Vụ đổ bêtông tươi lấp ngõ chung:
"Khách quan" kiểu phường Trúc Bạch
Dư luận không thể không đặt ra câu hỏi: Vì sao quận Ba Đình cố tình làm ngược chỉ đạo của lãnh đạo TP và cố sức tìm cách bảo vệ ngôi nhà xây dựng không phép trên đất công tại số 7 đường Thanh Niên?
Lực lượng chức năng khoanh tay nhìn các đối tượng ngang nhiên vi phạm pháp luật.
Trong lúc lãnh đạo TP.Hà Nội đang yêu cầu UBND quận Ba Đình xử lý việc xây dựng không phép trên đất công và mở cửa trái phép sang ngõ đi của nhà số 7 đường Thanh Niên của bà Bích, thì quận này lại sốt sắng đi thanh - kiểm tra đơn thư tố cáo của bà Bích về việc bà Oanh thay cửa ra vào(?!). Chính cách điều hành này càng gây bức xúc trong dư luận.
Trong công văn số 108 ngày 23.7 gửi một số báo, UBND phường Trúc Bạch đề nghị việc đưa thông tin “cần đảm bảo khách quan, đầy đủ, chính xác ...”. Nhưng, chính công văn này thể hiện nhiều nội dung rất không khách quan.
Thứ nhất, về nguồn gốc ngôi nhà số 7 đường Thanh Niên, công văn số 108 cho biết, có 9 hộ ký hợp đồng thuê nhà và đã mua nhà theo Nghị định 61/CP và “ngoài ra, tại tầng 1 có thêm hộ bà Bích đang sử dụng nhà là diện tích xây dựng thêm trong khuôn viên biển số nhà”. Nếu đọc đoạn “ngoài ra, tại tầng 1 có thêm...” thì ai cũng hiểu là ngoài 9 hộ trên thì ở tầng 1 lại có thêm một hộ nữa, nhưng thực tế hoàn toàn không như vậy: Nhà bà Bích xây dựng hoàn toàn ngoài khuôn viên nhà số 7 này, lại càng không thể “tại tầng 1” được.
Thứ hai, hộ bà Bích “chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Vậy, vấn đề đặt ra ở đây là tại sao hộ bà Bích không có được những giấy chứng nhận mà cả 9 hộ dân ở nhà số 7 đường Thanh Niên này đều có. Tại sao công văn của UBND phường đã cố tình lờ đi nguyên nhân? Lý do rất đơn giản là ngôi nhà của bà Bích được xây không phép trên đất công, nhưng lại được chính quyền sở tại và các cơ quan chức năng bao che - điều này thể hiện rất rõ trên các hồ sơ mà chính quyền đang có trong tay.
Thứ ba, công văn này cố tình lập lờ trắng - đen lý do việc thay cửa gỗ bằng bằng cửa cuốn của nhà bà Oanh, khi ra quyết định đình chỉ xây dựng. Vậy, vì sao bà Oanh phải thay cửa ra vào nhà? Vào 2h ngày 2.2.2012, bà Bích đã thuê xe trộn bêtông tươi đổ vào ngõ đi chung của các hộ trong ngôi nhà số 7 và lấp luôn cả cửa gỗ nhà bà Oanh. Cửa gỗ hỏng thì phải thay. Câu hỏi cần đặt ra là, khi thay cửa ra vào nhà có phải xin phép chính quyền và có thể coi đó là vi phạm trật tự xây dựng không, hay chính những người ra quyết định đình chỉ xây dựng này đã lạm quyền?
Thứ tư, công văn 108 còn viện đến đơn tố cáo “bà Oanh tự ý khóa cửa gỗ”. Việc này có thể xảy ra không? Câu trả lời là, nếu bà Oanh đã tự ý khóa, có nghĩa là cũng từ chối việc sử dụng lối đi này, mà nếu vậy thì bà Bích tại sao phải chạy vạy để việc đổ bêtông tươi được “đầu xuôi...”. Điều này cho thấy rất rõ ai là người đã khóa cửa ngoài căn hộ của bà Oanh nhằm chiếm ngõ, vậy mà... phường vẫn vô tư viện dẫn.
Thứ năm, khi công luận lên tiếng về hành vi gây rối trật tự công cộng (đổ bêtông tươi vào ngõ) của bà Bích có dấu hiệu bị “chìm xuồng”, thì trong công văn 108 này mới cho biết “xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 lái xe điều khiển ôtô đổ bêtông vi phạm Luật Giao thông.” Vậy chính quyền vẫn chưa trả lời câu hỏi: Các lực lượng chức năng đã làm ngơ khi hành vi xả bêtông tươi diễn ra trước mắt mình có bị xử lý gì không và bà Bích - chủ mưu trong vụ việc này - dù “chưa đủ căn cứ pháp lý để truy tố trước pháp luật” (như công văn 108 đề cập) thì có bị xử lý gì không? Mặt khác, tiền của, công sức của các lực lượng đi dọn hàng chục mét khối bêtông này, ai đã phải bỏ ra?
Thứ sáu, trong khi Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh chỉ đạo kiên quyết quận xử lý việc bà Bích xây dựng không phép trên đất công và mở cửa trái phép sang ngõ đi chung thì lãnh đạo quận cố tình lờ đi. Trong khi đó, lấy cớ bà Bích có đơn tố cáo bà Oanh “xây dựng lấn chiếm tại khu phụ chung” để sốt sắng quay sang lập tổ kiểm tra nhà bà Oanh (với đủ các cơ quan chức năng của quận). Dù rằng, bà Bích từ trước tới nay không có quyền lợi gì liên quan đến khuôn viên ngôi nhà số 7 này và thực tế cũng chẳng có hành vi lấn chiếm nào xảy ra khi 3 hộ (là chị em ruột và hiện chỉ còn như vậy chứ không phải 9 hộ như công văn số 108 nêu) còn lại thỏa thuận với nhau cách thức sử dụng khu phụ...
