Ba yếu tố quyết định để đất nước phát triển nhanh và bền vững
Gần đây chúng ta nghe nhiều đến khái niệm “Phát triển nhanh, bền vững”. Đặc biệt khái niệm này lại được đề cập nhiều trong cả các văn kiện của Đảng; Các bài diễn văn và cả trong đời sống xã hội.
Mặc dù còn có sự khác nhau về cách nhìn, điểm xuất phát kinh tế và cả quan điểm chính trị... nhưng đều có sự thống nhất chung rằng: Để mỗi quốc gia nói riêng và cả nhân loại nói chung phát triển bền vững, đòi hỏi mỗi quốc gia và nhân loại phải đảm bảo hài hoà cả ba yếu tố: Phát triển kinh tế; Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Ba yếu tố này luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cùng thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Phải phát triển kinh tế
Kinh tế phát triển là yếu tố đầu tiên quyết định đất nước phát triển nhanh và bền vững! Ngay từ khi nghiên cứu lý luận, Mác đã khẳng định rằng Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. Trong hơn 20 năm đổi mới thành công, Việt Nam được các nước, các tổ chức quốc tế và cả cộng đồng thế giới biết đến bởi thành tích phát triển kinh tế.
Theo báo cáo của Chính phủ, chúng ta đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 21/23 chỉ tiêu đề ra (chỉ còn chỉ tiêu hạ tỷ lệ phát triển dân số và nhập khẩu chưa đạt). Kinh tế năm 2009, tăng trưởng 5,2%, ®øng thø hai thÕ giíi. Cũng theo báo cáo của Chính phủ năm 2007, chúng ta đã hoàn thành vượt mức 10 chỉ tiêu; Hoàn thành và hoàn thành cơ bản 17 chỉ tiêu, còn một số chỉ tiêu của kế hoach sẽ hoàn thành vào năm 2009.
Với đà này, chúng ta chắc chắn sẽ hoàn thành kế hoạch 5 năm 2006-2010, trước so với thời gian kế hoạch đề ra. Liên tục nhiều năm nay, tổng nguồn thu ngân sách Nhà nước luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đặc biệt là sau khi chúng ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO);
Trở thành thành viên không thường trực của hội đồng bảo an liên hợp quốc, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiết tục được nâng cao; Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) tiếp tục ồ ạt đổ vào Việt Nam, năm 2009 là trên 20 tỷ USD. Cùng với vốn và nhiều công nghệ mới và đường lối đổi mới đang làm cho kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển không ngừng. Việt Nam không những sẽ thoát nghèo vào năm 2010, mà sẽ ngày càng phát triển bền vững, sớm trở thành nước công nghiệp phát triển, sớm trở thành con rồng mạnh của châu Á trong nay mai!
Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Thực hiện tốt vấn đề tiến bộ và công bằng xã hội, thực chất là quan tâm phát triển xã hội. Bởi trong thực hiện chính sách xã hội và giải quyết những vấn đề xã hội tốt là động lực thúc đẩy xã hội phát triển! Đây vừa là kinh nghiệm hay, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là phương châm chỉ đạo, là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta! Vấn đề này được Đảng ta vận dụng, tiến hành từng bước, có chính sách cụ thể. Cùng với công cuộc đổi mới thành công, Đảng ta luôn luôn quan tâm đến xoá đói giảm nghèo!
Bằng các chương trình 135-CP; 134-CP; Các chương trình đầu tư ưu tiên xây dựng, phát triển kinh tế, Hạ tầng cơ sở miền núi, vùng Biển, vùng chiến khu xưa, vùng khó khăn; Các chính sách vay vốn thoát nghèo, đầu tư hàng ngàn tỷ đồng cho hàng triệu hộ nghèo vay để phát triển sản xuất, chăn nuôi, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nhanh hộ nghèo từ 3-4%/năm.
Thực hiện cải cách chế độ tiền lương, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người lao động. Từ những thành tựu về kinh tế, y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo. Nhờ thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội, mà các chỉ số của Việt Nam như: Tỷ lệ hộ nghèo, bình quân thu nhập, tuổi thọ trung bình; Chỉ số phát triển con người... ngày càng tăng lên đáng kể, vượt xa một số nước trong khu vực, tạo nên những dấu mốc quan trọng, khẳng định con đường phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đang đi là hoàn toàn đúng đắn.
Phải bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Trong nghị quyết Đại hội IX; Đại hội X, của Đảng và trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2001-2010), Đảng và Nhà nước ta khẳng định rõ rằng: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn sự đa dạng sinh học”; Chính phủ có các nghị quyết, quyết định: “ Về định hướng phát triển bền vững, chiến lược bảo vệ môi trường”; Quốc hội nước ta thông qua luật Bảo vệ rừng, luật bảo vệ môi trường.
Kinh nghiệm các nước công nghiệp và bài học đắt giá về các chất thải công nghiệp sinh ra các bệnh ung thư, nhắc nhở chúng ta phải làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Muốn bảo vệ tốt môi trường trước hết phải bảo vệ, khai thác tốt, có kế hoach về tài nguyên thiên nhiên. Từ kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan đang có chủ trương đóng cửa hoặc khai thác hạn chế tài nguyên thiên nhiên trong nước.
Tìm vốn, mua nguyên liệu, đầu tư ra nước ngoài, để dành tài nguyên trong nước! Mặt khác muốn bảo vệ tài nguyên phải tăng cường chế biến. Nhiều tỉnh, nhiều huyện có chủ trương không được xuất khẩu thô ra ngoài địa phương, mà xuất khẩu hàng hoá. Đây là chủ trương vừa tiết kiệm tài nguyên, vừa giải quyết việc làm, đồng thời kéo đầu tư, kéo vốn, kéo các cơ sở công nghiệp vào địa phương. Tài nguyên, khoáng sản của chúng ta đang ngày càng cạn kiệt.
Việc khai thác quặng thiếc, quặng sắt, khai thác vàng, chì... bừa bãi không chỉ làm cho tài nguyên bị cạn kiệt. Mà còn để lại hậu quả phá vỡ sự cân bằng sinh thái tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường nặng!? Bên cạnh việc khai thác tài nguyên, việc xây các nhà máy, các khu công nghiệp không thiết kế, không chú ý bảo vệ môi trường, để nước thải, khí bụi công nghiệp làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân dân.
Chúng ta rất mừng vì kinh tế khởi sắc, đời sống của nhân dân được cải thiện, nhưng bên cạnh đó, chúng ta đang phải chống chọi với những căn bệnh nguy hiểm của thời công nghiệp như ung thư, bệnh bụi phổi cả bệnh béo phì do dùng hoá chất kích thích sinh trưởng cây trồng, vật nuôi. Thực hiện nền sản xuất sạch, xử lý tốt chất thải công nghiệp là thực hiện bảo vệ môi trường thiên nhiên, để kinh tế đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Đất nước Việt Nam đang vững bước tiến lên tầm cao mới ở cả thế và lực! Chúng tôi mong rằng mỗi người, mỗi nhà, mỗi ngành hãy tự đề cao trách nhiệm của mình! Cùng nhau thi đua lao động sản xuất, tích cực phát triển kinh tế; Tích cực tham gia bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Toàn dân tộc Việt Nam cùng đoàn kết xây dựng nước Việt Nam theo mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Phùng Văn Mùi