Nghệ An: Người dân đề nghị chi trả chế độ tham gia dân công hỏa tuyến

(Dân trí) - Nghe tin có chế độ trợ cấp cho dân công hỏa tuyến từng tham gia phục vụ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nhiều người dân tại xã Quỳnh Vinh (TX Hoàng Mai, Nghệ An) đã làm đơn lên nhưng chưa được trả lời.

Dân tố chính quyền "quên" trả tiền chế độ

Nhiều lần làm đơn vẫn không thấy chế độ về

Nhiều ngày qua, người dân tại xã Quỳnh Vinh (TX Hoàng Mai, Nghệ An) đã làm đơn tập thể gửi lên UBND TX. Hoàng Mai cùng PV báo điện tử Dân trí nhờ vào cuộc làm rõ về việc họ là những người dân công hỏa tuyến trực tiếp phục vụ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc nhưng vẫn chưa được hưởng chế độ chính sách theo Quyết định 49 của Thủ tướng Chính phủ. 

Trong đơn thư gửi các cơ quan chức năng, ông Lê Sỹ Hiển (SN 1953, trú xóm 4, xã Quỳnh Vinh) trình bày: Vào tháng 2/1972, ông cùng một số người trên địa bàn xóm được chính quyền điều động tham gia làm nhiệm vụ dân công hỏa tuyến phục vụ cho công cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Nghệ An: Người dân đề nghị chi trả chế độ tham gia dân công hỏa tuyến - 1

Đơn của ông Trần Tứ Lự gửi PV.

Nghệ An: Người dân đề nghị chi trả chế độ tham gia dân công hỏa tuyến - 2

Hàng loạt lá đơn khác của người dân Quỳnh Vinh.

Nhiệm vụ lúc bấy giờ của ông Hiển là dùng xe đạp thồ hàng lương thực từ Hoàng Mai đi vào huyện Diễn Châu với quãng đường khoảng 50km.

"Họ cấp xe đạp cho chúng tôi đi làm nhiệm vụ. Thời đó nhiều người tham gia lắm. Tôi đi đến tháng 10/1973 thì được nghỉ. Khi về không được hưởng chế độ gì. Họ chỉ thanh lý cho chiếc xe đạp và tôi bỏ thêm tiền vào để mua về có phương tiện mà đi lại.

Nghệ An: Người dân đề nghị chi trả chế độ tham gia dân công hỏa tuyến - 3

Ông Hiển cho biết, đã nhiều lần làm đơn nhưng đều bị từ chối. 

Năm 2015, tôi nghe tin có chế độ 49 của Chính phủ nên làm đơn gửi qua xóm lên xã. Nhưng nhiều năm qua thấy nhiều người đi làm nhiệm vụ cùng tôi thì họ được nhận rồi nhưng tôi thì không thấy gì.

Trong xóm có ông Nguyễn Văn Nên, Lê Sỹ Tân, ông Tuyên cùng đi với tôi họ nhận được tiền cả rồi", ông Hiển trình bày với PV.

Ông Hiển cho biết, hiện tại ông ở nhà làm ruộng kiếm sống qua ngày nên khi biết có chế độ trợ cấp ông mong muốn được hưởng để bù đắp lại những ngày tháng gian khổ trong quá trình làm nhiệm vụ.

Cùng chung cảnh với ông Hiển, ở xã Quỳnh Vinh còn rất nhiều người từng tham gia làm nhiệm vụ dân công hỏa tuyến nhưng nhiều năm qua họ vẫn chưa được hưởng chế độ dù đã làm đơn rất nhiều. 

Nghệ An: Người dân đề nghị chi trả chế độ tham gia dân công hỏa tuyến - 4

Bà Cửu từng một thời gánh gạo góp sức phục vụ chiến tranh, nhưng đến nay chế độ của Nhà nước cho nhưng bà vẫn chưa được hưởng.

