Bài 2:

Gần 30 doanh nghiệp kêu cứu khẩn cấp, TP Hà Nội chỉ đạo nhiều cơ quan vào cuộc

(Dân trí) - Gần 30 doanh nghiệp hiện đang thuê nhà xưởng tại Cụm công nghiệp Phú Minh (Bắc Từ Liêm - Hà Nội) đang khẩn thiết kêu cứu trước nguy cơ phải “ra đường” với hàng nghìn công nhân sẽ thất nghiệp. UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo nhiều cơ quan vào cuộc giải quyết sự việc.

Hàng nghìn lao động lo “thắt ruột” trước nguy cơ thất nghiệp

Như Dân trí đã đưa tin, hiện nay gần 30 doanh nghiệp thuê nhà xưởng tại Cụm công nghiệp Phú Minh vô cùng bức xúc vì cho rằng Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Hà (Công ty Việt Hà) đã có sai phạm trong việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà xưởng với các doanh nghiệp, đồng thời tồn tại nhiều bất cập trong các văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc xây dựng Khu đô thị Việt Hà, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh tại đây, đẩy các doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản.

Trên thực tế, khi được biết về việc Công ty Việt Hà có chủ trương đơn phương chấm dứt Hợp đồng thuê nhà xưởng với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã gửi rất nhiều đơn kiến nghị đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Văn phòng chính phủ, Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, các Sở ban ngành thành phố Hà Nội và cả Công ty Việt Hà đề nghị được xem xét, bảo vệ quyền - lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp.

Gần 30 doanh nghiệp kêu cứu khẩn cấp, TP Hà Nội chỉ đạo nhiều cơ quan vào cuộc - 1
Gần 30 doanh nghiệp kêu cứu khẩn cấp, TP Hà Nội chỉ đạo nhiều cơ quan vào cuộc - 2

Gần 30 doanh nghiệp kêu cứu khẩn cấp, TP Hà Nội chỉ đạo nhiều cơ quan vào cuộc - 3

Hàng chục doanh nghiệp gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ mong được giúp đỡ.

Hàng chục doanh nghiệp gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ mong được giúp đỡ.


Văn phòng Chính phủ yêu cầu xem xét kiến nghị của các doanh nghiệp tại cụm công nghiệp Phú Minh.

Văn phòng Chính phủ yêu cầu xem xét kiến nghị của các doanh nghiệp tại cụm công nghiệp Phú Minh.

Tại đơn kiến nghị của mình, các doanh nghiệp bày tỏ rõ việc các doanh nghiệp rất ủng hộ các chủ trương, chính sách của Nhà nước và của Thành phố Hà Nội liên quan đến việc xây dựng Khu đô thị Việt Hà. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng tha thiết mong muốn các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét đưa ra lộ trình di dời tài sản của doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp Phú Minh cũng như có chính sách bồi thường, hỗ trợ phù hợp về tài sản cho các doanh nghiệp để họ có thể ổn định sản xuất, đảm bảo cuộc sống cho hàng nghìn người lao động và gia đình đang làm việc tại Cụm công nghiệp.

Trên cơ sở kiến nghị của các doanh nghiệp, ngày 17/01/2018, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã ký ban hành Công văn số 622/VPCP-ĐMDN gửi UBND thành phố Hà Nội về việc kiến nghị của các doanh nghiệp đang thuê nhà xưởng tại Cụm công nghiệp Phú Minh.

Theo đó, Văn phòng Chính phủ chuyển đơn kiến nghị của các doanh nghiệp đến UBND thành phố Hà Nội để xem xét, xử lý và trả lời các doanh nghiệp đang thuê nhà xưởng tại Cụm công nghiệp Phú Minh theo thẩm quyền, gửi Văn phòng Chính phủ để công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để tổng hợp trước ngày 5/2/2018.

Tiếp đó, ngày 24/01/2018, Văn phòng Thành ủy Hà nội cũng đã có Giấy báo số 2374-GB/VPTU gửi tới ông Đỗ Quốc Cường - Công ty cổ phần In và bao bì Goldsun - một doanh nghiệp đang thuê nhà xưởng tại Cụm công nghiệp Phú Minh về việc Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nhận được đơn ngày 15/11/2017 của ông Đỗ Quốc Cường và Văn phòng Thành ủy Hà Nội đã chuyển đơn tới UBND thành phố Hà nội để xem xét, chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền.

