Lao động “lách luật” để hưởng chính sách hỗ trợ ở huyện nghèo đi làm việc tại nước ngoài:

Kỳ III: Đề nghị Sở LĐTBXH không cho “lao động dự án” thi tiếng Hàn Quốc

(Dân trí) - Sau khi kiểm tra, 112 học sinh đăng ký thi tiếng Hàn Quốc không có thời gian cư trú tại huyện nghèo Tương Dương. UBND huyện Tương Dương đã có công văn đề nghị Sở LĐTBXH, và Cục quản lý lao động ngoài nước không cho số lao động này thi tiếng Hàn Quốc.

Kỳ III: Đề nghị Sở LĐTBXH không cho “lao động dự án” thi tiếng Hàn Quốc
Ông Trần Văn Bình trú tại bản Mon khẳng định gia đình mình hoàn toàn không có bất cứ người cháu nào tên Hoa như công an xã đã xác nhận. Trong cuốn Sổ hộ khẩu của gia đình ông Bình cũng không hề có tên người cháu là Hoa.

Năm 2012, thực hiện Nghị quyết 30a/NQ-CP về đẩy mạnh xuất khẩu lao động tiến tới giảm nghèo bền vững theo tinh thần của Quyết định 71/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt năm 2012 Bộ LĐTBXH giành toàn bộ chỉ tiêu làm việc trong ngành nông nghiệp tại Hàn Quốc cho lao động các huyện nghèo trên toàn quốc.

Theo quy định tại Công văn số 1049/LĐTBXH - TTLĐNN và Công văn số 471/QLLĐNN-QLLĐ. Quy định rõ, đối tượng được hưởng chế độ này phải đầy đủ các điều kiện sau mới được tham gia đăng ký kiểm tra thi tiếng Hàn Quốc. Là người lao động làm nông nghiệp có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú đủ 12 tháng trở lên từ ngày cơ quan có thẩm quyền xác nhận cư trú hợp pháp và tốt nghiệp phổ thông cơ sơ. Có tuổi đời từ 18 - 39 tuổi sức khỏe tốt, không có tiền án, tiền sự.

Tuy nhiên, trong đợt kiểm tra thi tiếng Hàn Quốc giành riêng cho lao động các huyện nghèo có rất nhiều trường hợp người lao động các huyện khác đã làm thủ tục nhập khẩu (trên 12 tháng) vào các huyện nghèo để được kiểm tra thi tiếng Hàn Quốc. Trong đó huyện Tương Dương (Nghệ An) có tổng cộng 112 trường hợp.

Ngay sau khi nhận được phản ánh của dư luận UBND huyện Tương Dương đã có công văn giao cho Công an huyện Tương Dương, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tiến hành rà soát xác minh cụ thể những trường hợp theo diện “lao động dự án” này.

Kỳ III: Đề nghị Sở LĐTBXH không cho “lao động dự án” thi tiếng Hàn Quốc
Anh Trần Văn Sơn (trú tại bản Mon) nơi có hai lao động là Trần Thị Nhật (SN 1992) và Phan Thị Thọ (SN 1989) đã nhập khẩu vào gia đình anh. Tuy nhiên, chủ hộ Trần Văn Sơn khẳng định là hoàn toàn không có cháu hoặc anh em tên như bỗng dưng có trong sổ.

Kỳ III: Đề nghị Sở LĐTBXH không cho “lao động dự án” thi tiếng Hàn Quốc
Khi xem cuốn sổ hộ khẩu của gia đình anh Trần Văn Sơn chúng tôi không hề thấy có tên hai lao động là Nhật và Thọ.

Công an huyện Tương Dương đã phối hợp với UBND 18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện tiến hành điều tra xác minh. Kết quả cho thấy tất cả 112 học sinh đăng ký dự thi (có danh sách kèm theo) đều không có thời gian cư trú ở huyện Tương Dương. Như vậy số học sinh này không phải là đối tượng theo tinh thần Nghị quyết 30a. Tất cả 112 học sinh này đã lợi dụng các chính sách của Đảng và Nhà nước ưu tiên cho các huyện nghèo, lên địa bàn các xã nhằm hợp thức hóa về nơi cư trú để được tham gia thi và đi làm việc tại nước ngoài.

Theo Văn bản báo cáo từ UBND các xã thì số lao động trên không có mặt tại địa bàn huyện Tương Dương, không có người thân thích. Những thí sinh này là lao động từ các huyện khác đến và chỉ xin nhập khẩu vào một số hộ gia đình nào đó để được hưởng chế độ.