Trường hợp như vợ chồng ông Trần Tứ Lự (SN 1950, trú xóm 3, xã Quỳnh Vinh, TX Hoàng Mai) và vợ là Nguyễn Thị Cửu (SN 1957) cùng tham gia làm nhiệm vụ dân công hỏa tuyến nhưng cũng chưa được hưởng chế độ.

Theo ông Lự trình bày, năm 1967-1969, ông được UBND huyện Quỳnh Lưu điều động đi làm dân công hỏa tuyến. Lúc này, ông được giao nhiệm vụ vận chuyển hàng quốc phòng từ ga Hoàng Mai vào thị trấn Cầu Giát (Quỳnh Lưu) và các huyện Yên Thành, Đô Lương.

Sau 3 năm làm nhiệm vụ, ông được nghỉ nhưng khi về ông chưa được hưởng chế độ trợ cấp nào. Năm 2015, ông cùng nhiều người khác làm đơn để được hưởng trợ cấp nhưng nhiều năm qua ông vẫn chưa được các cấp có thẩm quyền giải quyết.

Khoảng 1 tháng trước, ông Lự thấy nhiều người cùng đi làm như ông được nhận tiền chế độ này. Nhưng riêng ông thì vẫn chưa được chính quyền xã hay cơ quan chức năng nào trả lời, giải quyết.

"Mới đây đứa cháu lên xã nhận chế độ cho anh trai tôi từng tham gia làm dân công hỏa tuyến. Cháu nói thấy tên và chữ ký của tôi đã nhận khoản tiền này rồi lúc đó tôi mới ngớ người ra. 

Thực chất tôi đã nhận được đồng tiền nào đâu. Không biết chế độ của tôi được giải quyết khi nào, cũng không biết ai đã nhận tiền của tôi rồi", ông Lự chia sẻ.

Nghệ An: Người dân đề nghị chi trả chế độ tham gia dân công hỏa tuyến - 5

Vợ chồng ông Trần Tứ Lự bức xúc khi phát hiện trong bản danh sách nhận tiền có chữ ký của mình, nhưng không hề nhận được tiền.

Tương tự như ông Lự, vợ của ông là bà Nguyễn Thị Cửu (SN 1957) cũng tham gia nhiều ngày làm nhiệm vụ dân công hỏa tuyến. Khi nghe tin chế độ, bà Cửu đã làm đơn cùng chồng để xin hưởng chế độ nhưng đến nay cũng không được cơ quan chức năng nào trả lời.

Tại xã Quỳnh Vinh còn rất nhiều trường hợp tương tự như ông Nguyễn Hữu Hương (SN 1952), ông Lê Văn Công và con trai là Lê Văn Chánh (trú xóm 2, xã Quỳnh Vinh), Lê Xuân Tính (SN 1952)... 

Đề nghị làm rõ việc chi trả chế độ cho người tham gia dân công hỏa tuyến

Liên quan đến vấn đề trên, PV Dân trí đã có buổi làm việc với lãnh đạo xã Quỳnh Vinh, TX Hoàng Mai. 

Tại buổi làm việc, ông Vũ Lê Hùng - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Vinh (TX Hoàng Mai) xác nhận có nhận được một số thông tin phản ánh ngoài lề về việc người dân chưa được hưởng chế độ 49 cho dân công hỏa tuyến.

Tuy nhiên, chính quyền xã chưa nhận được đơn thư phản ánh nào trực tiếp từ người dân.

Nghệ An: Người dân đề nghị chi trả chế độ tham gia dân công hỏa tuyến - 6

Ông Trần Tứ Lự cho biết, năm 2015 ông làm hồ sơ theo Quyết định 49 của Thủ tướng Chính phủ để hưởng chế độ, nhưng đến nay ông vẫn chưa nhận được đồng nào. 

