Câu chuyện không mới mà vẫn cần bàn

Giáo dục con cái hay học trò đâu phải câu chuyện còn mới mẻ. Nó xưa quá rồi! Vậy mà đến hôm nay còn nhiều ý kiến trái ngược.

Tôi đọc trên Diễn đàn Dân trí, thấy có nhiều ý kiến hay. Nhưng nặng về lý lẽ, đạo lý mà ít thực tế. Tôi xin trích một đoạn trong những bài viết nói trên: “Làm cha, làm mẹ cũng như làm nhiệm vụ “trồng người” của các thầy cô giáo luôn có trách nhiệm dạy dỗ cho con em mình, học trò mình luôn biết đứng thẳng trên chính đôi chân của mình, không biết chùng gối luồn lọt nịnh bợ, càng không bao giờ biết qùy gối trước bất kỳ một thế lực nào!”. 

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn.

Câu viết hay quá và tôi không thể không nhất trí với bạn là như vậy, nhưng xin phép được hỏi: Bạn nghĩ gì về nhóm từ “giáo dục bắt buộc”? Nhóm từ ấy đã ra đời là có lý do khách quan của nó Bạn và tôi đều thấy bắt học sinh quì là quá thể . Vâng, hôm nay tôi đọc một chút về chính kiến của một nhà văn Thụy Điển ý nói dạy trẻ và đối xử với trẻ bằng bạo lực hôm nay thì ngày mai nó sẽ tiếp tục sử dụng bạo lực để hành xử lại hoặc dạy dỗ lại thế hệ kế tiếp...

Cách đây ít lâu, tôi đọc báo Giáo dục & Thời đại hay tin cô giáo Nga ở Hà Nội sau 27 năm đứng trên bục giảng đã phải chuyển công tác không được dạy nữa vì đối xử thô bạo với học sinh, tự nhiên tôi thấy buồn quá! Buồn vì các giá trị đạo đức thay đổi nhanh quá .Tại sao cứ bắt các Thầy Cô phải là Người mà phải bỏ qua chữ Con, tại sao người ta cứ thích áp dụng các chuẩn mực đạo đức của phương Tây cho xã hội truyền thống Á Đông mà chúng ta đang sống?

Trở lại câu chuyện của nhà văn Thụy Điển, tôi không bảo bà sai nhưng tôi nghĩ nếu cứ suy nghĩ vậy thì XÃ HỘI KHÔNG CÒN LÀ XÃ HỘI bởi nó đã triệt tiêu hết mâu thuẫn . Mặt khác, đây là bản năng của con người trong cách hành xử với đồng loại muốn như nhà văn nọ nói thì có lẽ loài người lúc đó đã qua hành tinh khác rồi cũng nên! 

Đành rằng Cô làm vậy là sai song hãy xét tới mục tiêu của hành vi đó là gì  Có phải tất cả trẻ em của lớp đó giống như em học sinh bị cô giáo bắt quì không? Nếu bạn là cô đó liệu bạn có bao giờ làm như cô không? Chắc là không! Vì bạn không bao giờ đánh con, dọa con, không làm trong nghề giáo dục vì nó vất vả quá! mà thu nhập lại thấp nữa. Và nếu bạn làm nghề giáo dục thì chí ít cũng phải làm quản lí không thì là một Nhà giáo mẫu mực và ... chưa dạy trẻ con bao giờ!

Xin thể tất cho nhận xét có tính chất suy luận hồ đồ ấy, bởi mỗi ngày vào mạng tôi đều thấy những tin bài tương tự nên bức xúc quá và có cảm nghĩ hình như người ta hay a dua nhau thì phải?! Cuối cùng tôi xin được phép hỏi các quý vị (bao gồm cả những nhà giáo dục học hiện đại - xin lỗi trước nhé)  Các quý vị nghĩ gì khi nhớ lại trẻ con thời xưa được giáo dục bằng những hình phạt nghiêm khắc như đánh bằng roi, bằng thước kẻ, bắt qùy…(đương nhiên có cả khen thưởng, nêu gương hằng tháng trên bảng danh dự của lớp học) thì thế hệ học trò ấy biết lễ phép khoanh tay chào thầy cô, chào bố mẹ, chào các ông bà lớn tuổi; biết chăm chỉ học hành và nghe lời hay lẽ phải…Còn học sinh bây giờ hình như có thói quen “dân chủ quá đà” cho nên chẳng coi ai ra gì, cả thầy cô và bố mẹ, cả ông già bà cả khi chúng ra đường nhìn thấy đều “giương mắt ếch” cả…Tôi chỉ có nhận xét vậy thôi và tự đặt ra câu hỏi: Vậy cách giáo dục bây giờ và cách giáo dục ngày xưa, cách nào tốt hơn?  

cuongvp2910@yahoo.com.vn

LTS Dân trí - Câu hỏi mà tác giả bài viết trên đây đặt ra không phải của riêng một cá nhân, mà có tính đại diện cho không ít người; càng không phải là một câu hỏi vu vơ, hồ đồ vì đấy là sự chiêm nghiệm thực tế. Nhiều bậc làm cha làm mẹ cũng như làm thầy làm cô thời nay nhiều khi cảm thấy bất lực trước việc dạy dỗ con em mình, học trò mình.

 Trẻ em hư bây giờ không còn là cá biệt. Đấy là do hoàn cảnh của xã hội trong thời cơ chế thị trường và hội nhập hay do phương pháp giáo dục chưa thích hợp ? Có phải chúng ta du nhập đạo lý của Phương Tây thay cho đạo lý truyền thống hay không? Đấy là những điều nên bàn cho ra lẽ.

Rất mong nhận được những ý kiến trao đổi về chủ đề nói trên.