Cứu hồ Hà Nội bằng cách nào?

Một mặt hồ trong xanh gợn sóng, một không gian sống trong lành thoáng đãng đang ngày một trở nên hiếm hoi ở Hà Nội. Đi dọc các hồ lớn ở Hà Nội, đập vào mắt bạn trước tiên sẽ là màu nước hồ xanh đen, bốc mùi khó chịu, thỉnh thoảng cá lại chết hàng loạt.

Hồ ô nhiễm do đâu?

Từ nhiều năm nay, các nhà khoa học đã phải cảnh báo mức độ ô nhiễm của các hồ ở Hà Nội đang ở mức cao và nguy cơ ngày một gia tăng. Phần lớn các hồ ở Hà Nội đều bị nhiễm tảo độc, nhiễm nước thải sinh hoạt, thậm chí cả mầm bệnh nguy hiểm. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, cùng với sự bùng phát của dịch tiêu chảy cấp và việc phát hiện ra phẩy khuẩn tả tại hồ Linh Quang (Văn Chương - Đống Đa) người dân mới giật mình nhìn lại môi trường sống - cũng là môi trường lây nhiễm bệnh  xung quanh mình.

Cứu hồ Hà Nội bằng cách nào?

Hồ là một thành phần trong môi trường sống. Một bộ phận bị yếu thì cả hệ thống sinh thái của chúng ta cũng không thể vận hành bình thường được. Để nguyên hay thay đổi? Cứu hồ hay phó mặc? Câu hỏi này vẫn chưa có lời đáp cụ thể.

Vì sao trong nhiều năm qua, chính quyền thành phố chưa có một giải pháp tổng thể cho việc cải tạo và làm sạch các hồ ở Hà Nội mà mới chỉ dừng lại ở những biện pháp mang tính nhất thời, sai đâu sửa đấy? Có hay không sự chồng chéo, chưa gắn kết giữa các cơ quan, đơn vị, giữa nhà quản lý, nhà thi công với các nhà khoa học trong việc xử lý ô nhiễm hồ ở Hà Nội?

Đây cũng là chủ đề của chương trình 8h tối thứ 6 phát sóng trực tiếp lúc 20h ngày 25/7 trên kênh VTV2. Quý vị có ý kiến trao đổi, hay câu hỏi thắc mắc hãy gửi về theo địa chỉ 8htoithu6@vtv.org.vn để được trao đổi trực tiếp cùng các vị khách mời của chương trình.

BBT

Dòng sự kiện: 20h tối thứ 6