Ông lão mù tự làm bánh bông lan bán dạo vỉa hè nuôi vợ bệnh

(Dân trí) - Năm 9 tuổi, ông Quang bị bệnh đậu mùa rồi biến chứng khiến đôi mắt không còn nhìn thấy. Hơn 20 năm nay, ông lão mù mưu sinh bằng công việc ngồi bán bánh ở vỉa hè Sài Gòn để nuôi người vợ bị bệnh.

Hơn 20 năm nay, nhiều người đi qua đường Nguyễn Tri Phương, quận 10 vẫn nhìn thấy một cụ già mù ngồi bán bánh bông lan bên lề đường. Ông cụ ấy là Trương Minh Quang (68 tuổi, ngụ quận 11, TPHCM).

Ông Quang kể, ông quê ở Tiền Giang, năm 9 tuổi bị đậu mùa rồi biến chứng khiến đôi mắt bị mù loà cho tới nay. Tai hoạ ập đến khi còn quá trẻ khiến cuộc sống của ông trải qua nhiều khó khăn, nhiều lần nản chí muốn bỏ cuộc vì cảm thấy bản thân vô dụng.

Được sự giúp đỡ của gia đình, ông Quang cố gắng làm quen với cuộc sống không ánh sáng.

Lớn lên, ông gặp được bà Nguyễn Thị Cưu và nên duyên vợ chồng với bà. Ở quê làm ăn khó khăn, vợ chồng ông Quang dìu dắt nhau lên Sài Gòn mưu sinh.

Lên Sài Gòn, ông Quang đi bán vé số, vợ đi bán bánh bông lan. Cuộc sống dù thiếu thốn nhưng 2 người luôn thương yêu nhau, không bao giờ ông Quang to tiếng với vợ.

Sống tích cóp, vợ chồng ông lão mù cũng mua được căn nhà nhỏ trong hẻm để làm nơi tá túc, nhưng chưa kịp sắm sửa vật dụng trong nhà thì ông Quang lại đổ bệnh, phải nằm viện liên tục. Ngôi nhà vừa mua, vợ chồng ông đành bán đi trả nợ, rồi thuê lại với giá 1 triệu đồng/tháng.

Bệnh tật của người đàn ông mù chưa hết, con trai ông lại mắc bệnh hiểm nghèo rồi qua đời. Bà Cưu từ khi mất con sức khoẻ và tinh thần giảm sút nghiêm trọng, không còn làm việc được. Mọi chi tiêu của gia đình dồn vào vai ông Quang.

Ông Quang mù loà, bán vé số bị người ta lừa hết tiền. Hết tiền gối đầu để lấy vé số, ông đành phải chuyển nghề đi bán bánh bông lan.

Buổi sáng, ông Quang ở nhà phụ vợ xay bột để làm bánh. Đến 14h chiều ông đi xe ôm đến góc đường Nguyễn Tri Phương để bán bánh.

Theo ông Quang, trừ chi phí nguyên vật liệu thì mỗi ngày ông bán lời được khoảng 100.000 đồng, vừa đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày.

Vợ ông Quang mang khối u ở bụng, để lâu quá không chữa trị nên đã phát triển rất lớn, bác sĩ bảo phải mổ để tránh rủi ro. Thế nhưng, tiền đâu mà mổ…

Dù khó khăn là vậy nhưng ông Quang luôn lạc quan vui vẻ. Ông bảo, còn may là còn sức khoẻ để làm việc, để kiếm tiền lo cho cuộc sống, chữa bệnh cho vợ…

Bị tai biến sau căn bệnh đậu mùa năm 9 tuổi khiến đôi mắt của ông Quang không còn nhìn thấy.
Bị tai biến sau căn bệnh đậu mùa năm 9 tuổi khiến đôi mắt của ông Quang không còn nhìn thấy.
Để mưu sinh, ông Quang làm bánh bông lan để bán ở vỉa hè Sài Gòn.
Để mưu sinh, ông Quang làm bánh bông lan để bán ở vỉa hè Sài Gòn.
Sống tích cóp, vợ chồng ông lão mù cũng mua được căn nhà nhỏ trong hẻm để làm nơi tá túc, nhưng chưa kịp sắm sửa vật dụng trong nhà thì ông Quang lại đổ bệnh, phải nằm viện liên tục. Ngôi nhà vừa mua, vợ chồng ông đành bán đi trả nợ, rồi thuê lại với giá 1 triệu đồng/tháng.
Sống tích cóp, vợ chồng ông lão mù cũng mua được căn nhà nhỏ trong hẻm để làm nơi tá túc, nhưng chưa kịp sắm sửa vật dụng trong nhà thì ông Quang lại đổ bệnh, phải nằm viện liên tục. Ngôi nhà vừa mua, vợ chồng ông đành bán đi trả nợ, rồi thuê lại với giá 1 triệu đồng/tháng.
Trước đây, ông Quang đi bán vé số nhưng bị người ta lừa lấy hết nên phải chuyển nghề bán bánh bông lan.
Trước đây, ông Quang đi bán vé số nhưng bị người ta lừa lấy hết nên phải chuyển nghề bán bánh bông lan.
Từ đầu giờ chiều đến tối, ông Quang ngồi ở góc vỉa hè đường Nguyễn Tri Phương, quận 10 để bán bánh.
Từ đầu giờ chiều đến tối, ông Quang ngồi ở góc vỉa hè đường Nguyễn Tri Phương, quận 10 để bán bánh.
Theo ông Quang, trừ chi phí nguyên vật liệu thì mỗi ngày ông bán lời được khoảng 100.000 đồng, vừa đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày.
Theo ông Quang, trừ chi phí nguyên vật liệu thì mỗi ngày ông bán lời được khoảng 100.000 đồng, vừa đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày.
Cuộc sống khó khăn, mọi lo toan đều dồn lên vai người đàn ông mù loà.
Cuộc sống khó khăn, mọi lo toan đều dồn lên vai người đàn ông mù loà.

Bình thường, vợ ông phụ đổ bánh bông lan để ông Quang đem đi bán. Nhiều người thương tình, dừng xe mua bánh rồi cho số tiền dư nên cũng có thêm đồng ra vào để chữa bệnh cho vợ, ông Quang tâm sự.

Bình thường, vợ ông phụ đổ bánh bông lan để ông Quang đem đi bán. "Nhiều người thương tình, dừng xe mua bánh rồi cho số tiền dư nên cũng có thêm đồng ra vào để chữa bệnh cho vợ", ông Quang tâm sự.


Dù khó khăn là vậy nhưng ông Quang luôn lạc quan vui vẻ. Ông bảo, còn may là còn sức khoẻ để làm việc, để kiếm tiền lo cho cuộc sống, chữa bệnh cho vợ…

Dù khó khăn là vậy nhưng ông Quang luôn lạc quan vui vẻ. Ông bảo, còn may là còn sức khoẻ để làm việc, để kiếm tiền lo cho cuộc sống, chữa bệnh cho vợ…

Nguyễn Quang