Bình Dương:

Hàng trăm lò gạch kêu cứu trước ngày bị xóa sổ

(Dân trí) - Lộ trình của Chính phủ cho phép lò gạch công nghệ Hoffman tồn tại đến năm 2020, tuy nhiên, UBND tỉnh Bình Dương bắt buộc tất cả các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch xây dựng theo công nghệ này trên địa bàn phải chấm dứt hoạt động.




Quyết “khai tử” lò gạch Hoffman

Báo điện tử Dân trí nhận đơn kêu cứu khẩn cấp của đại diện gần 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch xây dựng theo công nghệ Hoffman cùng những người lao động gắn liền cuộc sống của bản thân, gia đình với hoạt động sản xuất ngành nghề này.

Nguyên do để gần 200 doanh nghiệp, cơ sở và gần 10.000 lao động kêu cứu là vì thông báo số 169/TB-UBND kết luận ý kiến chỉ đạo của ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương buộc các lò gạch sản xuất theo công nghệ Hoffman phải chấm dứt hoạt động trước ngày 30/6/2014. Theo đó, các doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động, tự phá dỡ, nếu không sẽ bị cưỡng chế.

Lò gạch bị khai tử khi lộ trình vẫn còn dài và các ông chủ chưa kịp thu hồi vốn
Lò gạch bị "khai tử" khi lộ trình vẫn còn dài và các ông chủ chưa kịp thu hồi vốn

Theo đơn kêu cứu, các doanh nghiệp, cơ sở cho biết, năm 2008, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg về việc “phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020”. Trong đó, Chính phủ định hướng các doanh nghiệp, cơ sở phải đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ sản xuất gạch đất sét nung nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu và bảo vệ môi trường…

Hưởng ứng Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg, gần 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch đã chuyển đổi lên công nghệ Hoffman của Đức. Đây là kiểu lò nung theo công nghệ nung liên tục với buồng đốt di động. Công nghệ này giảm tiêu hao nhiên liệu đốt, vừa sử dụng hiệu quả nguồn nhiệt do đốt liên tục và tuần hoàn. Có hệ thống bể lọc nước lắng bụi trước khi thải khói nên không gây ô nhiễm môi trường. Dù điều kiện còn khó khăn, các doanh nghiệp, cơ sở đều vay mượn ít nhất từ 5-12 tỷ đồng để chuyển đổi lò gạch sang công nghệ Hoffman. Với công nghệ này, có thể tận dụng được tất cả các nguyên liệu là phế thải có sẵn tại địa phương như mùn cưa, trấu, vỏ hạt điều… Công nghệ này cũng được Sở Khoa học công nghệ, Sở Xây dựng Bình Dương đánh giá, đề xuất là đạt yêu cầu, đáp ứng đòi hỏi chất lượng, tiêu chuẩn, môi trường…

Một số doanh nghiệp, cơ sở có điều kiện hơn thì chuyển sang công nghệ Tuynel (nhiên liệu hóa thạch là than đá) với chi phí đầu tư từ 30-50 tỷ đồng/lò. Tuy nhiên, số lượng lò Tuynel trên địa bàn Bình Dương là không nhiều vì chi phí đầu tư quá cao.

Trong những năm qua, các cơ sở sản xuất gạch công nghệ Hoffman đã tạo công ăn việc làm cho gần 10.000 lao động. Các cơ sở này đang trên đà phát triển và còn khoảng thời gian ngắn nữa mới hoàn lại chi phí đầu tư ban đầu. Vậy mà, khi lộ trình của Chính phủ quy định còn đến 6 năm, các doanh nghiệp chưa thu hồi vốn, chưa sinh lời thì từ năm 2012, UBND tỉnh Bình Dương đã có chủ trương dẹp bỏ tất cả các lò gạch đang hoạt động theo công nghệ Hoffman.

Gần đây nhất, ngày 11/4/2014, UBND tỉnh Bình Dương đã có văn bản số 1068/UBND –KTN yêu cầu các địa phương gửi thông báo, phát thanh trên hệ thống truyền thanh của xã buộc các doanh nghiệp, cơ sở gạch Hoffman trên địa bàn phải chấm dứt hoạt động. UBND tỉnh Bình Dương cũng chỉ đạo điện lực thanh lý hợp đồng với các khách hàng sản xuất gạch bằng công nghệ Hoffman. Để thực hiện quyết tâm này, trong buổi họp báo hôm 13/6 vừa qua, UBND tỉnh Bình Dương đã khẳng định, ngày 30/6 tới, tỉnh sẽ cương quyết đóng cửa tất cả các lò gạch Hoffman trên địa bàn.

Cuộc sống của công nhân lâu nay bám trụ ở các lò gạch mưu sinh
Cuộc sống của công nhân lâu nay bám trụ ở các lò gạch mưu sinh

Trong khi Bình Dương tỏ ra nôn nóng dẹp lò gạch Hoffman thì chủ trương của Chính phủ từng bước hạn chế sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng từ đất sét nung sang sử dụng vật liệu không nung đã quy định rất rõ lộ trình từng bước, từng thời điểm, căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện của từng địa phương.

Tại văn bản số 896/BXD-VLXD ngày 1/6/2012 do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam ký đã ghi rõ: “Các dự án nằm ở khu vực các xã thuộc huyện miền núi của các tỉnh xây dựng lộ trình chấm dứt hoạt động đến năm 2017 với lò thủ công, thủ công cải tiến và chậm nhất đến năm 2020 với lò đứng liên tục, với lò vòng, lò vòng cải tiến (hay còn gọi là lò Hoffman) không sử dụng nguyên liệu hóa thạch, mà sử dụng phế liệu của ngành nông nghiệp (trấu, mùn cưa, vỏ hạt điều…), tùy điều kiện của từng địa phương có thể cho phép tồn tại”.

Gần 2.000 tỷ đồng có nguy cơ thành phế liệu

Tại cuộc họp báo ngày 13/6 vừa qua, Lãnh đạo Sở Lao động Thương Binh & Xã hội Bình Dương cho biết đã có phương án giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động đang làm việc tại lò gạch Hoffman sau khi bị giải thể. Lãnh đạo tỉnh Bình Dương cũng cho biết đã có lộ trình hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở chuyển đổi ngành nghề. Tuy nhiên, thực tế ghi nhận lại hoàn toàn khác.

Chiều 20/6, chúng tôi tìm về thị xã Tân Uyên, nơi tập trung các lò gạch sản xuất theo công nghệ Hoffman nhiều nhất của tỉnh Bình Dương. Tại đây, từ các ông chủ đến công nhân đều bày tỏ sự buồn bả trước chủ trương cứng nhắc của UBND tỉnh khi cương quyết xóa sổ lò gạch công nghệ Hoffman, đồng nghĩa với việc “đập bể” nồi cơm của hàng ngàn con người.

Ông Lâm Văn Thành (chủ cơ sở Lâm Thành Nhung, ấp Bình Chánh Đông, P.Khánh Bình, thị xã Tân Uyên) mắt ngấn lệ khi nói về tương lai cái lò gạch của mình và cuộc sống của 30 công nhân đang làm việc tại đây.

“Cơ sở đang vào guồng hoạt động tốt. Càng về sau doanh thu ổn hơn. Nếu theo lộ trình thì khoảng 3-5 năm nữa là chúng tôi hoàn toàn thu hồi vốn. Giờ mà dẹp lò gạch sớm thế này, số tiền còn nợ 7-8 tỷ đồng tôi không biết phải xoay xở làm sao trả hết được. 30 công nhân của tôi không biết họ sẽ đi đâu, về đâu”, ông Thành thở dài.

Công nghệ Hoffman có thực sự gây ô nhiễm môi trường đến mức phải đóng cửa vội vàng?
Công nghệ Hoffman có thực sự gây ô nhiễm môi trường đến mức phải đóng cửa vội vàng?

Nguyễn An Đông, chủ cơ sở gạch Minh Tú thì không giấu được vẻ mặt thất vọng. Nhìn vào dàn máy móc điều khiển tự động các công đoạn sản xuất gạch được đầu tư khá nhiều tiền của, ông Tú tiếc rẻ: “Nhìn hoành tráng vậy chứ lò mà dẹp thì dàn máy hiện đại này chỉ có nước bán ve chai. Tính trung bình mỗi cơ sở đầu tư công nghệ 10 tỷ đồng. Cả 200 cơ sở thì 2.000 tỷ đồng sẽ đổ sông đổ biển nếu lò gạch bị dẹp”.

Cùng hoàn cảnh như ông Đông, ông Bùi Chí Dũng, ch cơ sở sản xuất gạch Thanh Anh ở xã Hội Nghĩa, thị xã Tân Uyên đau xót nói: “Năm 2010, chúng tôi loay hoay tìm cách chuyển hướng sau khi xóa bỏ lò gạch thủ công, chẳng cơ quan chc năng nào đứng ra chỉ bảo. Đến khi chúng tôi xây xong thì lại bảo chúng tôi sai phạm này nọ để ép chúng tôi phải ngưng hoạt động. Trong khi đó, hàng loạt các doanh nghiệp đều phải đi vay ngân hàng để xây dựng cơ sở. Bây giờ nếu bịỡng chế thì tiền đâu mà doanh nghiệp trả ngân hàng. Còn lò gạch, có thanh lý cũng chẳng thu lại được bao nhiêu. Cấp trên họp báo nói hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm cho công nhân nghe hoành tráng lắm nhưng tôi và công nhân của tôi chưa thấy ai đả động gì”.

Mọi tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật. Chính sách về quản lý vt liệu xây dựng, định hướng của Chính phủ về việc từng bước hạn chế tiến tới chấm dt sử dụng vật liệu xây dựng sản xuất từ đất sét nung là chính sách áp dụng chung trên toàn quốc đối với mọi hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét nung. Do đó, chúng tôi mong sao tỉnh Bình Dương cho chúng tôi thêm thời gian để thực hiện đúng lộ trình mà Chính phủ đã đưa ra”, ông Dũng nói.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến độc giả.

Công Quang