Hà Nội:
Một doanh nghiệp tố cáo bị sách nhiễu thủ tục hành chính
(Dân trí) - Vụ việc một doanh nghiệp dám đứng đơn tố cáo hành vi “sách nhiễu” của một trưởng phòng Sở Xây dựng Hà Nội trong những ngày qua đang được nhiều bạn đọc quan tâm.
Văn bản "tố" bị "hành là chính" của Hợp tác xã Thành Công gửi đến Báo Dân trí
Mặc dù đã được lãnh đạo Thành phố Hà Nội, Sở Xây dựng chấp thuận và ủng hộ cho HTX Thành Công thực hiện dự án Nhà máy xử lý chất rắn thải và sản xuất nguyên liệu tái tạo tại xã Xuân Sơn (TX.Sơn Tây– TP.Hà Nội) nhưng khi các văn bản thủ tục đến Trưởng phòng Hạ tầng, Môi trường và Công trình ngầm (Sở Xây dựng Hà Nội) thì bị “tắc” lại. Rất nhiều lần lặp đi lặp lại, cực chẳng đã Hợp tác xã (HTX) Thành Công mới có đơn tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng và báo chí.
Theo hồ sơ vụ việc PV Dân trí xác minh cho thấy, ngày 17/12/2012, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái có văn bản đề nghị “UBND Thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét giải quyết theo tinh thần xã hội hóa thu hút đầu tư trong lĩnh vực môi trường, tạo điều kiện để HTX Thành Công tiếp tục thực hiện công tác thi công xây dựng và vận hành khu chôn lấp rác thải thành phố theo hình thức xã hội hóa”.
Trong đơn tố cáo gửi đến Báo Dân trí, ông Phạm Thiện Tài, Chủ nhiệm HTX Thành Công cho biết, HTX đã được UBND thành phố giao nhiệm vụ thực hiện dự án nhà máy xử lý chất thải rắn và sản xuất nguyên liệu tái tạo tại khu xử lý rác thải Xuân Sơn. Trong quá trình hoàn thiện các thủ tục cần thiết, HTX đã được lãnh đạo Thành phố và Sở Xây dựng ủng hộ, tuy nhiên Trưởng phòng Hạ tầng, Môi trường và Công trình ngầm (HTMT&CTN) lại luôn gây khó dễ cho HTX.
Theo ông Tài, tháng 03/2012, HTX Thành Công được UBND Thành phố giao thi công đào và vận hành một ô chôn lấp gần 3ha (chi phí gần 30 tỷ đồng). Sau đó, được lãnh đạo Sở Xây dựng kiểm tra và “bút phê” chỉ đạo Trưởng phòng HTMT&CTN hoàn thiện thủ tục để báo cáo Thành phố. Tuy nhiên, ông Trần Trọng Hiếu, Trưởng phòng HTMT&CTN lại cho rằng, HTX không đủ năng lực và thiếu kinh nghiệm trong thi công.
Trong khi đó, HTX Thành Công đã tham vấn các chuyên gia để thay đổi một số hạng mục cho phù hợp và được chủ đầu tư đồng ý. UBND thành phố Hà Nội cũng cử cán bộ xuống kiểm tra và đánh giá năng lực của HTX đảm bảo cho xây dựng.
Để nhà máy đi vào hoạt động thì phải thông qua quá trình chạy thử nghiệm. HTX Thành Công có văn bản báo cáo Sở Xây dựng xin 2.000 tấn rác và được lãnh đạo Sở đồng ý. Tuy nhiên, khi đến Trưởng phòng HTMT&CTN lại bị “tắc lại”. Ông Trưởng phòng còn yêu cầu HTX phải báo cáo chi tiết dây chuyền, máy móc thiết bị, nhà xưởng, công nghệ… Mãi đến khi, ông Lê Văn Dục, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu ra văn bản ngay cho HTX chạy thử thì ông Trưởng phòng mới quyết.
Theo hồ sơ vụ việc PV Dân trí xác minh cho thấy, ngày 17/12/2012, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái có văn bản đề nghị “UBND Thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét giải quyết theo tinh thần xã hội hóa thu hút đầu tư trong lĩnh vực môi trường, tạo điều kiện để HTX Thành Công tiếp tục thực hiện công tác thi công xây dựng và vận hành khu chôn lấp rác thải thành phố theo hình thức xã hội hóa”.
Trong đơn tố cáo gửi đến Báo Dân trí, ông Phạm Thiện Tài, Chủ nhiệm HTX Thành Công cho biết, HTX đã được UBND thành phố giao nhiệm vụ thực hiện dự án nhà máy xử lý chất thải rắn và sản xuất nguyên liệu tái tạo tại khu xử lý rác thải Xuân Sơn. Trong quá trình hoàn thiện các thủ tục cần thiết, HTX đã được lãnh đạo Thành phố và Sở Xây dựng ủng hộ, tuy nhiên Trưởng phòng Hạ tầng, Môi trường và Công trình ngầm (HTMT&CTN) lại luôn gây khó dễ cho HTX.
Theo ông Tài, tháng 03/2012, HTX Thành Công được UBND Thành phố giao thi công đào và vận hành một ô chôn lấp gần 3ha (chi phí gần 30 tỷ đồng). Sau đó, được lãnh đạo Sở Xây dựng kiểm tra và “bút phê” chỉ đạo Trưởng phòng HTMT&CTN hoàn thiện thủ tục để báo cáo Thành phố. Tuy nhiên, ông Trần Trọng Hiếu, Trưởng phòng HTMT&CTN lại cho rằng, HTX không đủ năng lực và thiếu kinh nghiệm trong thi công.
