Nước mắt chảy về Lèn Cờ
(Dân trí) - "Miền quê nghèo khó "chó ăn đá, gà ăn sỏi", làm ruộng chẳng đủ ăn, làm phu lèn kiếm thêm đồng thu nhập, giờ chết ra ri, oan uổng quá!" – lời than thở của cụ bà 80 tuổi trước cái chết đau thương của những người cùng huyện, làm bao nước mắt lại rơi…
Là những người làm báo, từ lâu địa danh Yên Thành, Nghệ An đã không còn xa lạ với chúng tôi. Nơi ấy đúng như nhiều người dân xứ Nghệ mô tả, là mảnh đất dường như chẳng được thiên nhiên ưu đãi nên cuộc sống của người dân cứ mãi gắn với chữ nghèo.
Nghèo khó về vật chất, nhưng người dân nơi đây nói riêng cũng như cư dân khắp dải đất miền Trung nói chung, lại rất giàu có về tình cảm, giàu ý chí và nghị lực vươn lên, khắc phục khó khăn, cố gắng cải thiện cuộc sống cho mình và đóng góp cho xã hội.
Ba mẹ tôi cũng là những thành viên nhỏ của cộng đồng miền Trung thân thương ấy. Mỗi lần thấy cha mẹ ngồi lặng đi, mặc cho nước mắt chảy dài trên má trước màn hình TV hoặc trang báo để mở, là tôi hiểu lại có tin xấu từ khúc ruột miền Trung của ba mẹ và cũng của chính bản thân mình.
Rồi các cụ lại lặng lẽ đi lĩnh lương hưu, rút tiết kiệm, hối con cháu trong nhà góp gom thêm "của ít lòng nhiều" thành một món lơn lớn một chút. Phải là tự tay ba mẹ tôi gửi qua hội đồng hương hoặc các đại diện dòng họ ở Hà Nội, kèm theo dù chỉ một lời nhắn nhủ ngắn ngủi chân tình là nhiều lắm lắm nước mắt hòa trong nỗi nhớ, niềm thương quê nghèo xa ngái…
Nỗi đau quá lớn lần này biết bao giờ có thể nguôi ngoai với những gia đình có người thân bị nạn trong vụ sập mỏ đá Lèn Cờ. Thương quá đi thôi những vận số mong manh phải ra đi trong tức tưởi, để lại trên đời gánh nặng áo cơm cùng nỗi buồn đau vô hạn làm nát tan con tim cha mẹ, vợ con, anh em, họ hàng, bè bạn...
Hai ngày nay bao nước mắt người dân cả nước đã hòa cùng những dòng lệ tuôn chảy không ngừng quanh Lèn Cờ, hòa chung nỗi xót thương những phận nghèo phải bươn chải kiếm sống bằng cái nghề nghe tên gọi đã thấy xót xa – phu đá, mà như Đặng Minh Hoàng: hoangpbc@yahoo.com đã viết:
“Phu đá là những người có hoàn cảnh rất khó khăn mới đi làm cái nghề khổ cực này. Bây giờ gặp tai nạn, thật càng xót thương những người đã mất. Càng thương hơn những thân nhân của họ. Những người cha, người bố, người anh, người mẹ... là những lao động chính trong gia đình giờ đã ra đi mãi mãi rồi…”
Và qua lời sẻ chia đầy day dứt của Phạm Đình Mạnh: manhxuandu@gmail.com:
“Quá đau lòng trước những sự ra của các nạn nhân và sự mất mát của gia đình nạn nhân. Xin gửi lời chia buồn tới những gia đình mất đi người thân. Quê tôi cũng có rất nhiều địa điểm khai thác đá, có cả tự phát và có cả những mỏ đã được chính quyền quản lý. Tuy nhiên công tác bảo hộ đến đâu cho người lao động thì tôi không rõ.
Nguy cơ luôn rình rập những người lao động, mà cụ thể tại mỏ đá này, theo như báo chí dẫn phản ánh của người dân, thì suốt 1 năm qua Lèn Cờ đã có nhiều dấu hiện của rung động nguy hiểm và trượt mái. Nhưng bất chấp những lời cảnh báo từ người dân, chủ mỏ là Công ty TNHH Chín Mến vẫn tiếp tục cho khai thác (???)