Trên cơ sở chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền và đơn thư kiến nghị ngày 15/01/2018 của các doanh nghiệp, ngày 08/2/2018, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 1118/VP-ĐT gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận Bắc Từ Liêm, Công ty Việt Hà về việc xử lý Đơn kiến nghị của các doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp Phú Minh, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm. Công văn đã truyền đạt ý kiến của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Hùng tới các đơn vị trên như sau:

“Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Việt Hà và UBND quận Bắc Từ Liêm kiểm tra, đề xuất trả lời Đơn kiến nghị của các doanh nghiệp, Báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện trước ngày 15/2/2018…".

Gần 30 doanh nghiệp kêu cứu khẩn cấp, TP Hà Nội chỉ đạo nhiều cơ quan vào cuộc - 6

Thành ủy và UBND TP Hà Nội chỉ đạo giải quyết sự việc.

Thành ủy và UBND TP Hà Nội chỉ đạo giải quyết sự việc.

Chỉ đạo sát sao của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã mang lại cho các doanh nghiệp những niềm hi vọng mới trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Các doanh nghiệp cũng đang hết sức phấn khởi chờ đợi một ý kiến trả lời thỏa đáng từ các cơ quan chức năng và Công ty Việt Hà.

Thế nhưng, trái với sự mong mỏi của các doanh nghiệp, Công ty Việt Hà đã liên tiếp gửi các giấy mời tới các doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp Phú Minh trong tháng 3/ 2018, đề nghị các doanh nghiệp tới Công ty Việt Hà làm việc để thanh lý các Hợp đồng thuê nhà xưởng, di dời và bàn giao lại mặt bằng cho Công ty Việt Hà.

Tại một số thông báo của Công ty Việt Hà gửi cho các doanh nghiệp với nội dung đề nghị các doanh nghiệp ký thanh lý hợp đồng, di chuyển tài sản, máy móc, thiết bị của mình và bàn giao lại toàn bộ mặt bằng nhà xưởng cho Công ty Việt Hà trước ngày 31/5/2018. Hết thời hạn kể trên, nếu các doanh nghiệp không bàn giao trả lại nhà xưởng cho Công ty Việt Hà thì Công ty Việt Hà sẽ tiến hành cắt điện, phong tỏa nhà xưởng.

Tự động cắt điện đẩy hàng nghìn lao động “ra đường” có phạm luật?

Liên quan đến ý kiến của Công ty Việt Hà về việc Công ty Việt Hà cho biết sẽ tiến hành cắt điện của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không bàn giao lại nhà xưởng cho Công ty Việt Hà, Luật sư Nguyễn Ngọc Đạt - Công ty Luật TNHH Đông Hà Nội nhận định: “Ý kiến này của Công ty Việt Hà cần được xem xét lại bởi lẽ việc cắt điện của các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp trong trường hợp này là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm Hợp đồng mua bán điện giữa các bên và xâm phạm đến quyền - lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, cụ thể:

Thứ nhất: Việc cắt điện của Công ty Việt Hà đối với doanh nghiệp là hành vi vi phạm thỏa thuận giữa các bên trong Hợp đồng mua bán điện, Hợp đồng thuê nhà xưởng và vi phạm quy định pháp luật.

Theo thỏa thuận giữa Công ty Việt Hà và các doanh nghiệp tại Hợp đồng mua bán điện thì Công ty Việt Hà có nghĩa vụ cung cấp điện đủ công suất, sản lượng điện cho các doanh nghiệp thuê nhà xưởng tại Cụm công nghiệp Phú Minh. Công ty Việt Hà cũng chỉ được ngừng cấp điện cho các doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định của Luật điện lực hoặc các trường hợp bất khả kháng khác chứ không được ngừng cung cấp điện theo ý muốn chủ quan của Công ty Việt Hà hoặc liên quan đến việc chấm dứt Hợp đồng thuê nhà xưởng giữa các bên.

Ở đây, các doanh nghiệp không có bất cứ hành vi nào vi phạm quy định tại Điều 7 Luật điện lực 2004 như: Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực; vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện; cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện; trộm cắp điện…. và các doanh nghiệp cũng không thuộc trường hợp bị ngừng cung cấp điện theo quy định tại Điều 14 Nghị định 137/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực về việc ngừng, giảm mức cung cấp điện.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý thêm rằng, kể từ khi có chủ trương xây dựng Khu đô thị Việt Hà trên khu đất Cụm công nghiệp Phú Minh đến nay, mặc dù Công ty Việt Hà có gửi Biên bản thanh lý Hợp đồng thuê nhà xưởng cho các doanh nghiệp nhưng giữa các doanh nghiệp với Công ty Việt Hà không/chưa có bất cứ văn bản nào thống nhất về việc bồi thường, hỗ trợ chi phí di dời, chi phí đầu tư nhà xưởng, cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp.


Một góc cụm công nghiệp Phú Minh, nơi hàng chục doanh nghiệp và hàng nghìn lao động có nguy cơ thất nghiệp.

Một góc cụm công nghiệp Phú Minh, nơi hàng chục doanh nghiệp và hàng nghìn lao động có nguy cơ thất nghiệp.

Do vậy, có thể thấy rằng khi Công ty Việt Hà chưa thỏa thuận, thống nhất được với các doanh nghiệp về phương án bồi thường, hỗ trợ di dời tài sản, nhà xưởng thì Công ty Việt Hà không có cơ sở để cắt điện mà phải đảm bảo hoạt động bình thường của các doanh nghiệp.

Như vậy, trong trường hợp Công ty Việt Hà ngừng cung cấp điện cho các doanh nghiệp thì đây sẽ là hành vi vi phạm thỏa thuận giữa các bên trong Hợp đồng mua bán điện, vi phạm thỏa thuận của các bên tại Hợp đồng thuê nhà xưởng, vi phạm quy định tại Điều 7 Luật điện lực 2004, Điều 14 Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013.

Thứ hai: Việc Công ty Việt Hà cắt điện của các doanh nghiệp sẽ gây ra thiệt hại vô cùng to lớn cho doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp hoạt động tại Cụm công nghiệp Phú Minh hàng năm đã đóng góp một nguồn thuế to lớn cho Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động. Việc Công ty Việt Hà cắt điện của các doanh nghiệp sẽ khiến toàn bộ hoạt động sản xuất của họ bị dừng lại, gây thiệt hại to lớn về kinh tế do doanh nghiệp không thể sản xuất, không có sản phẩm cung cấp cho khách hàng, các đơn hàng bị trễ hẹn, phát sinh trách nhiệm phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại đối với các đối tác, khiến máy móc, tài sản của doanh nghiệp bị hỏng hóc.

Đó là chưa kể đến khoản chi phí tiền lương cho công nhân viên và các khoản tiền phát sinh khác để duy trì nhà xưởng… Trong trường hợp này, các thiệt hại phát sinh sẽ thuộc trách nhiệm của Công ty Việt Hà do hành vi cắt điện trái pháp luật của Công ty Việt Hà gây ra.


PV Dân trí đã đến liên hệ làm việc với Công ty Việt Hà nhưng hiện vẫn chưa có buổi làm việc trực tiếp với đại diện công ty về sự việc.

PV Dân trí đã đến liên hệ làm việc với Công ty Việt Hà nhưng hiện vẫn chưa có buổi làm việc trực tiếp với đại diện công ty về sự việc.

Từ những phân tích trên, căn cứ vào các quy định pháp luật, căn cứ các thỏa thuận tại Hợp đồng mua bán điện, giả sử Công ty Việt Hà vẫn cố ý cắt điện của các doanh nghiệp một cách trái pháp luật thì Công ty Việt Hà sẽ phải chịu phạt Hợp đồng (8% giá trị phần nghĩa vụ Hợp đồng bị vi phạm) và bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh cho doanh nghiệp do việc cắt điện của Việt Hà gây ra theo thỏa thuận tại Điều 6 Hợp đồng mua bán điện giữa hai bên, Điều 7, Điều 27 Luật điện lực 2004 và quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại, Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 về việc xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.

Trong khi vụ việc còn chưa có ý kiến chỉ đạo chính thức từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các doanh nghiệp còn chưa nhận được trả lời thỏa đáng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp nhưng chủ đầu tư lại có những động thái quyết liệt một cách thiếu thiện chí trong việc chấm dứt Hợp đồng thuê nhà xưởng với các doanh nghiệp không chỉ khiến các doanh nghiệp bức xúc mà còn khiến dư luận không khỏi băn khoăn về động thái này của Công ty Việt Hà”.

Để làm rõ sự việc, PV Dân trí đã đến liên hệ làm việc với Công ty Việt Hà tại cụm công nghiệp Phú Minh. Tuy nhiên, phía công ty mới tiếp nhận nội dung đề nghị cung cấp thông tin của PV Dân trí và chưa sắp xếp buổi làm việc chính thức cung cấp các thông tin liên quan.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc!

Anh Thế

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm