1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Xúc động câu chuyện cô hiệu phó cùng con trai chọn nghề

Hoài Nam

(Dân trí) - Con trai thi rớt lớp 10, không chê trách hay phán xét, cô Hạnh đã nói chuyện thẳng thắn với con về "sự cố" này cũng như để tìm ra "con đường" phát triển nghề nghiệp phù hợp trong thời gian tới.

Con trai thi rớt lớp 10 trong kỳ thi tuyển sinh vừa qua, sau khi ổn định về mặt tâm lý cho con, cô Trần Thị Kim Hạnh, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Hùng Vương, Q. Hải Châu, Đà Nẵng lên kế hoạch cùng con chọn nghề. 

Việc đồng hành chọn nghề cùng con của cô làm nhiều người cảm phục lẫn xúc động. Câu chuyện truyền cảm hứng, mở ra thêm nhiều cách hiểu đúng hơn, sự suy ngẫm tới các bậc phụ huynh và bạn trẻ trước con đường nghề nghiệp.

Xúc động câu chuyện cô hiệu phó cùng con trai chọn nghề - 1

Cô Trần Thị Kim Hạnh trong hoạt động tại trường

Sớm lên kế hoạch

Thật ra, quan sát con từ bé, cô đã sớm nhận ra con trai mình là người thực tiễn và đã có suy nghĩ: Sau này con sẽ đi học Trung cấp nghề thay vì học Đại học.

Nhưng cô nghĩ điều đó diễn ra sau khi con tốt nghiệp THPT chứ không ngờ... đến sớm ngay từ bây giờ. 

Không chê trách hay phán xét, cô Hạnh đã nói chuyện thẳng thắn với con về "sự cố" thi rớt cũng như con đường phát triển nghề nghiệp phù hợp thời gian tới.

Xúc động câu chuyện cô hiệu phó cùng con trai chọn nghề - 2

Con trai cô Hạnh thi rớt kỳ thi vào lớp 10 trong kỳ tuyển sinh năm nay (Ảnh minh họa)

Sau đó, cô Hạnh "cắt" tivi, máy tính và nhiều đồ công nghệ quanh con để không có chỗ vùi đầu quên nỗi buồn thực tại. Qua đó, con trai cần chấp nhận thực tế, có thời gian suy nghĩ thật kĩ về các phương án. 

Các phương án lúc này là con học Trung tâm Giáo dục thường xuyên, ôn tập năm sau thi lại hoặc học nghề. Và con trai cô đã chọn trường nghề.

Nhưng không phải con chọn là xong. Cô Hạnh xác định nhiệm vụ cần tìm hiểu động cơ quyết định của con. Để giúp con lựa chọn sáng suốt nhất, phù hợp nhất và sau này không phải hối tiếc.

"Mẹ mong con học được thứ con yêu thích, làm công việc con yêu thích để con tự tin vào bản thân, có niềm hạnh phúc trong cuộc sống", cô Trần Thị Kim Hạnh.

Những câu hỏi cô đặt ra cho con là: Con lựa chọn phương án này vì điều gì? Điều gì khiến con loại bỏ phương án kia ra? Nếu câu trả lời của con chọn/không chọn là do tác động từ bên ngoài (sợ người khác nghĩ này kia) thì cô cho con thời gian suy nghĩ tiếp. 

Thời gian sau, cách đây hơn một tháng, con vẫn chọn trường nghề, ngành cơ khí .

Cô hỏi lại: ""Nếu ba mẹ xin cho con vào một trường THPT khác?"  Con cô trả lời: "Con sẽ học ở đó!"

Vậy là quyết định học nghề của con vẫn mang tính tình thế. Con chưa thật sự chọn vì chính con. Con cần có thời gian để suy nghĩ thêm. 

Chọn nghề vì chính bản thân 

Cô Hạnh không nói gì thêm nữa. Ngày hôm sau, cô cùng con đến

Mong ba mẹ sống lâu để chứng kiến con thành công

Mới đây, con trai cô Hạnh bộc bạch, con chọn Công nghệ ô tô vì sau này con có thể làm riêng. Khi đó, xưởng của con sẽ là nơi học tập cho mọi người. Ai thích có thể đến đó thực hành, nghiên cứu.

Trường CĐ nghề Đà Nẵng để hỏi hồ sơ, mục đích để con tận mắt thấy rõ về lựa chọn của mình.

Con trai cô đọc say sưa cuốn cẩm nang giới thiệu về các ngành nghề đào tạo kẹp trong hồ sơ. Con chọn ngành Công nghệ ô tô hệ Cao đẳng 9+.

Ngành này đang là ngành đào tạo trọng điểm của trường. Theo chuẩn Quốc tế, việc đào tạo ngành này có thể liên thông lên Đại học.

Con cô xác định vừa học nghề vừa học vừa học văn hóa để liên thông lên Đại học.

Cô Hạnh tự nhủ: Con đã có mục tiêu rõ ràng hơn. 

Xúc động câu chuyện cô hiệu phó cùng con trai chọn nghề - 3

Cùng với sự đồng hành của mẹ, cháu tự tin với lựa chọn học nghề Công nghệ ô tô (Ảnh minh họa: Phạm Nguyễn).

Cách đây vài hôm, cô lại "gài" con lần nữa:

- Mẹ nghe nói nói trường THPT con thi mở thêm lớp 10 và có thể sẽ hạ điểm chuẩn. Nếu con đậu thì con tính thế nào?

- Con vẫn học Cao đẳng nghề.

- Điều gì khiến con chọn như vậy?

- Vì con thấy bản thân con phù hợp với học trường nghề hơn.

- Nghề này, mỗi lần con đi làm về thì dầu mỡ lấm lem đầy người, con thấy thế nào? Có e ngại với mọi người không?
- Có chi đâu mà ngại, mẹ!

Người mẹ nghẹn ngào, khóe mắt cay cay vì xúc động. Đây mới là câu trả lời người mẹ mong chờ! 

Cô hiểu rằng, khi con trai chọn vì phù hợp với tố chất, sở thích. Đó chính là lúc con có thể tự tin vào sự lựa chọn này. Sau này dù có thế nào, con của cô cũng sẽ không hối hận.