“Tại sao biết trước hậu quả sẽ xảy ra mà vẫn cứ để cho nó tiếp diễn? Chỉ nhìn thôi cũng hình dung ra hậu quả sẽ thế nào, khai thác đá thì phải khai thác từ trên đỉnh núi xuống, sao lại đào lộng như mỏ ếch thế kia? Giờ hậu quả tang thương xảy ra, ai là người chịu trách nhiệm?” - Hoalau: nguoicongaisongla@yahoo.com bức xúc.
Nick Còn mãi một nỗi đau: ls.luongvanlieu@gmail.com gay gắt hơn:
“... Vẫn biết vì miếng cơm manh áo cho gia đình nên các anh, các chị mới phải làm những công việc nặng nhọc, hiểm nguy. Nhưng không vì thế mà cơ sở khai thác có thể coi thường tính mạng người khác như vậy được.
Tôi cực lực lên án phương án khai thác của đơn vị thuê lao động. Vì nhiều lý do, trong đó chủ yếu là lợi nhuận, họ đã làm cho nhiều gia đình con mất bố, mất mẹ, vợ mất chồng... Thử hỏi, đặt họ hoặc chúng ta vào hoàn cảnh như vậy thì sẽ như thế nào? Tôi kính đề nghị các cơ quan chức năng, trong đó đặc biệt là Cơ quan điều tra cần hành động quyết liệt để đem lại niềm an ủi cho những người đã khuất, cho thân nhân của họ, và răn đe chung. Mong những người thân của các anh, các chị đã mất hãy kiên cường như người dân Nghệ An!”.
Lần này tim tôi như bị ai xé nát vì nhận tin dữ từ quê nhà, những trái tim người Yên Thành vụn vỡ như xé nát tim tôi. Cầu mong cho các linh hồn sớm được siêu thoát. Đồng thời kính mong lãnh đạo huyện Yên Thành quan tâm hơn đến những người làm nghề đá, để đừng xảy ra những tang thương nữa…” – Hoàng Đình Ngọc: Hoangdinhngoc81@gmail.com
“Là người con xứ Nghệ, khi đọc tin này lòng minh như xát muối vì đau. Chỉ mong rằng người mất thì đã thiệt thòi, nhưng những người thân cố gắng vượt qua nỗi đau thương tâm này. Và qua đây cho em gủi lời nhắn tới anh Nguyễn Thanh Phương, quê ở Yên Thành: nếu anh đọc được những dòng tin này thì hãy liên hệ với em là Bùi Thị Thắm, quê Nam Thanh, Nam Đàn , Nghệ An, số ĐT:01663 991 353. Vì mất liên lạc đã lâu nên em muốn tìm lại, kính mong bạn đọc và tòa soạn thông cảm. Em xin cảm ơn” - Bùi Thị Thắm: phuo7ngtham_8786@yahoo.com.
“Quá đau thương! Hai ngày nay xem tin về tai nạn tại quê hương mà không cầm nổi nước mắt. Xin chia buồn cùng gia đình các nạn nhân. Mong cộng đồng, xã hội cùng chung tay giúp đỡ gia đình của những người bị nạn, để giúp họ vượt qua nỗi đau này” - Nguyễn Hữu Quân: nguyenhuuquan_uct@yahoo.com.vn.
“Thật là đau thương. Tôi cảm thấy chúng ta cần làm cái gì đó để giúp đỡ họ trong lúc khó khăn này. Xin được gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình các nạn nhân.
Qua đây, tôi thấy để xảy ra những vụ tai nạn lao động thương tâm như vậy thì ngoài trách nhiệm của chủ khai thác ở đó, trách nhiệm của các ngành chức năng là rất lớn. Tại sao nhiều vụ tai nạn xảy ra trên địa bàn tỉnh như vậy, mà tỉnh cũng như các ngành chức năng không tiến hành kiểm tra, thanh tra các cơ sở khai thác đá trên địa bàn và có những giải pháp để tình trạng đó không xảy ra nữa.......
Kiều Anh