Dư luận không thể không đặt ra câu hỏi: Vì sao quận Ba Đình cố tình làm ngược chỉ đạo của lãnh đạo TP và cố sức tìm cách bảo vệ ngôi nhà xây dựng không phép trên đất công này? Đã đến lúc UBND TP cần phải lập đoàn thanh tra công vụ với UBND quận Ba Đình, như ông Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh đã phải đề cập đến.
Thứ nhất, về nguồn gốc ngôi nhà số 7 đường Thanh Niên, công văn số 108 cho biết, có 9 hộ ký hợp đồng thuê nhà và đã mua nhà theo Nghị định 61/CP và “ngoài ra, tại tầng 1 có thêm hộ bà Bích đang sử dụng nhà là diện tích xây dựng thêm trong khuôn viên biển số nhà”. Nếu đọc đoạn “ngoài ra, tại tầng 1 có thêm...” thì ai cũng hiểu là ngoài 9 hộ trên thì ở tầng 1 lại có thêm một hộ nữa, nhưng thực tế hoàn toàn không như vậy: Nhà bà Bích xây dựng hoàn toàn ngoài khuôn viên nhà số 7 này, lại càng không thể “tại tầng 1” được.
Thứ hai, hộ bà Bích “chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Vậy, vấn đề đặt ra ở đây là tại sao hộ bà Bích không có được những giấy chứng nhận mà cả 9 hộ dân ở nhà số 7 đường Thanh Niên này đều có. Tại sao công văn của UBND phường đã cố tình lờ đi nguyên nhân? Lý do rất đơn giản là ngôi nhà của bà Bích được xây không phép trên đất công, nhưng lại được chính quyền sở tại và các cơ quan chức năng bao che - điều này thể hiện rất rõ trên các hồ sơ mà chính quyền đang có trong tay.
Thứ ba, công văn này cố tình lập lờ trắng - đen lý do việc thay cửa gỗ bằng bằng cửa cuốn của nhà bà Oanh, khi ra quyết định đình chỉ xây dựng. Vậy, vì sao bà Oanh phải thay cửa ra vào nhà? Vào 2h ngày 2.2.2012, bà Bích đã thuê xe trộn bêtông tươi đổ vào ngõ đi chung của các hộ trong ngôi nhà số 7 và lấp luôn cả cửa gỗ nhà bà Oanh. Cửa gỗ hỏng thì phải thay. Câu hỏi cần đặt ra là, khi thay cửa ra vào nhà có phải xin phép chính quyền và có thể coi đó là vi phạm trật tự xây dựng không, hay chính những người ra quyết định đình chỉ xây dựng này đã lạm quyền?
Thứ tư, công văn 108 còn viện đến đơn tố cáo “bà Oanh tự ý khóa cửa gỗ”. Việc này có thể xảy ra không? Câu trả lời là, nếu bà Oanh đã tự ý khóa, có nghĩa là cũng từ chối việc sử dụng lối đi này, mà nếu vậy thì bà Bích tại sao phải chạy vạy để việc đổ bêtông tươi được “đầu xuôi...”. Điều này cho thấy rất rõ ai là người đã khóa cửa ngoài căn hộ của bà Oanh nhằm chiếm ngõ, vậy mà... phường vẫn vô tư viện dẫn.
Thứ năm, khi công luận lên tiếng về hành vi gây rối trật tự công cộng (đổ bêtông tươi vào ngõ) của bà Bích có dấu hiệu bị “chìm xuồng”, thì trong công văn 108 này mới cho biết “xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 lái xe điều khiển ôtô đổ bêtông vi phạm Luật Giao thông.” Vậy chính quyền vẫn chưa trả lời câu hỏi: Các lực lượng chức năng đã làm ngơ khi hành vi xả bêtông tươi diễn ra trước mắt mình có bị xử lý gì không và bà Bích - chủ mưu trong vụ việc này - dù “chưa đủ căn cứ pháp lý để truy tố trước pháp luật” (như công văn 108 đề cập) thì có bị xử lý gì không? Mặt khác, tiền của, công sức của các lực lượng đi dọn hàng chục mét khối bêtông này, ai đã phải bỏ ra?
Thứ sáu, trong khi Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh chỉ đạo kiên quyết quận xử lý việc bà Bích xây dựng không phép trên đất công và mở cửa trái phép sang ngõ đi chung thì lãnh đạo quận cố tình lờ đi. Trong khi đó, lấy cớ bà Bích có đơn tố cáo bà Oanh “xây dựng lấn chiếm tại khu phụ chung” để sốt sắng quay sang lập tổ kiểm tra nhà bà Oanh (với đủ các cơ quan chức năng của quận). Dù rằng, bà Bích từ trước tới nay không có quyền lợi gì liên quan đến khuôn viên ngôi nhà số 7 này và thực tế cũng chẳng có hành vi lấn chiếm nào xảy ra khi 3 hộ (là chị em ruột và hiện chỉ còn như vậy chứ không phải 9 hộ như công văn số 108 nêu) còn lại thỏa thuận với nhau cách thức sử dụng khu phụ...
Dư luận không thể không đặt ra câu hỏi: Vì sao quận Ba Đình cố tình làm ngược chỉ đạo của lãnh đạo TP và cố sức tìm cách bảo vệ ngôi nhà xây dựng không phép trên đất công này? Đã đến lúc UBND TP cần phải lập đoàn thanh tra công vụ với UBND quận Ba Đình, như ông Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh đã phải đề cập đến.
Theo Lao động