Giáo dục cũng cần linh động

(Dân trí) - Những ngành học nào bắt buộc cần phải tuyển người giỏi, người tài ví như ngành y, dược, kiến trúc, địa lý…thì phải lấy điểm cao, dù số lượng ít nhưng bắt buộc phải chọn chất lượng. Còn thì có thể linh động mới tránh được những "rối ren" trong chuyện điểm sàn.

Tôi nghĩ phải tùy trường và tùy đặc điểm của từng ngành học nữa để đưa ra mức điểm sàn phù hợp. Nói chung về ngành kỹ thuật, sư phạm, y, dược, kiến trúc, xây dựng, địa lý, lịch sử thì bắt buộc phải lấy điểm cao. Kỹ sư không thể khi chế tạo máy hay vẽ công trình chỉ đúng 50-70% mà phải là 95-99%. Bác sĩ mà đúng 70-85% thì còn nguy hiểm hơn bởi bác sĩ đòi hỏi phải chính xác ở mức độ 98-100%. 

 

Ví dụ ngành y ra nghề mà chẩn đoán bệnh đúng có 90-95% thì 5% -10% còn lại là cả một vấn đề lớn. Kiến trúc sư hay kỹ sư xây dựng mà tỷ lệ chuẩn xác có 80-90% cũng rất nguy hiểm... Nên những ngành đặc thù bắt buộc phải lấy điểm cao, chọn người giỏi, vì những ngành này đòi hỏi phải chính xác, phải giỏi mới được.

 

Chỉ có ngành kinh tế là có thể lấy điểm sàn hoặc dưới sàn hoặc đào tạo theo nhu cầu người học. Tôi nghĩ cứ điểm nào thì vào trường đại học đó. Về ngành kinh tế thì đại học là phổ cập, mai mốt ra trường người nào có năng lực thì có công việc, vị trí xã hội. Người nào không có năng lực thì tiến sĩ giấy, cử nhân giấy cũng vô ích thôi.

 

Hiện tại tôi đang làm tại một ngân hàng lớn, vẫn có người tốt nghiệp dân lập, bán công và cả những thạc sĩ nữa. Mức lương bằng nhau, công việc như nhau, tôi tốt nghiệp chính quy cũng thấy như các bạn dân lập ra thôi, có bạn đang bảo vệ thạc sĩ cũng vậy. Học kinh tế là nhu cầu của mọi người, khả năng của người nào thì vào trường đại học đó cũng như khi ra trường người nào có năng lực thì làm công ty lớn, người nào không có năng lực thì làm công ty nhỏ. Người nào có năng lực và có vốn thì ra làm riêng...

 

Vì vậy tôi nghĩ, riêng các ngành đặc biệt bắt buộc phải lấy điểm cao, chọn người giỏi dù số lượng có ít nhưng bắt buộc phải chọn chất lượng. 

 

Thảo Nguyên
arita_hoang@yaoo.com