Bàn thêm về quan điểm giáo dục và trường chuyên
(Dân trí) - Là một kiến trúc sư và có con đang ở tuổi học hành, tôi thấy thích thú khi được đọc bài trên Diễn đàn Dân trí với dầu đề "Vài suy nghĩ về tuyên dương trong giáo dục và Olympic Toán". Đây là bài viết tuy ngắn nhưng súc tích và thâm thúy.
Bài viết đã gợi lên cho tôi những cảm xúc và suy nghĩ muốn được chia sẻ với tác giả Nguyễn Huỳnh Mai cùng các độc giả.
Bài viết tranh luận của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ email: thaolam@dantri.com.vn |
Rất dễ hiểu là giáo dục nhân cách, lòng nhân ái, phát hiện và phát triển năng lực từng cá nhân học sinh...khó làm, mất thời gian và khó thấy hơn các con số… “thành tích ảo” rất nhiều nhiều lần.
Quay về hai ý cuối của bài viết của tác giả về Trường Chuyên và Olympic Toán 2011, tôi xin bổ sung một vài ý theo quan điểm cá nhân.
+ Trường chuyên lớp chọn, theo tôi, nó có nguồn gốc từ giai đoạn hơn 30 năm chiến tranh của VN. Trong giai đoạn này không có điều kiện xây dựng một nền giáo dục đại trà theo tiêu chuẩn thông lệ quốc tế, chúng ta cần tổ chức những trường chuyên lớp chọn đối với những học sinh có năng lực học tập và có năng khiếu về một số môn nhất định, để tạo điều kiện học tập tốt hơn, có thầy giỏi giảng dạy, được cấp học bổng…Từ đó đào tạo nhanh và có hiệu quả nhất về nguồn nhân lực có trí tuệ cần thiết cho cuộc kháng chiến cũng như xây dựng đất nước sau này.
Thời đó không phải thi vào trường chuyên như bây giờ, mà những học sinh giỏi Toán thông qua các cuộc thi trong từng lớp, từng trường được gom vào các trung tâm chuyên Toán. Ông anh tôi sinh năm 1953 là một trong những học sinh như vậy. Những người bạn hoặc những cá nhân quen biết anh tôi cùng lứa như vậy hầu hết đều rất thành đạt, có nhiều người thành đạt cả trong công danh và sau này trở thành giàu có.
Trên cơ sở nền tảng đó mà có sự tồn tại và phát triển các trường chuyên lớp chọn như bây giờ. Các phụ huynh khi cho con họ thi vào các trường này hiểu rằng đây là cách ngắn nhất để các cháu có thể thành công trong học tập và thành đạt trong cuộc sống sau này.
Cháu trai tôi trước đây học chuyên toán trường Amsterdam và hiện nay đang làm luận án tiến sĩ ở Anh, là môt trong những cháu đã qua trường chuyên thời kỳ đổi mới. Hầu hết bạn cùng lớp với cháu đều làm luận án ở Anh, Mỹ... nhưng không nhiều trong số họ làm cho các công ty nhà nước hoặc trong nước, mà làm cho các công ty có nguồn gốc nước ngoài hoặc hiện đang làm việc ở nước ngoài.
Vậy theo quan điểm của tôi, trường chuyên lớp chọn là đúng, chỉ sai là việc không sử dụng được họ sao cho có lợi cho sự phát triển của VN. Tại sao như vậy? tôi chắc rằng nhiều người đều biết những nguyên nhân, chủ yếu là điều kiện làm việc và sự đãi ngộ.
+ Còn nói về kỳ thi Toán Olympic 2011 vừa qua kết quả kém so với các năm trước và chiều hướng này sẽ còn tiếp tục trong vài năm tới, không làm tôi ngạc nhiên và xuất hiện mối lo mới vì:
Một lần nữa xin cảm ơn tác giả Nguyễn Huỳnh Mai và mong bà có nhiều bài viết hay, đóng góp cho việc xây dựng nền giáo dục nước nhà.
Phùng Thanh Tùng
LTS Dân trí - Muốn đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục của chúng ta như Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã khẳng định, điều quan trọng đầu tiên là xác định đúng triết lý cũng như quan điểm giáo dục. Những bài viết của nhà giáo, nhà nghiên cứu xã hội học Nguyễn Huỳnh Mai (Đại học Liège Bỉ) đã gợi lên nhiều suy nghĩ về những vấn đề cốt lõi đó.
Từ quan điểm nhân bản trong giáo dục - một nền giáo dục cho hầu hết trẻ em và “lấy học trò làm cơ sở, tôn trọng học trò, dùng phương pháp giáo dục linh hoạt tùy theo đặc thù của học trò”, là những ý tưởng tiến bộ. Cũng vì vậy, tác giả không tán thành việc tổ chức trường chuyên cũng như không đánh giá cao các cuộc thi Olympic.
Đối chiếu với tình hình thực tế Việt Nam, khi nền giáo dục chưa phát triển, muốn nhanh chóng tạo ra một bộ phận học sinh, sinh viên theo kịp trình độ thế giới, có lẽ không có con đường lựa chọn nào khác là xây dựng những “trường mũi nhọn” ở cả bậc học phổ thông và đại học.