Giáo viên trẻ thêm phần “gánh nặng”

(Dân trí) - Nếu nói nghề giáo là nghề vinh quang nhưng có nhiều khó khăn, thử thách, thì những giáo viên trẻ mới bước vào nghề lại càng là những người phải gánh chịu nhiều khó khăn vất vả nhất...

Nhưng đối với nghề nào cũng vậy, muốn bước tới đài vinh quang trong nghề nghiệp thì đều phải phấn đấu gian khổ để đạt tới cái đích “”Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” như người xưa đã nói.

 

Bài viết tranh luận của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn

Các cơ quản lý giáo dục cũng nên quan tâm nhiều hơn đến việc tạo điều kiện cho những giáo viên trẻ phấn đấu trở thành những giáo viên giỏi và gắn bó với nghề. Chỉ có như vậy thì nền giáo dục của chúng ta mới ngày càng phát triển và theo kịp nền văn minh của thế giới.

 

Dưới đây là một vài ý kiến chúng tôi xin trích đăng:

  

Bạn đọc nguyenthiyen1991@gmail.com:

           

Đã là giáo viên thì đều phải chịu nhiều áp lực, nhưng giáo viên lâu năm thì còn đỡ hơn nhờ có vị thế trong trường, nhiều người vì nể, lương bổng cũng khá hơn. Khó khăn hơn cả là những giáo viên đang trong giai đoạn tập sự hay các giáo viên “trẻ” mới về trường công tác.

 

Tôi xin được lấy một ví dụ là một người bạn của tôi đang dạy tại trường tiểu học NK-Hà Nội. Là giáo viên trẻ đang trong giai đoạn tập sự cho nên việc dạy học là phụ, mà phải làm nhiều việc không tên, nhiều khi giống như người làm công nhật tạp vụ trong trường. Công việc lặt vặt thì rất nhiều, cái gì cũng đến tay vì “là giáo viên mới” mà.

 

Thời gian làm việc quá nhiều. Ngoài giờ hành chính thì còn phải làm thêm những việc mà nhiều khi lẽ ra việc đó phải là của bảo vệ mới đúng. Thế nên nhiều khi bảo vệ còn “lên mặt” với giáo viên trẻ, sai họ làm những công việc lẽ ra mình phải làm.

 

Mỗi tuần bạn tôi chỉ được nghỉ trọn vẹn một buổi sáng, thế nhưng chả mấy khi được ở nhà, hết hoạt động này đến hoạt động kia cứ triền miên… Có lần trường tổ chức cho học sinh đi thi đấu trong quận về các môn thể dục như cờ vua, đá cầu, chạy xa…..thì thôi rồi…khỏi phải nói luôn.

 

Làm vất vả như vậy nhưng lại được hưởng đồng lương quả là bèo bọt, không hiểu rằng giáo viên tập sự với mức lương như thế thì lấy gì mà ăn đây. Chưa kể đến là “giáo viên mới” phải lo bao nhiêu là chuyện “lễ nghĩa” đối với sếp và đồng nghiệp cho thật chu đáo, nếu không sẽ để lại hình ảnh không tốt đẹp sẽ “ảnh hưởng” lớn đến kết quả tập sự sau này thì thật là công toi. Thế nên thế nào thì cũng phải lo mà hoàn thành mọi “nghĩa vụ” nhà trường đặt ra.

 

Bạn đọc Lê Dung:

 

Là một giảng viên đại học đã gần 3 năm công tác, tôi nhận thấy càng ngày mình càng yêu nghề, và cảm nhận đây là nghề cao quý. Nói thật là những gì chúng tôi cống hiến đã không được bù đắp xứng đáng, hiện giờ mức lương gần 3 triệu đồng, làm sao sống được giữa thủ đô, lại còn phải lo cho sự nghiệp học hành cả đời, từ cao học, lên tiến sỹ, đến ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học... và bao thứ khác nữa chứ.

 

Nói ra cũng chỉ là hi vọng một ngày nào đó, chúng tôi nhận được sự quan tâm và công bằng đối với xã hội mà thôi. Mỗi người đều có sự lựa chọn của mình. Tôi chọn nghề mà tôi yêu, dù vất vả nhưng vẫn luôn cố gắng, chỉ cần được tôn trọng mà thôi. Những người trong nghề cũng đủ loại người, tôi không vơ đũa cả nắm, nên cũng mong một số người đừng vơ đũa cả nắm, nói rằng giáo viên thì có thu nhập chính là từ sinh viên, học sinh, phụ huynh chẳng hạn.
 
 Giáo viên trẻ thêm phần “gánh nặng” - 1

ảnh minh họa (nguồn ảnh internet)

 

Tôi xin nói thẳng rằng đã làm giáo viên, thì hầu hết đều là những người tâm huyết với nghề. Từ ngày bước lên bục giảng, tôi luôn cảm thấy công việc của mình như một công việc tình nguyện vậy. Tôi thì vẫn giữ ý chí vững vàng, và tin rằng tôi sẽ thành công trên con đường tôi đã chọn. Tôi cũng thích làm giàu, nhưng sẽ làm giàu chính đáng. Nhưng khách quan mà nói, thì tôi thấy có rất nhiều báo động vì đời sống giảng viên, giáo viên quá thấp, nhất là giáo viên trẻ. Thử hỏi nếu hai vợ chồng làm giảng viên, mà không đủ sống, không đủ nuôi con... thì người ta có còn trụ lại với nghề được không?

 

 Nghề mà đòi hỏi cao, lương lại thấp, thì tất nhiên không thu hút được người tài, và cứ thế, không hiểu càng ngày chất lượng giáo dục sẽ càng đi xuống hay sao. Hôm trước, tôi có nghe một diễn giả (được quảng bá là hàng đầu Việt Nam). Nói câu nào là ông chê giảng viên câu đó, ông động viên sinh viên làm giàu và kiếm tiền bên ngoài. Rồi ông nói giảng viên thiếu kĩ năng, không dám ra ngoài đời, không thành công được như ông.

 

Tôi là người hết mình ủng hộ sinh viên, và cũng cảm ơn vì ông đã nhận lời mời về diễn thuyết cho sinh viên của chúng tôi. Nhưng ông không biết rằng, chúng tôi luôn phải cố gắng cập nhật theo khoa học hiện đại; luôn cố gắng để cân bằng kiến thức và kinh nghiệm thực tế; có thêm hiểu biết về ngành giáo dục, về tâm lý sinh viên, về xu hướng của thời đại, chúng tôi cũng tự rèn luyện để dạy sinh viên các kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên...

 

Nếu có khi nào nản lòng, tôi lại tự động viên mình cố gắng vì tôi yêu sinh viên, nên luôn phải hoàn thiện bản thân mình, luôn phải "giữ mình" nữa! Cảm ơn báo Dân trí đã giúp chúng tôi chia sẻ những tâm tư của mình như thế này

 

Bạn đọc Nguyễn Xuân Giang:

 

Đọc ý kiến của các bạn, tôi cũng thy phần nào mình được an ủi bởi lẽ thấy ngành giáo dục của chúng ta đang còn nhiều bất cập về cơ chế và cách thức quản lý, chứ không phải tại đội ngũ giáo viên. Tôi ra trường và đã đi làm được 5 năm rồi nhưng vẫn chỉ là một giáo viên hợp đồng , với đồng lương hiện tại chỉ được một triệu đồng một tháng thì làm gì mua được cái gì với giá cả thị trường như hiện nay.

 

Bên cạnh đó mỗi năm lại phải bỏ ra một khoản tiền bng hai ba tháng lương để tiếp tục xin làm việc nếu không thì phải ở nhà luôn. Buồn lắm các bạn ơi, nhiều lúc mình chỉ muốn bỏ nghề cho xong nhưng lại không thể bỏ nổi vì thực sự mình đã quá yêu mến học sinh qua từng năm dạy các em.

 

Thiết nghĩ chỉ cần nhà nước quan tâm đến giáo viên hợp đồng như bọn mình thì chắc ngành giáo dục VN sẽ tốt hơn rất nhiều, vì mình thy hu như giáo viên hợp đồng làm việc nghiêm túc và hiệu quả hơn những giáo viên biên chế (nếu có sự nhìn nhận khách quan với những tiêu chí cụ thể, rõ ràng).

 

Bạn đọc Hoàng Nhung:

 

Tôi cũng là một GV mới ra trường, may mắn hơn các bạn khác là khi ra trường tôi xin được vào 1 trường THPT. Nhưng thú thật, đến thời điểm hiện tại thì tôi thấy nản với nghề rồi. Tôi không dám nói tới những bất cập về đồng lương nữa vì các bạn đã nói nhiều rồi, vấn đề tôi muốn đề cập là chất lượng giảng dạy. Không biết ở các trường THPT khác như thế nào, chứ ở trường tôi đang công tác có thể nói 80% các em HS không giải được một bài toán về QUI ĐỒNG MẪU SỐ. Vậy thử hỏi, nếu như tất cả HS của chúng ta đều như vậy thì đất nước chúng ta sẽ ra sao trong 5 năm nữa. Nguyên nhân tại sao thì rất nhiêu, để học sinh “ngồi nhầm chỗ” là một quá trình dài dài…Còn nói riêng về cung cách quản lý thì chúng tôi ngoài việc lên lớp giảng dạy còn phải họp hành, hoàn thành hồ sơ chuyên môn, làm thêm để kiếm sống ... thì làm sao tập trung mọi trí lực cho việc dạy dỗ học trò.

 

Bạn đọc Thanh Lê:

 

Tâm sự của nhiều  bạn là nỗi niềm chung của bao người đang theo cái nghiệp làm THÀY. Nhưng có lẽ con đường còn khá rộng dài để đi tới đích bạn ạ.


Tôi là một thầy giáo đã đứng lớp hơn 30 năm, đã trải qua
bao sự thăng trầm, nhưng có một kinh nghiệm luôn luôn đúng: phải “tự cứu mình trước khi trời cứu!” để tìm ra con đường khả dĩ để mình đi.

 

Trong cơ chế mới, con đường khả dĩ đó đã mở ra phía trước các bạn:

1) Bạn có thể dạy ở 1 trường ngoài công lập:
 Bạn
chỉ cần thi tuyển bằng năng lực thật sự của mình, mà không mất tiền lo vào công chức, lương khá hơn, cơ chế quản lí thoáng hơn.
 Sau 13 năm làm cán bộ giảng dạy ở 1 trường  ĐHS
P, tôi đã xin nghỉ chế độ để về dạy cho 1 trường THPT dân lập có vị Hiệu trưởng nổi tiếng với trường "3 không": Không họp hành, Không dự giờ, Không bình bầu thi đua.
 Tới nay tôi vẫn cho rằng
quyết định của mình là đúng.

2) Bạn phải
có ý chí phấn đấu để trở thành người dạy rất giỏi.
Cái giỏi này không phải là danh hiệu do cấp này cấp nọ công nhận, mà là HS và PH thừa nhận. Khi đó bạn có thể sống bằng nghề của mình. Ai đó có nói: "Nếu làm người móc cống thì cũng phải là ng
ười móc cống giỏi nhất". Bạn có nghe nói có những GV thu nhập rất cao? Đấy là điều có thật và cũng thật chính đáng.

3) Bạn phải kinh doanh một cái gì đó.
Khi nghe về một giáo sư nước ngoài thường tên của họ vừa gắn với 1 tr
ường ĐH, vừa gắn với 1 tập đoàn tài chính nào đó (là lãnh đạo, là tư vấn). Hãy tìm đọc cuốn DẠY CON LÀM GIÀU để hiểu: "Bạn có 1 công việc và hãy làm thật tốt công việc ấy, nhưng cần phải kinh doanh 1 cái gì đó".
Tôi luôn bận rộn với việc dạy học. Nhưng tôi cũng chơi cổ phiếu, cũng đầu tư vào vài trường tư thục và cũng buôn
bất động sản; nó đem lại tiền, hứng thú và sự trải nghiệm.

Đoạn kết, tôi thấy buồn vì phần lớn đồng nghiệp của mình s
ng khó khăn, tôi cũng mủi lòng khi HS của mình toàn tìm nghề tài chính, ngân hàng mà "bỏ qua" sư phạm. Nhưng có lẽ nghề THẦY GIÁO là phù hợp nhất với tôi. Tôi vẫn yêu nghề mình chọn.