Vườn quốc gia Cúc Phương đang “chảy máu”

(Dân trí) - Mặc dù xung quanh các con đường dẫn vào rừng đều có lực lượng kiểm lâm chốt trực và bảo vệ song trong khu vực rừng thuộc Vườn quốc gia Cúc Phương, nằm trên địa bàn hành chính của xã Thành Yên, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) xảy ra tình trạng khai thác rừng trái phép.

Vườn quốc gia Cúc Phương “chảy máu”

Vườn quốc gia Cúc Phương là khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn các tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa. Vườn quốc gia Cúc Phương có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam.

Cây gỗ hai người ôm không hết đã bị đốn hạ
Cây gỗ hai người ôm không hết đã bị đốn hạ

Ranh giới của Vườn quốc gia Cúc Phương được xác định với tổng diện tích hơn 22.000 ha, bao gồm hơn 11.000 ha thuộc địa giới tỉnh Ninh Bình, hơn 5.800 ha thuộc địa giới tỉnh Thanh Hóa và 5.000 ha thuộc địa giới tỉnh Hòa Bình.

Tuy nhiên, thời gian qua, tại khu vực rừng của Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc địa giới hành chính thôn Thành Trung, xã Thành Yên, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) xảy ra tình trạng khai thác gỗ trái phép. Từ thông tin phản ánh của người dân địa phương, phóng viên đã mục sở thị khu vực xảy ra khai thác gỗ trái phép.

Men theo con đường mòn dẫn từ khu vực đất sản xuất của người dân thôn Thành Trung, xã Thành Yên, chúng tôi đi vào cánh rừng thuộc Vườn quốc gia Cúc Phương. Chỉ cách bìa rừng không xa, những cây gỗ vài người ôm không hết đã bị lâm tặc đốn hạ một cách không thương tiếc.

Phần lớn những cây gỗ bị đốn hạ đã được đưa ra khỏi rừng, nhưng vẫn còn lại một số cây gỗ chưa kịp vận chuyển đi. Bên cạnh những gốc cây bị đốn hạ là những bãi cưa xẻ gỗ với la liệt những đầu mẫu, thanh gỗ lớn có, nhỏ có, còn vứt lại trong rừng. Những cây gỗ lớn bị chặt hạ xuống tạo thành những khoảng trống giữa khu rừng nguyên sinh.

Tiếp tục men theo lối mòn đi sâu vào trong rừng, chúng tôi phát hiện hàng loạt cây gỗ đã bị đốn hạ. Để không bị phát hiện, các đối tượng thường không khai thác một chỗ mà khai thác cách xa nhau, có cây hàng chục mét, có vị trí cách xa nhau hàng trăm mét. Thậm chí, ngay giữa rừng nguyên sinh còn xuất hiện dấu vết vận chuyển gỗ bằng xe kéo, điều đó cho thấy sự liều lĩnh của các đối tượng khai thác gỗ trái phép.

Theo quan sát tại hiện trường thì dấu vết của những cây gỗ mới bị khai thác cách đây chưa lâu, nhiều cây gỗ bị chặt hạ còn tươi rói. Không chỉ thế, đây đó trong khu vực rừng này còn có nhiều cây gỗ đã bị khai thác từ lâu vẫn còn để lại dấu vết.

Đi dưới những tán rừng nguyên sinh phủ kín mặt đất, ít ai nghĩ rằng, “máu rừng” vẫn “chảy âm ỉ”. Trong khi đó, xung quanh những con đường dẫn vào rừng có các chốt trạm kiểm lâm ngày đêm canh giữ nhằm bảo vệ rừng.

Những hình ảnh phóng viên Dân trí ghi nhận tại hiện trường khai thác gỗ trái phép trong Vườn quốc gia Cúc Phương:


Khai thác gỗ trái phép trong Vườn quốc gia Cúc Phương

Khai thác gỗ trái phép trong Vườn quốc gia Cúc Phương

Vườn quốc gia Cúc Phương đang “chảy máu” - 3

Những cây gỗ mới vừa bị khai thác, gốc còn thơm mùi nhựa.

Những cây gỗ mới vừa bị khai thác, gốc còn thơm mùi nhựa.

Lâm tặc dùng cưa để đốn hạ gỗ
Lâm tặc dùng cưa để đốn hạ gỗ

Cảnh tượng khó tin xuất hiện giữa khu rừng nguyên sinh

Cảnh tượng khó tin xuất hiện giữa khu rừng nguyên sinh

Vườn quốc gia Cúc Phương đang “chảy máu” - 7
Lâm tặc xẻ lấy đi phần lớn thân gỗ, nhưng vẫn còn lại nhiều đầu mẫu, bìa gỗ bị vứt lại trong rừng
Lâm tặc xẻ lấy đi phần lớn thân gỗ, nhưng vẫn còn lại nhiều đầu mẫu, bìa gỗ bị vứt lại trong rừng
Một khúc gỗ lớn đã được đốn hạ nhưng chưa vận chuyển ra ngoài
Một khúc gỗ lớn đã được đốn hạ nhưng chưa vận chuyển ra ngoài
Dấu vết khai thác, cắt xẻ gỗ còn tươi mới
Dấu vết khai thác, cắt xẻ gỗ còn tươi mới
Nhiều cây gỗ đã được hạ xuống và cắt khúc
Nhiều cây gỗ đã được hạ xuống và cắt khúc
Theo người dân địa phương thì lâm tặc chỉ chọn những cây gỗ có giá trị sử dụng cao để chặt hạ
Theo người dân địa phương thì lâm tặc chỉ chọn những cây gỗ có giá trị sử dụng cao để chặt hạ
Vườn quốc gia Cúc Phương đang “chảy máu” - 13
Những cây gỗ đã bị chặt hạ từ lâu vẫn còn lại dấu vết
Những cây gỗ đã bị chặt hạ từ lâu vẫn còn lại dấu vết

Những gốc cây lớn bị chặt hạ đã lên chồi mới.

Những gốc cây lớn bị chặt hạ đã lên chồi mới.


Cảnh tượng hoang tàn tại các vị trí gỗ bị khai thác giữa rừng nguyên sinh

Cảnh tượng hoang tàn tại các vị trí gỗ bị khai thác giữa rừng nguyên sinh

PV Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về thực trạng này.

Duy Tuyên