Đừng để đồng tiền làm mờ mắt
(Dân trí) - Cảm giác lờm lợm, gai gai nơi cổ họng khi đọc đến đoạn “ông C. bảo, ai muốn đắng thì thêm đậu nành cháy, muốn nhiều bọt thì thêm xút, thơm thì “đôn” hương liệu”... là cảm nhận chung của nhiều người sau khi bài viết "cà phê bẩn" được đăng tải.
Bất chấp sức khỏe đồng loại
Trong khi có rất nhiều người chấp nhận từ bỏ sở thích thói quen ăn uống, tiêu dùng (ăn chay, không dùng vật dụng làm bằng lông, da động vật hoang dã) của mình để được góp phần nhỏ bé cho môi trường, cho đồng loại thì lại có không ít người bất chấp tất cả chỉ vì lợi ích cá nhân.
“Mọi thứ bây giờ đều thật giả lẫn lộn, đó là những thứ còn nhìn thấy, sờ thấy. Còn những thứ không nhìn thấy, sờ thấy như không khí ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm (các nhà máy, các nhà sản xuất thải chất thải không xử lý, các máy móc cũ hết hạn, lạc hậu, ô tô xe máy hết date, thải ra không khí và nguồn nước... mà đáng lẽ nó phải trở thành sắt vụn, nhưng vẫn cứ lưu hành được ở vn)...” - Boy Hà nội: the_orient2003@yahoo.com
“Bây giờ con người ta để chạy theo lợi nhuận mà đánh mất hết cả nhân tính. Cái gì họ cũng có thể làm giả được. Thật là đáng sợ” - Too: kimthoa15789@gmail.com
Hỗn hợp bột bắp, đậu nành và hương liệu tạo thành “cà phê” . (Ảnh: Công Quang)
Binh: vtfc@gmail.com “Tôi là một người rất thích uống cafe. Sau khi đọc bài viết này, tôi thật bất bình với những việc làm vô lương tâm đó. Nếu những thứ rang cháy đen lên như thế mà uống trong thời gian dài thì nguy cơ ung thư rất cao. Có lẽ từ trước tới giờ tôi đã uống phải những thứ cafe dởm đó mà không biết....Tôi mong rằng cơ quan nhà nước sẽ có những biện pháp thích đáng cho những hành vi gian lận đó…”
Làm xấu hình ảnh quốc gia
Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê vậy mà mà giờ đây chúng ta tiếp tục bị những kẻ hám lợi vô lương tâm bôi nhọ hình ảnh quốc gia.
N.H.T: truyennh@yahoo.com:“Công thức này thì đã rõ rồi. Mình cũng có người thân chuyên xay ca phê từ thời trước năm 1975 đến bây giờ. Theo giá bán hiện tại, cà phê loại xịn (100 % cà phê nhân) giá trên dưới 120-130.000d/kg, uống ngon tuyệt, cà phê đen nhưng sau fin lọc có màu nâu rất đẹp, đặc trưng của màu cà phê. Còn lại là cà phê loại 1, loại 2, loại 3.... giá dao động từ 90 000 đến 40 000 d/kg tùy theo hàm lượng bột bắp , đậu nành và caphê cháy/ cà phê hạt lép sau khi đã phân loại. Theo tôi được biết, lò của người quen tôi dùng toàn những bột nấu chín, không có hoá chất nào cả, ngoài ra còn có thêm rượu Rum Đà lạt để tạo hương liệu. Không biết các lò khác thế nào”.
Giải pháp
Để đối phó với tình hình “cái gì cũng rởm” như hiện nay nhiều bạn đọc đã tự bảo vệ mình bằng nhiều cách trước khi những nhà quản lý thị trường vào cuộc.
“Thật không thể nói gì được nữa, kêu trời không thấu, thực phẩm bẩn mình nghe miết nhàm tai rồi sợ lắm nhưng vẫn phải chịu. Đến cà phê mà cũng bị làm giả thế này thì không còn gì để nói. Buổi sáng ăn sáng xong nhâm nhi 1 ly ca phê suy nghĩ việc hôm nay sẽ làm, tĩnh tâm để bắt đầu 1 ngày mới... Đọc xong bài này mình hết hồn luôn đúng là bài này viết rất giống thực tế, cà phê cóc bây giờ không còn ngon như trước kia nữa lý do là thế này. Từ nay xin chừa không uống cafe cóc nữa mà sẽ mua cafe có thương hiệu về tự xử thôi vừa sạch vừa chất lượng” – quang: quangvnet@yahoo.com
Thùy Dung: thuydung2101@gmail.com “Khủng khiếp! Nhà tôi cũng trồng cà phê, từ nhỏ tôi cũng đã theo ba uống cà phê. Quả thật cà phê giúp chúng ta nhiều điều trong cuộc sống. Nhưng theo giá thị trường bây giờ thì một ký cà phê nhân cũng đã ngất ngưởng giá, vậy mà một ký cà phê bột đôi khi lại thấp hơn rất nhiều lần so với nguyên liệu của nó. Vậy, nếu các nhà sản xuất sẽ lời từ đâu? Do đó trên thị trường xuất hiện một số nhãn mác cà phê giá tàm tạm, điều này lại thích hợp với những quán cà phê cóc tìm lợi nhuận... Chúng ta sẽ uống li cà phê, nhưng liệu rằng chúng ta biết được nguyên liệu của ly cà phê thơm ngon ấy từ đâu ra?
Hoàng Mạnh Hùng: hmhvt81@gmail.com: “Các cơ quan chức năng nên vào cuộc, thâm nhập vào các cơ sở sản xuất để làm rõ vụ việc. Nếu phát hiện sai phạm phải có chế tài đủ mạnh đảm bảo lợi ích người tiêu dùng”.
Đã có bao nhiêu cái chết đau lòng vì sử dụng nhầm những loại hàng thực phẩm rởm, kém chất lượng. Còn nhớ cách đây không lâu cả thế giới đã một phen hoảng hốt trước một đường dây làm sữa rởm tại Trung Quốc. Hơn 200 trẻ sơ sinh tỉnh An Huy, Trung Quốc phải nhập viện trong tình trạng thân thể teo tóp nhưng đầu ngày một to.
Coi thường tính mạng đồng loại không chỉ là việc làm cần lên án mạnh mẽ, bên cạnh đó cần đưa ra hình thức xử lý nghiêm có tính răn đe với những ai đã và đang có hành vi kinh doanh mất nhân tính này.