Xây khách sạn “át” công viên Thống Nhất:
Một việc làm ngược đời và trái với lòng dân
Sau khi cho đăng loạt bài về việc lấy một phần đất Công viên Thống Nhất để xây khách sạn Novotel on the Park, Diễn đàn Dân trí tiếp tục nhận được rất nhiều ý kiến của bạn đọc tỏ rõ thái độ về việc này. Dưới đây xin giới thiệu một số ý kiến:
1. Sau khi đọc bài "Biến công viên thành khách sạn không phải nỗ lực của cộng đồng", chúng tôi đồng tình với ý kiến của KTS Trần Huy Ánh, không thể biến tài sản chung của cộng đồng thành tài sản riêng của các công ty kinh doanh khách sạn.
Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn.
Xây dựng được Công viên Thống Nhất tại Hà Nội là công sức đóng góp của biết bao nhiêu người thuộc các thế hệ trước, đấy là một việc làm cực nhọc vì cuối những năm 50 làm gì có máy xúc vét bùn ở hồ lên đắp thành công viên, mà chỉ dùng sức người là chính và làm vào những ngày thứ bảy, chủ nhật của biết bao công chức, bộ đội và sinh viên. Vậy mà bây giờ lại nỡ cắt một phần Công viên đầy cây xanh đó để biến nó thành Khách sạn thì đấy là việc làm mà những người dân chúng tôi cho là ngược đời.
Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn.
Công viên Thống Nhất là một công trình văn hóa, thấm đẫm mồ hôi và công sức của người dân Thủ đô, là “lá phổi” của thành phố này, là nơi vui chơi giải trí và đi dạo hằng ngày cho biết bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ, còn Khách sạn 4 Sao thì dành cho ai, những người dân thường có được bước chân vào đó không?! Chúng tôi kịch liệt phản đối một việc làm ngược đời vì thiếu sự cân nhắc kỹ lưỡng và chưa xuất phát từ quyền lợi của người dân lao động. (Tập thể Cán bộ Công nhân viên Công ty BETA Hà Nội)
2. Tôi hoàn toàn chia sẻ với quan điểm của anh Nguyễn Thanh Bình về việc xây dựng khách sạn Novotel on the park. Tôi không biết anh Bình có phải công dân Hà Nội không, nhưng quan điểm của anh, tôi chắc chắn là đại diện cho tất cả người dân Hà Nội.
Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội gần 50 năm, biết rõ giá trị và công sức xây dựng của người dân Hà Nội đối với công viên Thống Nhất, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, Hà Nội đã quá tải về môi trường sinh thái, thì tất cả nỗ lực nhằm giữ lại đất cây xanh cần được khẩn thiết thực hiện.
Báo Dân trí cùng các các báo khác cần lên tiếng mạnh mẽ để nhanh chóng đưa vấn đề này ra trước công luận càng sớm càng tốt nhằm chỉ ra cho các quan chức Thành phố Hà Nội rằng thực trạng đô thị Hà Nội hiện nay quá bất cập là do các quyết định phi chuyên môn, phi văn hoá trước đây và hiện nay đang còn diễn ra mà rõ nhất là việc quyết định cắt một phần công viên Thống Nhất đang hiện hữu để làm khách sạn, lại lấy tiền cho thuê đất vốn thuộc quyền sở hữu toàn dân (Nhà nước đại diện) để góp vốn, là việc làm trái pháp luật hiện nay như GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã trả lời phỏng vấn của báo Dân trí. Việc làm phải chăng vì một số cá nhân thiếu cả trí tuệ và lương tâm đối với Hà Nội, để đến nỗi đi ngược lại với lợi ích của người dân Hà Nội và trái cả pháp luật?
Bây giờ chưa phải đã muộn, vì Thủ đô Hà Nội thân yêu, vì Trái tim của cả nước, chúng ta không để cho bất kỳ ai làm những điều phi lý, vì lợi ích cục bộ trước măt- “tham bát bỏ mâm” - diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật trên mảnh đất vốn có truyền thống văn hiến ngàn năm này.(Huyquang tongquanghuy203@yahoo.com)
3. Không thể lấy những việc của quá khứ để biện minh cho hành vi hiện tại. Những lý do mà người có trách nhiệm của UBND Hà Nội đưa ra để giải thích về quyết định cho xây khách sạn ở Công viên Thống Nhất là hoàn toàn nguỵ biện và không thể chấp nhận. Một dự án đã được duyệt từ gần 20 năm qua mà không được triển khai thực hiện thì theo luật pháp hiện hành đã không còn hiệu lực, vậy tại sao lại được tiếp tục cho tiến hành bất chấp sự phản đối của dư luận và đông đảo nhân dân. Có phải vì những người có trách nhiệm cho thực hiện dự án này không hiểu rõ về Hà Nội nên không biết được tâm tư tình cảm của người Hà Nội nên mới có quyết định như vậy hay còn lý do nào khác.
Trong thời gian gần đây, lãnh đạo Hà Nội đã có những quyết định gây tranh cãi như việc cho xây dựng siêu thị ở con đường 19-12 (quyết định này sau đó đã được TP đình lại) và xây dựng khách sạn trên phần đất Công viên Thống Nhất. Đấy là những việc làm không hợp lòng dân khiến cho lòng tin và sự tín nhiệm của nhân dân giảm sút.
Tuy công việc lãnh đạo một thành phố lớn như Hà Nội là khá phức tạp, khó tìm được tiếng nói đồng thuận trong mọi công việc. Tuy nhiên, tôi tán thành ý kiến của TS. Phạm Sỹ Liêm, nguyên Phó Chủ tịch TP Hà Nội, khi ông cho rằng: “Đừng nghĩ làm lãnh đạo Hà Nội khó, cái gì làm chưa đúng thì cứ hỏi nhân dân”. Đó cũng là cách tốt nhất để thực hiện chủ trương:” Dân biết, dần bàn, dân làm,dân kiểm tra” mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. (
4. Theo tôi hiểu Pháp luật nước ta về việc này rất rõ ràng:
1. Đất là sở hữu toàn dân
2. Nhà nước thay mặt nhân dân quản lý
3. Quản lý theo pháp luật
Về khách sạn trong Công viên Thống Nhất tôi thấy không nên xây và thực ra không cần thiết phải xây vì :
1. Như thế là vi phạm Pháp luật
2. Công viên là công trình văn hóa có ý nghĩa nhiều mặt, có lợi hơn
3. Cho đối tác một khu vực khác vừa đủ để họ làm một Công viên và xây khách sạn trong khuôn viên đó,như vậy là đối tác và nước ta vừa có thêm một khách sạn và một Công viên .
Tôi tha thiết đề nghị Nhà nước không cho Xây khách sạn trong Công viên Thống Nhất lịch sử, lưu giữ nhiều kỷ niêm của người dân Thủ đô; nó còn là “lá phổi” của thành phố và nơi thư giản lí tưởng của già trẻ Thủ đô. Có lẽ 100 % người dân Việt
Người xưa đã từng dạy: “Nói phải, củ cải cũng phải nghe” huống chi đây ta nói cho con người nghe, mà hơn thế còn là người… lãnh đạo, có quyền quyết định thay đổi Dự án.
Đã làm lãnh đạo thì phải quyết định nhiều việc, không thể mọi việc đều hoàn hảo. Cái quan trọng ở đây là biết lăng nghe ý kiến người dân, biết phục thiện nhân dân và kiên quyết sửa những điều mình sai. Chỉ có như vậy mới đúng là người “đầy tớ” trung thành của nhân dân.