Ngay sau khi có kết quả xác minh, UBND huyện Tương Dương đã có Công văn đề nghị Sở LĐTBXH, Cục quản lý Lao động ngoài nước không cho số học sinh trên tham gia thi tiếng Hàn Quốc.

Kỳ III: Đề nghị Sở LĐTBXH không cho “lao động dự án” thi tiếng Hàn Quốc
Kỳ III: Đề nghị Sở LĐTBXH không cho “lao động dự án” thi tiếng Hàn Quốc
Công văn đề nghị Sở LĐTBXH, Cục quản lý Lao động ngoài nước không cho số học sinh trên tham gia thi tiếng Hàn Quốc.

Về phía UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tương Dương đã để xảy ra tình trạng trên. khiến chủ trương của Đảng, Nhà nước đi sai lệch so với thực tế. UBND huyện Tương Dương đã đã phê bình nhắc nhở các xã, thị trấn đã không làm tốt công tác quản lý nhà nước về hộ tịch, hộ khẩu.

Trong khi đó, tại huyện Quế Phong có theo báo cáo của Công an huyện này qua kiểm tra có 336 trường hợp đã đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú có 290 trường hợp không đủ hồ sơ theo quy định của Luật cư trú và thời gian tạm trú 1 năm trở lên. Trong đó cũng có 12 trường hợp không đăng ký hộ khẩu thường trú và chỉ có 24 trường hợp có đăng ký hộ khẩu thường trú. Như vậy, theo tính toán khớp thì huyện Quế Phong có khoảng 300 nhân khẩu nhập hộ khẩu trái pháp luật. Các khẩu này chủ yếu tập trung ở một số xã như Cắm Muộn, Nậm Giải, Quang Phong, Tri Lễ…

Đem vấn đề trên trao đổi với ông Hồ Văn Hùng - GĐ Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở LĐTBXH Nghệ An, ông Hùng cho biết: "Ngay bản thân tôi đã giao cho anh em kiểm tra cụ thể và điều làm tôi ngạc nhiên khi trong những cuốn sổ hộ khẩu này bỗng có tên người khác".

"Theo quy định của Chính phủ thì các đối tượng để được hưởng lợi từ dự án này thì ít nhất phải có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại địa phương 1 năm trở lên mới được tham gia lớp thi tiếng Hàn. Còn chúng tôi là đơn vị tổ chức thi và kiểm tra xem trong sổ hộ khẩu của những người đăng ký có phải là người bản địa hoặc có thời gian tạm trú 12 tháng như quy định hay không thì hầu hết đều thấy đúng, cho nên không thể loại trừ họ được. Tuy nhiên, tôi cũng thấy băn khoăn khi kiểm tra sổ hộ khẩu thì thấy tên trong đó rất lạ", ông Hùng cho biết thêm.

 Cũng theo ông Hùng đến thời điểm này (cả hai đợt) Trung tâm giới thiệu việc làm (thuộc Sở LĐTBXH Nghệ An) tổ chức 6 lớp và dự tính ban đầu khoảng 210 lao động. Tuy nhiên, khi đăng ký thì thấy tăng đột biến với khoảng 667 người đăng ký. "Vấn đề kiểm tra sổ hộ khẩu chúng tôi kiểm tra rất chặt chẽ và tất cả họ đều mang sổ đi đầy đủ. Còn tên trong sổ hộ khẩu thật hay giả chúng tôi không biết, nhưng chỉ thấy tên lẫn lộn giữa họ người dân tộc và người kinh lẫn lộn", ông Hùng cho biết. 

Còn ông Nguyễn Bằng Toàn - GĐ Sở LĐTBXH Nghệ An cho biết: “Hiện đã giao cho công an và các huyện rà soát lại cụ thể từng trường hợp, từng địa phương và làm rõ vấn đề nói trên”.

Thiết nghĩ đây là một bài học cần rút kinh nghiệm sâu sắc của UBND huyện Tương Dương, Quế Phong trong việc triển khai chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Cần rà soát kiểm tra sát sao hơn đặc biệt ở cấp cơ sở, không để chủ trương chính sách đi sai lệch so với thực tế. Gây mất niềm tin trong quần chúng nhân dân.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.

Nguyễn Phê - Nguyễn Tình


Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm