Phú Thọ:
Bài 23: Vụ cưỡng chế trái pháp luật tại TP Việt Trì nhìn từ bản án vụ 194 phố Huế
(Dân trí) - Bất chấp pháp luật cưỡng chế thi hành án ngôi nhà 194 phố Huế, Trịnh Ngọc Chung đã bị định tội và phải nhận mức án tù. Cũng với nhiều sai phạm tương đồng, vụ cưỡng chế thi hành án tại TP Việt Trì đang đợi các cơ quan pháp luật thực sự vào cuộc.
Sau 3 năm kể từ khi nhà 194 Phố Huế bị cưỡng chế trái pháp luật với hơn 50 bài điều tra đăng tải trên báo Dân trí, Trịnh Ngọc Chung - nguyên Trưởng Chi cục Thi hành án quận Hai Bà Trưng đã chính thức bị định tội “Ra quyết định trái pháp luật” và bị tuyên án tù. Mặc dù, mức án 30 tháng tù treo mà TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo gây bức xúc và phẫn nộ dư luận. Đã có hàng nghìn ý kiến bạn đọc qua báo Dân trí gửi đến Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị bày tỏ sự thất vọng của công luận về mức "án bèo" mà TAND TP Hà Nội "ưu ái" giành cho bị cáo. Nhiều bạn đọc đặt ra câu hỏi: Tại thủ đô Hà Nội mà con đường đến với công lý còn gian nan đến thế thì tại những n<ųpan lang="VI" style="font-size: 12pt; line-height: 115%;">ơi xa xôi, con đường đến với công lý còn gian nan đến mức nào?
Trong khi đó, tại TP Việt Trì (Phú Thọ), nơi cách thủ đô Hà Nội cả trăm kilomet, môt vụ cưỡng chế thi hành án chấn động do chấp hành viên Đặng Xuân Quang - CŨi cục phó chi cục THA TP Việt Trì trực tiếp chỉ đạo bất chấp Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của TAND Tỉnh Phú Thọ đã đẩy hàng chục con người ra đường ngay sát Tết nguyên đán.
Vậy vụ việc 194 phố Huế và vụ cưỡng chế thi hành án tại TP Việt Trì có những điểm sai phạm tương đồng nhau như thế nào. Sau hơn 20 bài điều tra đăng tải trên báo Dân trí về vụ thi hành án Việt Trì, luật sư Trương Quốc Hòe - Trưởng văn phòngĠluật sư Interla đã hệ thống 7 sai phạm mấu chốt tương đồng trong 2 vụ việc:
Thứ tư, Cả 2 vụ việc đều vận dụng văn bản dưới luᶭt để chống lại các quy định của Luật
TroŮg vụ án 194 Phố Huế, nguyên Chấp hành viên Trịnh Ngọc Chung đã vận dụng các quy định tại Khoản 5, Điều 2, TŨông tư 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục THA dân sự và phối hợp liên ngành trong THA “Trường hợp bản án, quyết định bị kháng nghị đã được tổ chức thi hành một phần thông qua đấu giá nay bị hủy, sửa thì cơ quan thi hành án tiếp tục hoàn thiện hồ thủ tục theo quy định của pháp luật cho bên mua đấu giá, trừ trường hợp thủ tục bán đấu giá vi phạm quy định của pháp luật.”
Còn trong vụ án công ty Việt H<Ţ>ưng, Chấp hành viên Đặng Xuân Quang đã vận dụng các quy định tại Khoản 2 Điều 24b Nghị định 125/2013/NĐ-CP:
“2. Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài sản bán đᶥu giá nhưng bản án, quyết định bị đình chỉ thi hành án, kháng nghị, sửa đổi hoặc hủy thì cļ/i>ơ quan thi hành án dân sự tiếp tục hoàn thiện thủ tục giao tài sản, kể cả thực hiện việc cưỡng chế thi hành án để giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, trừļ/i> trường hợp sau đây:
a. Trình tự, thủ tục bán đấu giá vi phạm quy định của pháp luật do lỗi của người mua được Ŵài sản bán đấu giá”
Trong hai vụ án nói trên, Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự đều đã bị Kháng nghị gũám đốc thẩm và đều bị Tòa án cấp trên tuyên hủy, do vậy căn cứ vào Khoản 1 Điều 49 Luật thi hành án dân sự năm 2008, điểm d, Khoản 1, Điều 50 Luật thi hành án dân sự năm 2008 thì Thủ trưởng cơ quan THA buộc phải ban hành Quyết định tạm đình chỉ và Quyết định đǬnh chỉ THA.
