Vụ thi hành án (THA) bất chấp kháng nghị Giám đốc thẩm:

Bài 25: “TAND TP Việt Trì tiếp tục vi phạm thủ tục tố tụng”

(Dân trí) - “Liên quan đến vụ cưỡng chế thi hành án với Công ty Việt Hưng tại TP Việt Trì (Phú Thọ), TAND TP Việt Trì đã từng vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong lần xét xử sơ thẩm lần thứ hai của vụ án, cơ quan này lại tiếp tục tái diễn vi phạm tố tụng”, luật sư Phan Thị Lam Hồng phân tích.


Vụ án “Tranh chấp kinh doanh thương mại” giữa Ngân hànŧ và Công ty Việt Hưng đã từng được TAND TP Việt Trì giải quyết bằng Quyết định số 16/2012/QĐST-KDTM ngày 23/7/2013, nhưng sau đó đã bị TAND tỉnh Phú Thọ xử hủy theo thủ tục Giám đốc thẩm do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.Chính vì vậy, vụ việc phảũ đưa ra xét xử lại theo quy định của pháp luật.

Trong lần xét xử sơ thẩm lần thứ hai của vụ án này vào ngày 31/7/2014, luật sư Phan Thị Lam Hồng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng: Chính TAND TP Việt Trì lại tiếp tục vi phạm nghiêm trọng trình tự, thủ tục tố tụng khi không triệu tập người có űuyền lợi và nghĩa vụ liên quan, cũng như bỏ qua hàng loạt những quy định bắt buộc khác theo quy định pháp luật.

Theo luật sư Hồng: “Sai phạm thứ nhất về thủ tục tố tụng là trong suốt quá trình thụ lý hồ sơ vụ án cũng như trong giai đoạn xét xử, Tòa án đã không triệŵ tập công chứng viên Nguyễn Xuân Quý (thuộc Phòng công chứng số 1 tỉnh Phú Thọ) với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, trong khi vị công chứng viên này là người đã ký vào phần lời chứng của Hợp đồng thế chấp tài sản số 08.15.1ķ11/HĐTC ngày 21/11/2008 - một Hợp đồng đã vô hiệu về cả hình thức lẫn nội dung.

Bài 24: “TAND TP Việt TrǬ tiếp tục vi phạm thủ tục tố tụng”
Bài 24:Ġ“TAND TP Việt Trì tiếp tục vi phạm thủ tục tố tụng”
Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của TAND tỉnh Phú Thọ với Quyết định vi phạm tố tụng nghiêm trọng của TAND TP Việt Trì.

Theo hồ sơ vụ án cũng như đối chiếu với các quy định của pháp luật thì Hợp đồng thế chấp tài sản số 08.15.1711/HĐTC ngày 21/11/2008 giữa Công ty Việt Hưng và Ngân hàng đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật côŮg chứng. Vì vậy, cần phải triệu tập công chứng viên Nguyễn Xuân Quý với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan để làm sáng rõ những vấn đề liên quan đến việc ký kết hợp đồng công chứng cũng như trách nhiệm của công chứng viên trong vụ án, từ đó có được kết luận khách quan, chính xác về hiệu lực của hợp đồng này (vô hiệu hay không vô hiệu).

Tại Khoản 6 Điều 35 Luật công chứng quy định về việc công chứng hợp đồng giao dịch đã được soạn sẵn thì: “Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng giao dịch, công chứng viên ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng giao dịch”.

Theo quy định trên đây, Hợp đồng thế chấp tài sản số 08.15.1711/HĐTC ngày 21/11/2008 phải có đầy đủ chữ ký của đại diện Công ty Việt Hưng, đại diện Ngân hàng và Công chứng viên Nguyễn Xuân Quý ở cuối mỗi trang hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế thì ňợp đồng này không có chữ ký của ông Nguyễn Minh Sơn ở cuối các trang 2, 4, 6. Do đó, hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định pháp luật về hình thức của hợp đồng.


Bên cạnh đó, Hợp đồng thế chấp này cũng vô hiệu do vi phạm Khoản 2 Điều 38 Luật công chứng: “Thời hạn công chứnŧ không quá hai ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch yêu cầu công chứng phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá mười ngày làm việc”, cụ thể ngày ký kết ghi trong Hợp đồng là ngày 21/11/2008, còn ngày công chứng viên ký công chứng lại là ngày 12/12/2008, vượt quá thời hạn tối đa mà pháp luật quy định rất nhiều. Do vậy, Hợp đồng này vô hiệu và điều khoản về thế chấp tài sản đương nhiên không còn hiệu lực thi hành trong thực tế.

Như vậy, việc TAND TP Việt Trì không triệu tập công chứng viǪn tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm đã vi phạm các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Đặc biệt, Tòa án đã bỏ qua các dấu hiệu vi phạm các quy định của Luật công chứng về hình thức Hợp đồng, cũng như vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật Đất đai,Ġcác quy định về giao dịch đảm bảo, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty Việt Hưng.

Bài IJ4: “TAND TP Việt Trì tiếp tục vi phạm thủ tục tố tụng”
Bài 24: “TAND TP Việt Trì tiếp tục vi phạm thủ tục tố tụng”
Vụ cưỡng chế thi hành án chưa từng có trong tiền lệ ngành tư phǡp tỉnh Phú Thọ và trự sở TAND TP Việt Trì.

Một sai phạm khác của TAND TP Việt Trì là tronŧ Bản án sơ thẩm đã không xác định Chi cục THADS TP Việt Trì là người người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, mặc dù trước đó, trong quá trình thụ lý lại vụ án, TAND TP Việt Trì đã từng triệu tập Chi cục THADS TP Việt Trì với tư cách là người có quyền lᷣi nghĩa vụ liên quan theo Giấy báo đương sự số 1226/2014/GBTA.

Theo hồ sơ vụ ǡn, khi xử lý tài sản bảo đảm là nhà hàng Phù Đổng của Công ty Việt Hưng, Chi cục THADS thành phố Việt Trì đã liên tiếp vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật thi hành án dân sự và Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản. Cụ thể như sau:ļ/o:p>

Như thông tin báo Điện tử Dân trí đã đưa, sự việc bắt đầu từ Quyết định Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 16į2012/QĐST-KDTM, theo đó Công ty Việt Hưng và Ngân hàng thỏa thuận thành về phương án trả nợ của Hợp đồng tín dụng ký giữa hai bên vào năm 2005. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là Quyết định số 16/2012 đã vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng, từ đó xâŭ hại đến quyền - lợi ích hợp pháp của công ty Việt Hưng nói chung và các cổ đông của công ty nói riêng.

Ngày 05/4į2013 Chi cục Thi hành án dân sự TP Việt Trì đã ban hành Quyết định thi hành án số 75/Q Đ-CCTH  và ngày 09/7/2013 đã tiến hành kê biên tài sản của công ty Việt Hưng. Tại Biên bản kê biên tài sản vẫn ghi nhận đại diện tham gia là ông Nguyễn Văn Sơn ĭ Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty.

Tại buổi kê biên tài sản, mặc dù phát hiện có sự không trùng khớp giữa phần Tài sản quy định trong Hợp đồng thế chấp tài sản số 08.15.1711/HĐTC với phần Tài sản được kê biên ngày 09/7/2013, như về số tầng thì tài sản kê biên vượt quá 01 tầng so với Hợp đồng thế chấp, về diện tích đất và tài sản trên đất bị kê biên lớn hơn theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND tỉnh Phú Thọ cấp ngày 22/5/2003 cũng như theo Hợp đồng thế chấp nêu trên 19.02m2 như Chấp hành viên Đặng Xuân Quang vẫŮ cố tình chỉ đạo kê biên tài sản bất chấp ý kiến chỉ đạo của VKSND TP Việt Trì: “Do diện tích xây dựng mặt sàn mỗi tầng của ngôi nhà trung tâm thương mại dịch vụ - Nhà hàng Phù Đổng lớn hơn diện tích sử dụng của Công ty Việt Hưng được cấp giấy cŨứng nhận, do đó Viện kiểm sát yêu cầu tạm dừng việc kê biên đối với ngôi nhà trung tâm thương mại và dịch vụ - Nhà hàng Phù Đổng”.

Bài 24: “TAND TP Việt Trì tiếp tục vi phạm thủ tục tố tụng”
Bài 24: “TAND TP Việt Trì tiếp tục vi phạm thủ tục tố tụng”
TAND TP ViệŴ Trì đã không triệu tập công chứng viến đến tòa với vai trò người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Cơ quan THA này đã ủy quyền cho công ty bán đấu giá khối tài sản kê biên này. Tuy nhiên quá trình bán đấu giá cũng đã vi phạm các quy định tại khoản 1, 3 Điều 37 Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản:

“ı. Việc bán đấu giá tài sản trong trường hợp chỉ có một người tham gia đấu giá không áp dụng đối với tài sản được quy định tại điểm d khoản IJ Điều 1 Nghị định này.

3. Khi bán tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều này, đấu giá viên chịu trách nhiệm về việc bán đấu giá tài sản phᶣi lập biên bản về việc bán tài sản, ghi kết quả vào Sổ đăng ký bán đấu giá tài sản và lập hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá.

Biên bản về việc bán tài sản phải thể hiện quá trình thực hiện bán đấu giá tài sản trong trường hợp chỉ có một người tham gia đấu giá, sự đồng ý của người có tài sản, có chữ ký của đấu giá viên, người ghi biên bản, người có tài sản và người mua được tài sản.

Xét thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong Quyết định số 16/2012, ngày 20/12/2013, TAND tỉnh Phú Thọ có Công văn số 602/2013/CVTDTHA/TŁ gửi Chi cục THADS TP Việt Trì, trong đó có nêu rõ “để có thời gian nghiên cứu vụ án trên theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật” ... “TAND tỉnh Phú Thọ yêu cầu Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Việt Trì tạm dừng ThiĠhành án quyết định Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 16/2012/QĐST-KDTM ngày 23/7/2012 của TAND thành phố Việt Trì để chờ kết quả xét xử vụ án trên theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm”

Thế nhưng bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của TAND tỉnh Phú Thọ về một sự vi phạm pháp luật của Quyết định số 16/2012, không những không tạm dừng việc thi hành án,ĠChấp hành viên Đặng Xuân Quang thuộc Chi cục THA dân sự TP Việt Trì còn kiên quyết đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thi hành án một cách bất thường trong việc ban hành Thông báo số 186/TB-THA về việc cưỡng chế thi hành án ngày 08/01/2014.

Ngày 09/01/2014, Chánh án TAND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Kháng nghị Giám đốc thẩm số 01/QDKN-GDT-KDTM đối với Quyết định số 16/2012, tŲong đó nêu rõ: “Tạm đình chỉ thi hành án Quyết định Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 16/2012/QĐST-KDTM ngày 23/7/2012 của TAND thành phố Việt Trì để chờ kết quả xét xử giám đốc thẩm”. Quyết định này đã được gửi đến các bên liênĠquan cùng ngày, trong đó có Chi cục thi hành án dân sự TP Việt Trì.

Bài 24: “TAND TP Việt Trì tiếp tục vi phạm thủ tục tố tụng”
Không đồng ý với phán quyết mới nhất của TAND TP Việt Trì, Công ty Việt Hưng đã nộp đơn kháng cáo lêŮ Tòa án cấp cao hơn.

Thế nhưng cả Chi cục THA dân sự TP Việt Trì lẫn chấp hành viên Đặng Xuân Quang đã không Ũề quan tâm đến Quyết định Kháng nghị số 01/QĐKN-GĐT-KDTM của Chánh án TAND tỉnh Phú Thọ, cũng như bỏ qua hàng loạt những dấu hiệu vi phạm tố tụng nghiêm trọng về cả nội dung lẫn hình thức của Quyết định số 16/2012, bỏ qua cả những sai phạm nghiêm trọngĠcủa việc Kê biên tài sản ngày 09/7/2013 cũng như tất cả các quy định liên quan của pháp luật, vẫn kiên quyết chỉ đạo việc cưỡng chế thi hành án đến cùng.

Khi phát hiện ra những sai phạm trong Quyết định số 16/2012/QĐST-KDTM cũng như trong quá trình THA, công ty Việt Hưng đã nhiều lần gửi Đơn đề nghị ngừng thi hành án dân sự tới Chi cục THA dâŮ sự TP Việt Trì, Cục THA dân sự tỉnh Phú Thọ và các cơ quan chức năng khác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Và điều đặc biệt hơn cả là hoàn toàn không phải Chi cục THA dân sự TP Việt Trì không biết đến sai phạm này, nhưng cơ quan này vẫn cố tình bỏ qua và quyết tâm thực hiện đến cùng việc THA một Quyết định trái pháp luật. Cụ thể, tại Biên bản giải quyết việc thi hành án ngày 20/11/2013, chấp hành viên Đặng Xuân Quang đã công nhận: “Qua xác minh tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ, Chi cục THA dân sự TP Việt Trì được biết Công ty CPĐTTM Việt Hưng do ông Nguyễn Ngọc Hoàn là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc và là người đại diện theů pháp luật của Công ty”. Đây là một hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp và chính Luật THA dân sự.


Như vậy, nếu xảy ra trường hợp tại tòa, giữa ngân hàng và công ty Việt Hưng có sự thỏa thuận thành với nhau về phương án trả nợ, Ũoặc HĐXX sẽ tuyên một bản án mới, vậy theo quy định tại Khoản 1 Điều 136 Luật THADS năm 2008 thì Trường hợp quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩŭ lại hoặc xét xử phúc thẩm lại thì việc thi hành án được thực hiện theo bản án, quyết định sơ thẩm mới có hiệu lực pháp luật hoặc bản án phúc thẩm mới”. Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Cơ quan thi hành án phải thi hành án theo bản án mới có hiệu lực pháp luật. Lúc này, tài sản của công ty đã bị Chi cục THADS TP Việt TrìĠcưỡng chế giao tài sản trái pháp luật rồi, thì sẽ được xử lý ra sao? Đó chính là lý do mà Tòa án đã triệu tập cơ quan này tham gia vụ án với tư cách là người có quyền lợi - nghĩa vụ liên quan.

Rõ ràng, quy định của pháp luật được áp dụng với tất cả các đương sự, không phân biệt cá nhân, tổ chức. Và theo quy định tại Điều 58, Điều 61 Bộ luật Tố tụng Dân sự thì nghĩa vụ của người có quyền lợi – nghĩa vụ liên quan là:

- Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và chấp hành các quyết định của Toà án trong thời gian giải quyết vụ án;

- Tôn trọng Toà án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà;

Tuy nhiên, ngày 14/5/2014, ∜đương sự” đã có công văn số 449/CV-THA gửi đến TAND TP Việt Trì với nội dung: “Các trình tự thủ tục giải quyết việc THA đối với Công ty cổ phần đầu tư thương mại Việt Hưng do ông Nguyễn Minh Sơn; Chủ tịch HĐQT – Giám đốc công ty đại diện đúng theo qɵyết định công nhận sự thỏa thuận số: 16/2012/QĐST-KDTM ngày 23/7/2013 của Tòa án Việt Trì và đầy đủ theo quy định của Luật THA; Đề nghị TAND TP Việt Trì giải quyết theo quy định của Pháp Luật và bảo vệ quyền và lợi ích của các bên.

Chi cục THADS TP Việt Trì từ chối tham gia tố tụng đối với vụ việc trên”

Ȋ

“Tại bản án sơ thẩm số 30/2014/KDTM ngày 31/7/2014 đã không hề nhắc tới những sai phạm của Chi cục thi hành án dân sự TP Việt Trì. Từ đó, không xác định được quyền và nghĩa vụ của Chi cục THA TP ViệtȠTrì mặc dù Chi cục được xác định là người có  nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Rõ ràng Bản án sơ thẩm đã có những vi phạm nghiêm trọnɧ trong trình tự, thủ tục tố tụng gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty Việt Hưng”, luật sư Hồng phân tích.

Được biết, không đồng ý với phán quyết của TAND TP Việt Trì, Công ty Việt Hưng đã nộp đơn kháng cáo lên Tòa án cấp cao hơɮ.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.

Anh Thế