Nho - quả của mùa thu

(Dân trí) - Nho là loại quả thông dụng cho 4 mùa, tuy nhiên đầu thu ăn nho sẽ có nhiều công dụng hữu ích hơn.

 

Nho - quả của mùa thu - 1


 

Công dụng của nho

 

Chất đường trong nho chủ yếu là đường glucose, rất dễ được cơ thể hấp thụ, đặc biệt là khi cơ thể xuất hiện chứng đường máu thấp, nếu kịp thời uống nước nho thì triệu chứng sẽ giảm rất nhanh.

 

Các nhà khoa học Pháp nghiên cứu phát hiện: nho có tác dụng ngăn chặn máu cục hình thành tốt hơn cả aspirin, đồng thời có thể giảm cholesterol trong máu, giảm ngưng tụ của tiểu cầu, có tác dụng nhất định trong việc phòng chống bệnh tim mạch.

 

Các loại chất flavoids hàm chứa trong nho là một loại thuốc chống oxy hóa rất mạnh, có thể chống lại lão hóa và thanh trừ gốc tự do trong cơ thể.

 

Trong quả nhỏ còn hàm chứa một nguyên tố chống ung thư, có thể ngăn chặn tế bào ung thư biến đổi di căn,  có tác dụng ngăn chặn tế bào ung thư lan ra. Ngoài ra, nước ép từ nho có thể trợ giúp cho bệnh nhan cấy ghép nội tạng giảm bớt phản ứng khác thường, thúc đẩy cho cơ thể phục hồi nhanh chóng. 

 

Đông y cho rằng,  nho tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ gan, thận, sinh dịch bôi trơn, mạnh gân cốt, bổ ích cho khí huyết, thông lợi tiểu tiện, dùng để hỗ trợ chữa trị các bệnh như: tì hư khí yếu, hụt hơi mất sức, phù thũng, tiểu tiện khó vv.

 

Màu nào tác dụng đó

 

Nho vỏ tím hàm chứa anthocyanin, có tác dụng làm đẹp, chống lão hóa.

 

Nho vỏ đen lại ích âm dưỡng  thận, có tác dụng đen tóc.

 

Nho vỏ đỏ hàm chứa chất xúc tác ngược, có thể mềm hóa mạch máu, hoạt huyết, phòng chống và ngăn chặn hình thành máu cục. Người bị bệnh tim mạch nên ăn nhiều. Hàm lượng chất xúc tác ngược trong vỏ nho đỏ là phong phú nhất, vì vậy khi ăn nho đỏ nên ăn cả vỏ.

 

Nho xanh lại có tác dụng thanh nhiệt giải độc.

 

Nho trắng có tác dụng bổ khí phổi, nhuận phổi, rất thích hợp cho người bị bệnh ho, lao và hệ thống hô hấp.

 

Nho khô hàm chứa đường, chất sắt khá nhiều, càng thích hợp cho trẻ em, phụ nữ và người thiếu máu có thể chất yếu dùng làm thực phẩm bồi bổ.

 

Một số lưu ý khi ăn nho

 

Những người bình thường đều có thể ăn nho nhưng người bị tiểu đường nên hạn chế.

 

Người bị thiếu máu, cao huyết áp, phù thũng, thần kinh suy yếu, mệt mỏi nên ăn nhiều nho.

 

Mỗi ngày ăn khoảng 100g. Nho có tính mát nên người có dạ dày lạnh không nên ăn nhiều mỗi lần.

 

Sau khi ăn nho không nên lập tức uống nước, nếu không sẽ dễ gây ra đau bụng đi ngoài.

 

Sau khi ăn nho nên cách 4 tiếng mới ăn hải sản hoặc đồ sông là tốt nhất, để tránh cho axit tannic trong nho và can-xi trong hải sản kết hợp thành chất khó hấp thụ, ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

Dương Hằng

Theo sohu