Phân biệt, miệt thị vùng miền: Từ dân trí thấp đến nguy cơ phạt tiền, án tù

Khả Vân

(Dân trí) - Tôi sinh ra và lớn lên ở một tỉnh miền Trung và thường xuyên phải nghe những lời khó chịu mang tính phân biệt vùng miền, tôi cảm thấy mình đang bị xúc phạm.

Vậy hành vi mỉa mai, châm chọc phân biệt về vùng miền này có vi phạm pháp luật không? 

Luật sư Quách Thành Lực (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, sự phân biệt chủng tộc giữa các thị tộc, dân tộc, màu da, tôn giáo... bị cả thế giới phê phán và loại bỏ. Con người cùng sống trong một hành tinh thì việc phân biệt, kỳ thị sẽ gây nên làn sóng mâu thuẫn đấu tranh mạnh mẽ.

Không xét theo pháp luật thì hành vi phân biệt vùng miền có thể gây mất đoàn kết, khiến cho người khác hoặc nhiều người xung quanh cảm thấy bị đả kích, dẫn đến gây mất trật tự công cộng.

Về góc độ pháp lý, vô tình hay cố ý thì lời nói mỉa mai phân biệt có thể xúc phạm danh dự nhân phẩm của cá nhân, tập thể; người phân biệt có thể sẽ chịu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác, căn cứ Điều 155 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung, nhẹ thì chỉ bị phạt cảnh cáo, nặng thì phạt tiền lên đến 30.000.000 đồng hoặc mức phạt tù cao nhất có thể lên đến 05 năm tùy vào mức độ, hành vi vi phạm, ngoài ra người phạm tội có thể chịu các hình phạt bổ sung.

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

3.a) Phạm tội 02 lần trở lên;

4.b) Đối với 02 người trở lên;

5.c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

6.d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

1. e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

2. g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

4. a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

5. b) Làm nạn nhân tự sát.

6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Xét trường hợp trong môi trường lao động:

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật lao động 2012 thì pháp luật cấm các hành vi phân biệt dưới mọi hình thức đối với người tham gia lao động.

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

Theo đó trong trường hợp này căn cứ khoản 3 Điều 4a Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì mức phạt tối đa cho hành vi trên là 10.000.000 đồng tùy vào mức độ, thái độ và hành vi vi phạm.

Điều 4a. Vi phạm về tuyển, quản lý lao động

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động.

Như vậy, phân biệt vùng miền về cơ bản là hành vi không chỉ vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội và còn thể hiện trình độ dân trí thấp, khả năng nhận thức không cao.

Xin cảm ơn luật sư!