1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Việt Nam 360º

Hình ảnh lạ về Quy Sơn tháp giữa Hồ Gươm

(Dân trí) - Sát tường phía tây có một ban thờ, không rõ thờ ai và có từ lúc nào. Tầng đỉnh chỉ như một vọng lâu, vuông vức, mỗi bề 2m. Trên tường mặt phía đông, bên trên cửa tròn có đường kính là 0.68m của tầng ba có ba chữ Quy Sơn Tháp, nghĩa là Tháp Núi Rùa.



Hình ảnh lạ về Quy Sơn tháp giữa Hồ Gươm
Hồ Hoàn Kiếm, Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn là cụm di tích, thắng cảnh nổi tiếng, là niềm tự hào của người Hà Nội. Hồ Hoàn Kiếm (còn gọi là hồ Gươm) có diện tích khoảng 12ha, chiều dài Nam-Bắc là 700m, chiều rộng Đông-Tây là 200m. Bao quanh hồ là các phố Lê Thái Tổ ở phía tây, phố Đinh Tiên Hoàng phía đông, phố Hàng Khay phía nam.

Normal

Tháp Rùa được xây dựng trên một gò đất rộng khoảng 350m2, theo hình vuông có 3 tầng, tầng dưới xây rộng hơn, rồi thu nhỏ dần lên tầng trên, các mặt phía đông và tây có 3 cửa cuốn. Phía nam và bắc có 2 cửa cuốn nhọn ở đầu. Đỉnh 2 tầng có lan can chạy xung quanh. Bốn đầu đao đắp uốn cong dần lên vào giữa đỉnh, trên đỉnh có hình ngôi sao 5 cánh.

Từ nền đất Gò Rùa lên đến đỉnh tháp là 8,8m.


Normal

Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên. Cầu được danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm".

Normal

Normal
Nhiều du khách nước ngoài đã bầu chọn Hồ Gươm sáng sớm là một trong những điều tuyệt vời nhất khi ghé qua nơi đây. Du khách không chỉ thấy được vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của thiên nhiên, mà còn cả thói quen thường nhật của người Hà Nội là tập thể dục, thưởng thức trà nóng...

Nhóm phóng viên

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm