MyTV xem lại phim "Những thiên thần áo trắng" của VTV3

toi

(1/4/2011 3:38:00 PM)

toi@yahoo.com

Theo tôi, cũng có phần do đổi mới quá nhiều, áp dụng cách giáo dục của nước khác khi điều kiện và văn hóa của chúng ta hoàn toàn khác. Và hơn hết, học sinh có quá nhiều quyền trong khi đó giáo viên ngày nay nhiều khi chỉ còn là những người đi dạy thuê kiếm sống và quyền ít hơn học sinh. Đó là nguyên nhân chính dẫn tới việc học sinh thụ động trong học tập, lười học và bạo lực học đường gia tăng trong nhưng năm gần đây.

Vũ Tản Hồng

(1/4/2011 3:35:00 PM)

chonghehong@hotmail.com.vn

Như chúng ta đã biết: có khi sự học thịnh lên thì việc học lại là qua loa. Ngày nay không ít học sinh học như là một nghĩa vụ, thiếu đam mê, sáng tạo. Suy ra thì: cũng còn có những người thầy chưa ra thầy, trường chưa ra trường, trò chưa ra trò bởi bệnh HỌC THÊM, MUA ĐIỂM ...làm giảm hưng phấn trong học tập. Mục đích của sự học ở những trường hợp này không phải là KIẾN THỨC mà là tấm bằng...Do vậy cần thay đổi cách dạy, cách học, cách chấm điểm, thi cử thì mới mong trò phát huy khả năng học tập, thầy dạy nhiệt tình & trách nhiệm... như NGÀY XƯA.

mỹ

(1/4/2011 3:34:00 PM)

lethithumy@gmail.com

Tôi thấy thực trang học sinh THPT thụ động trong giờ học là đúng. Muốn thực hiện tích cực hóa học sinh, tôi nghĩ ngoài các biện pháp đã nêu như bài trên, cần thêm biện pháp là: giảm sĩ số học sinh trong một lớp xuống, may ra giáo viên mới đạo diễn hết một tiết học thành công.

L.T.S

(1/4/2011 3:32:00 PM)

letrungsn@gmail.com

Thưa mọi người, nếu chúng ta không phải là giáo viên thì đừng nên đứng bên lề để đưa ra nhận định này, nhận định nọ. Nếu thục sự bạn có bản lĩnh thì hãy tham gia giảng dạy tại 1 trường nào đó chừng 3 năm rồi hãy đưa ra kinh nghiệm, phương pháp của mình.

Trần hữu Hoàng

(1/4/2011 3:31:00 PM)

hoangtran.pc86@gmail.com

Tình trạng học sinh ngày càng lười phát biểu trong giờ học là vấn đề đáng quan tâm của ngành giáo dục và cả toàn xã hội chúng ta. Theo tôi có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.Học sinh: tình trạng này xảy ra ở trường PTTH nhiều hơn do ý thức về bản thân và lòng tự trọng, tự ái của các bạn học sinh này cao hơn. Nếu ngày trước đứng trước lớp trả lời những câu hỏi của cô thầy sai là chuyện quá bình thường, thì khi lên đến cấp III nếu trả lời sai sẽ bị các bạn khác chê cười và xem thường, đánh giá này nọ về trình độ của mình và chính vì thế các học sinh ngại vì chuyện này. Tính ngây thơ, vô tư không còn hiện diện ở học sinh cấp ba. Họ luôn sợ mình trả lời sai này nọ và chấp nhận yên phận ngồi chờ các bạn khác trả lời, nhất là các bạn có học lực bình thường. Một nguyên nhân khác đó là cuộc sống xã hội và gia đình tác động lên chính bản thân các em. Ngày nay thông tin bùng nổ, công việc bận rộn hơn và chính vì thế con người ít có thời gian trao đổi trực tiếp với nhau hơn. Trong gia đình, cha mẹ ông bà ít khi tiếp xúc, nói chuyện tâm sự với con cháu làm cho kỹ năng trao đổi, đối thoại các em thiếu sự phát triển, khả năng diễn đạt bị hạn chế. Khi đến lớp các em muốn phát biểu ý kiến cũng có phần khó. Bên cạnh đó các bạn bè cũng ít gặp nhau hơn mà thay vào đó sự trao đổi thông tin dựa vào kẻ thứ 3 là chat, nhắn tin, gửi email... Tóm lại học sinh khả năng giao tiếp ngày càng bị hạn chế dẫn đến việc học sinh ngày càng lười phát biểu.Thầy giáo: Chương trình học ngày nay so với các em lúc trước ngày càng nặng hơn, chính vì vậy mà thầy giáo luôn luôn chạy đua với tốc độ để kịp thời gian tiến độ. Dạy trên lớp còn chưa đủ thời gian, còn phải dạy thêm ở nhà (vậy mới có chuyện học thêm), khi đó giáo viên dù có giỏi đến đâu thì cũng phải dùng đến phương pháp thầy đọc và học sinh chép. Thời gian trên lớp còn trống rất ít để thầy trò có thể trao đổi ý kiên, giao lưu. Và khi đó thầy nêu ra câu hỏi và chính thầy cũng là người trả lời (sợ mất thời gian với vài ba câu trả lời của học sinh).

nguyễn văn duật

(1/4/2011 3:12:00 PM)

duatngv@gmail.com

Theo tôi để học sinh năng động cần chú ý 2 điểm sau:- Giáo viên chủ động chỉ định học sinh phát biểu để học sinh trước khi đến lớp phải chuẩn bị bài trước. Giáo viên không nên sợ cháy giáo án mà chỉ gọi học sinh khá, giỏi hoặc giáo viên tự trả lời câu hỏi. - Cha mẹ học sinh mỗi khi con đi học về nên hỏi con: Hôm nay con phát biểu trước lớp bao nhiêu lần? Không nên hỏi con bài làm bao nhiêu điểm.

dohai

(1/4/2011 3:12:00 PM)

peafun@yahoo.com

Còn hai lý do quan trọng nhất mà bài báo chưa nêu: đó có thể là những lời nói kháy từ phía những người không bao giờ phát biểu, làm cho các học sinh có tinh thần tich cực dần dần cũng không còn ham muốn. Thêm vào đó có thể giáo viên giảng bài cũng thao thao bất tuyệt không chú ý tới học sinh, suy nghĩ và cảm nhận mong muốn của học sinh, đồng thời không lôi cuốn học sinh vào bài giảng. Giáo viên dạy hay đến đâu nhưng chỉ coi bục giảng là sân khấu của riêng mình, thì cũng chỉ có thể truyền đạt được kiến thức tới một số học sinh mà thôi

 

Tùng Linh