Tuy nhiên, xét về nội dung của TŨông tư số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC và Nghị định 125/2013/NĐ-CP lại hoàn toàn mâu thuẫn, chưa phù hợp với ţác quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008, vi phạm nguyên tắc “Bảo đảm tǭnh hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật” được quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật ban hành các văn bảŮ quy phạm pháp luật năm 2008. Đây cũng là điều mà các nhà làm luật nên xem Ÿét lại, tránh việc tạo ra kẽ hở để một số đối tượng lợi dụng và thao túng quá trìnhĠthực thi pháp luật, ảnh hưởng tới tính nghiêm minh của toàn bộ hệ thống pháp luật Vi᷇t Nam.
Xét về thẩm quyề<ųpan lang="VI" style="font-size:12.0pt;line-height:115%;color:#222222;mso-ansi-language:VI">n ban hành văn bản, trong trường hợp này, theo Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì Luật là do Quốc hội ban hành (Điều 2) và Chủ tịţh nước ban hành lệnh để công bố Luật (Điều 57), còn Nghị định do Chính phủ bšn hành và Thông tư do các cơ quan liên ngành ban hành (Điều 2) đương nhiên không thể có giá trị pháp lý cao như Luật được. Và theo quy định tại Điều 83 về vấn đề áp dụng văn bản quy phạm pháp luật thì: “Trong trư<ũ>ờng hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”. Do vậy, hai vị Chấp hành viên nói tŲên hoàn toàn không thể lấy các quy định của các văn bản dưới Luật để “chống” lại cǡc quy định của Luật được.ļo:p>
Thứ năm, không chỉ vận dụng một văn bản dưới Luật để “chống” lại Luật, cả hai vị Chấp hành viên này còn vận dụng sai các quy định pháp luật một cách cố ý và trắng trợn, xâm hại nghiêm trọng quyền - lợi ích hợp pháp của ngưᷝi có tài sản bảo đảm.
Trong vụ án 194 Phố Huế, nguyên Chấp hành viên Trịnh Ngọc Chung đã căn cứ vào Khoản 5, Điều 2, Thông tư số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC là hoàn toàn không có căn cứ bởi Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/9/2010 thì không thể áp dụng ngược trở lại để điều chỉnh một vụ việc có Quyết định THA từ ngày 06/01/2009 được. Việc cố ý áp dụng như trên đã vi phạm quy định của pháp luật về vấn đề “Hiêu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật” được ghi nhận tại Điều 79 Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Mặc khác, như đã phân tích ở trên, nhà 194 Phố Huế không đủ điều kiện kê biên tài sản cùng nhiều yếu tố sai phạm khác nên quá trình bán đấu giá ngôi nhà 194 Phố Huế có rất nhiều những vi phạm nghiêm trọng, do đó không thể áp dụng thông tư này để tiếp tục THA Quyết định số 143/2007/QĐST-KDTM.
Thứ sáu, hành vi cố ý làm trái của hai vị chấp hành viên này đều gây thiệt hại rất lớn về tinh thần cũng như vật chất cho người có tài sảnļ/span> đảm bảo.