Theo ông Hùng, nhiệm vụ tiếp nhận đơn giải quyết chế độ cho người dân này được giao cho ông Trần Văn Triển (xã đội trưởng). Từ năm 2015-2018, xã nhận đơn khoảng 1.200 người trên địa bàn. Đến năm 2018 đã có quyết định hưởng chế độ cho hơn 1.090 người. Một số hồ sơ còn lại của người dân chưa có quyết định hưởng chế độ.

Ông Hùng nói: "Việc để xảy ra sai sót này chúng tôi yêu cầu ông Triển phải chịu trách nhiệm và sẽ cho kiểm tra lại. Mới đây xã đã thành lập đoàn công tác trực tiếp xuống các thôn xóm và người dân để rà soát lại những người dân còn thiếu sót hồ sơ, những người đã làm hồ sơ nhưng chưa được hưởng để tiếp tục bổ sung hồ sơ và giải quyết chế độ". 

Về thông tin có nhiều người đã có tên và ký nhận trong danh sách nhận tiền nhưng thực chất những người này chưa được nhận, ông Hùng xác nhận là có tình trạng này do có một số người nhận thay.

Tuy nhiên, ông Hùng không trả lời những người nhận thay cho người dân này là ai, tại sao họ được nhận thay mà không trả trực tiếp cho người dân làm hồ sơ. 

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc.

QUYẾT ĐỊNH 49

VỀ MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN CÔNG HỎA TUYẾN THAM GIA KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP, CHỐNG MỸ, CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ LÀM NHIỆM VỤ QUỐC TẾ

Điều 2. Đối tượng và điều kiện áp dụng

1. Đối tượng

Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.

2. Điều kiện

Người được y ban hành chính hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền huy động, quản lý tập trung, được giao làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu cho các đơn vị Quân đội hoặc phục vụ các chiến trường, trong thời gian và địa bàn như sau:

a) Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp từ tháng 9 năm 1945 đến ngày 20 tháng 7 năm 1954; tham gia kháng chiến chng Mỹ từ sau ngày 20 tháng 7 năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Địa bàn thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi cả nước và ở Lào, Campuchia.

b) Dân công hỏa tuyến tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 07 tháng 01 năm 1979, ở biên gii phía Bắc từ tháng 02 năm 1979 đến tháng 12 năm 1988, làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 31 tháng 12 năm 1988, ở Campuchia từ tháng 01 năm 1979 đến ngày 31 tháng 8 năm 1989. Địa bàn thực hiện nhiệm vụ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là các huyện biên giới, các huyện tiếp giáp với huyện biên giới có yêu cầu phục vụ, bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu.

c) Đối với một số địa bàn đặc biệt, thời gian tham gia của dân công hỏa tuyến có thể được tính sớm hơn hoặc muộn hơn so với thời gian nêu trên do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 4. Chế độ, chính sách được hưởng

Đi tượng có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 2 Quyết định này đưc hưởng chế độ, chính sách sau đây:

1. Chế độ trợ cấp một lần

Mức trợ cấp một ln được ấn định theo các mốc thi gian thực tế trực tiếp tham gia dân công hỏa tuyến (trường hợp có thời gian tham gia dân cônhỏa tuyến ở các đợt khác nhau hoặc có gián đoạn thì được cộng dồn), cụ thể như sau:

a) Dưới 01 năm, mức trợ cấp bằng 2.000.000 đồng;

b) Đủ 01 năm đến dưới 02 năm, mức trợ cấp bằng 2.700.000 đồng;

c) Từ đủ 02 năm trở lên, mức trợ cấp bằng 3.500.000 đồng.

Người đã từ trần, một trong những thân nhân sau đây của người từ trn được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo mức thống nhất tương ứng nêu trên: Vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp.

2. Chế độ bảo hiểm y tế

Người chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì được hưng chế độ bảo hiểm y tế tương tự như đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi, bổ sung năm 2014).

3. Chế độ trợ cấp mai táng phí

Khi từ trn, người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng phí theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Nguyễn Duy