Trong khi đó, HTX Thành Công đã tham vấn các chuyên gia để thay đổi một số hạng mục cho phù hợp và được chủ đầu tư đồng ý. UBND thành phố Hà Nội cũng cử cán bộ xuống kiểm tra và đánh giá năng lực của HTX đảm bảo cho xây dựng.
Để nhà máy đi vào hoạt động thì phải thông qua quá trình chạy thử nghiệm. HTX Thành Công có văn bản báo cáo Sở Xây dựng xin 2.000 tấn rác và được lãnh đạo Sở đồng ý. Tuy nhiên, khi đến Trưởng phòng HTMT&CTN lại bị “tắc lại”. Ông Trưởng phòng còn yêu cầu HTX phải báo cáo chi tiết dây chuyền, máy móc thiết bị, nhà xưởng, công nghệ… Mãi đến khi, ông Lê Văn Dục, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu ra văn bản ngay cho HTX chạy thử thì ông Trưởng phòng mới quyết.
Bởi các thủ tục nhiêu khê, sách nhiễu của Phòng Hạ tầng, Môi trường và Công trình ngầm của Sở Xây dựng mà Nhà máy xử lý rác thải của HTX Thành Công đang dừng họat động.
Theo báo cáo của HTX Thành Công, đến ngày 06/3/2013, Nhà máy hoàn thành công đoạn chạy thử nghiệm và được các Sở, ban ngành thẩm định. Ngày 07/3/2013, HTX có cuộc họp với Sở Xây dựng để thông báo về việc kết thúc quá trình chạy thử nghiệm để chuyển sang giai đoạn họat động chính thức. Sau đó, HTX Thành Công có Văn bản số 306 gửi Sở Xây dựng và được lãnh đạo đồng ý. Tuy nhiên, Trưởng phòng HTMT&CTN lại tiếp tục yêu cầu HTX giải trình, và HTX cũng làm báo cáo giải trình số 308.
Ông Tài bức xúc cho biết: “Ông ấy (Trưởng phòng HTMT&CTN -PV) nhận báo cáo của chúng tôi nhưng cũng không cần xem mà đưa cho cô Thúy (nhân viên phòng-PV). Có lần ông ấy còn bảo, sao nhiều giấy tờ thế. Rồi bắt chúng tôi mang toàn bộ hồ sơ thiết kế nhà máy để thẩm định…”.
Theo báo cáo của HTX Thành Công, đến ngày 06/3/2013, Nhà máy hoàn thành công đoạn chạy thử nghiệm và được các Sở, ban ngành thẩm định. Ngày 07/3/2013, HTX có cuộc họp với Sở Xây dựng để thông báo về việc kết thúc quá trình chạy thử nghiệm để chuyển sang giai đoạn họat động chính thức. Sau đó, HTX Thành Công có Văn bản số 306 gửi Sở Xây dựng và được lãnh đạo đồng ý. Tuy nhiên, Trưởng phòng HTMT&CTN lại tiếp tục yêu cầu HTX giải trình, và HTX cũng làm báo cáo giải trình số 308.
Ông Tài bức xúc cho biết: “Ông ấy (Trưởng phòng HTMT&CTN -PV) nhận báo cáo của chúng tôi nhưng cũng không cần xem mà đưa cho cô Thúy (nhân viên phòng-PV). Có lần ông ấy còn bảo, sao nhiều giấy tờ thế. Rồi bắt chúng tôi mang toàn bộ hồ sơ thiết kế nhà máy để thẩm định…”.
Công văn của UBND TP. Hà Nội cho phép HTX Thành Công
vận chuyển rác để vận hành chạy thử nghiệm
Cũng chính vì các thủ tục chậm trễ, nhiêu khê trên, mà hiện Nhà máy đang phải dừng hoạt động hơn chục ngày nay. Nhà máy dừng hoạt động nhưng HTX vẫn phải trả lương cho gần 60 lao động ngồi “chầu chực” ở nhà máy. Theo ông Tài, mỗi ngày chờ đợi, HTX phải chi phí khoảng 60 triệu đồng, nếu cứ kéo dài thì sẽ gây lãng phí, tốn kém cho cả HTX lẫn Nhà nước. Không kể có hàng trăm thương binh đang gắn cuộc sống “cơm áo, gạo tiền” vào Nhà máy.
Đề nghị UBND thành phố Hà Nội, Sở Xây dựng sớm chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh trên.
Đề nghị UBND thành phố Hà Nội, Sở Xây dựng sớm chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh trên.
Trong khi cả năm 2012, Hà Nội quyết liệt cải cách hành chính, Thường vụ Thành ủy, UBND thành phố có hẳn một ban chỉ đạo để cải thiện chỉ số cạnh tranh. Nhưng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội xếp 51/63 tỉnh thành (giảm 15 bậc so với năm 2011). “Hà Nội làm quyết liệt, có tiến bộ trong cải cách hành chính nhưng tại sao chỉ số PCI vẫn tụt hạng. Điều đó thể hiện sự không hài lòng của các doanh nghiệp với chúng ta trong việc tạo điều kiện môi trường thu hút đầu tư. Doanh nghiệp nói họ đi làm dự án ở đâu cũng có chi phí tiêu cực dù nhiều hay ít. Nơi khác bôi nó trơn, ở Hà Nội bôi nhưng không trơn”, ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội phân tích. |
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Ban Bạn đọc