Vụ án 194 Phố Huế, nguyên Trưởng Chi cục THA quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội, bằng hành vi cố <ųpan style="font-size:12.0pt; line-height:115%">ý làm trái của mình đã thẳng tay đuổi 3 gia đình với gần 20 con người, trong đó có 9 trẻ em ra đường, khiến cho <ųpan style="font-size:12.0pt;line-height:115%">gia đình ly tán, con xa mẹ, vợ xa chồng, mỗi người phải đi lánh nạn một nơi. Theo kết luận tại cáo trạng thì Trịnh Ngọc Chung đã có hàng loạt những hành vi vi phạm mang tính cố ý như: “Kê biên nhà 194 Phố Huế cũng như quá trļ/span>ình bán đấu giá không thông báo cho các đồng sở hữu biết; nhà 194 Phố Huế chưa có GCNQSDD, không đủ đũều kiện chuyển dịch bất động sản cũng như đang bị phong tỏa theo thông báo số 02/TB-THA ngày 20/01/2000, hiện nay chưa có quyết định giải tỏa; Trịnh Ngọc Chung chỉ đạo thư ký giả mạo chữ kýĬ thêm nội dung vào biên bản THA trái với ý chí, nguyện vọng của người THA; vận dụng Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 khôngĠđúng; tự chế ra mẫu quyết định cưỡng chế sai với biểu mẫu theo quy định của Bộ Tư pháp.... gây thiệt hại cho người phải THA là ông Hoàng Ngọc Minh 6.69 tỷ đồng”. Từ đó, VKSNDTC đã truy tố Trịnh Ŏgọc Chung phạm tội “Ra quyết định trái pháp luật” - Khoản 3 Điều 296 Bộ luật Hình sự với mức hình phạt có thể lên đến 10 năm tù giam.
Còn trong vụ án của công ty Việt Hưng, giữa lúc chỉ còn nửa tháng nữa là Tết nguyên đán, ngày 14/01/2014, Chấp hành viên Đặng Xuân Quang đã nhân danh Nhà nước chỉ đạo tiến hành cưỡng chế thi hành án trái pháp luật, ước tính đã gây thiệt hại nhiều tỷ đồng cho công ty Việt Hưng, đẩy hàng Ŭoạt người dân trong đó có cảĠngười già và trẻ em ra ngoài đường, không nơi sinh sống, không công ăn việc làm.
Theo quy định tại Điều 70 Luật Thi hành án dân sự thì “Căn cứ cưỡng chế thi hành án bao gồm:
1. Bản án, quyết định;
2. Quyết định thi hành án;
3. Quyết định cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong toả tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án”.
Là những lãnh đạo của một cơ quan thực thi pháp luật nhưng những vị Chấp hành viên này đã không cần căn cứ vào bất cứ phánĠquyết có hiệu lực pháp luật nào để thi hành án, vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 70 nói trên, bất chấp tấŴ cả để thực hiện đến cùng hành vi cưỡng chế trái pháp luật một Quyết định đã bị kháng nghị giám đốc thẩm, không ţòn hiệu lực pháp luật. Hành vi vi phạm pháp luật của họ đã khiến bao con người phải sống đau khổ, thiếu thốn, ê ţhề trong cả suốt thời gian qua.
Đối với hành vi cố ý làm trái cᷧa Chấp hành viên Đặng Xuân Quang đã bộc lộ rất rõ dấu hiệu phạm tội “Ra quyết định trái pháp luật” được quy định tại Điều 296 Bộ luật Hình sự.
Thứ bảy, trong cả hai vụ án này, những người thực hiện hành vi cố ý làm trái, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng cho người có tài sản bị THA, đều là người có chức vụ, quyền hạn lớn trong cơ quan.
Nguyên Chấp hành viên Trịnh Ngọc Chung lúc tại vị là Trưởng Chi cục THA dân sự quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội, còn Chấp hành viên Đặng Xuân Quang là Phó Chi cục THA dân sự TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Lẽ ra là những người nắm giữ cương vị quan trọng trong một cơ quan thực thi pháp luật, cả hai vị chấp hành viên này phải tuân thủ pháp luật một cách nghiêm túc, thực hiện công việc được giao một cách cẩn trọng trên tinh thần tôn trọng pháp luật, bảo vệ quyền - lợi ích hợp pháp của những người liên quan thì ngược lại họ lᶡi bất chấp chính các quy định pháp luật, cố ý làm trái pháp luật.
Xin cảm ơn luật sư!
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế