1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chính thức cấm xe Uber, Grab trên một số tuyến phố giờ cao điểm

(Dân trí) - Sở GTVT Hà Nội đã cắm hàng loạt biển cấm tích hợp taxi, các xe hợp đồng dưới 9 chỗ (trong đó có Grab, Uber) hoạt động trong các khung giờ cao điểm từ 6-9h và 16h30-19h30. Lệnh cấm này chính thức được áp dụng từ ngày hôm nay (11/1/2018).

Theo đó, 13 tuyến phố được cắm biển cấm gồm: Hoàng Hoa Thám, Mai Xuân Thưởng, Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Trường Chinh, Khâm Thiên, cầu Chương Dương (chiều Nguyễn Văn Cừ sang Trần Nhật Duật), Hàng Bài, Phủ Doãn, Cầu Giấy, Xuân Thủy, Giải Phóng.

Biển cấm được dựng lên tại đường Láng, gần ngã tư Láng - Lê Văn Lương.
Biển cấm được dựng lên tại đường Láng, gần ngã tư Láng - Lê Văn Lương.

Đầu đường Trường Chinh.
Đầu đường Trường Chinh.

Ghi nhận của phóng viên Dân trí vào sáng nay (11/1), tại các tuyến phố trên đều xuất hiện các biển cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ trong khung giờ cao điểm từ 6-9h và 16h30-19h30 dưới dạng tích hợp với biển cấm xe taxi hoặc cắm mới bổ sung.

Phố Láng Hạ.
Phố Láng Hạ.

Phố Giảng Võ.
Phố Giảng Võ.

Trao đổi với phóng viên tại nút giao thông Đê La Thành - Giảng Võ (Đống Đa - Hà Nội), một chiến sĩ CSGT đang làm nhiệm vụ tại đây cho biết, quy định trên là rất tốt, nhằm giảm ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm, tuy nhiên, đối với các xe hợp đồng kiểu như Uber, Grab sẽ khó phát hiện hơn xe taxi.

"Xe taxi có tem, mào thì nhìn từ xa là đã phát hiện được. Xe hợp đồng kiểu như Uber, Grab chỉ có tem ghi "Xe hợp đồng" dán ở kính chắn gió phía trước và một tem nhỏ dán phía dưới gương chiếu hậu nên rất khó phát hiện kịp thời để xử phạt" - chiến sĩ CSGT nói trên chia sẻ.

Xe hợp đồng kiểu như Uber, Grab phải dán tem, lo go như trong hình có khoanh vòng tròn và hình chữ nhật màu đỏ.
Xe hợp đồng kiểu như Uber, Grab phải dán tem, lo go như trong hình có khoanh vòng tròn và hình chữ nhật màu đỏ.

Cũng liên quan đến vấn đề nhận diện xe hợp đồng, trao đổi với báo chí, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cũng thừa nhận khó phân biệt. Nhưng ông Viện cho rằng, xe hợp đồng đã có quy định phải dán logo, CSGT và Thanh tra giao thông sẽ căn cứ vào đó mà xử phạt nếu vi phạm, còn những xe nào không dán logo mà vi phạm sẽ bị xử lý 2 lỗi cùng một lúc.

Xe chạy hợp đồng kiểu như Uber, Grab thì logo doanh nghiệp, Hợp tác xã vận tải thường được dán với kích thước khiêm tốn phía dưới gương chiếu hậu bên ngoài sườn xe.
Xe chạy hợp đồng kiểu như Uber, Grab thì logo doanh nghiệp, Hợp tác xã vận tải thường được dán với kích thước "khiêm tốn" phía dưới gương chiếu hậu bên ngoài sườn xe.

Cũng theo ông Viện, mặc dù biển cấm trên thời gian đầu sẽ khó xử lý một cách triệt để đối với xe hợp đồng, nhưng đây cũng là quyết tâm của thành phố trong việc áp dụng các giải pháp nhằm chống ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô trong giờ cao điểm. Những biển cấm trên không cố định lâu dài, sau một thời gian mà giảm ùn tắc sẽ dở bỏ biển cấm đó; đồng thời, nếu xuất hiện tuyến đường nào thường xuyên ùn tắc sẽ tiếp tục cho cắm biển cấm bổ sung.

Một xe ô tô hoạt động kiểu như Uber, Grab như này nếu nhìn từ xa sẽ rất khó phát hiện được đây là xe chạy hợp đồng.
Một xe ô tô hoạt động kiểu như Uber, Grab như này nếu nhìn từ xa sẽ rất khó phát hiện được đây là xe chạy hợp đồng.

Trước đó, Hiệp Hội Taxi Hà Nội và các hãng xe taxi truyền thống liên tục có những văn bản kiến nghị Sở GTVT Hà Nội, UBND TP Hà Nội, Bộ GTVT về việc những xe ô tô hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi có sử dụng phần mềm điện tử để kết nối với khách hàng kiểu như Uber, Grab là cạnh tranh không lành mạnh.

Hiệp Hội Taxi Hà Nội cho rằng, những xe ô tô hợp đồng hoạt động kiểu như Uber, Grab về bản chất không khác với taxi truyền thống, nhưng vì được coi là là xe "Hợp đồng" nên đã không chịu quản lý bởi 13 điều kiện kinh doanh giống với xe taxi, trong đó có việc những xe này được hoạt động trên các tuyến phố cấm xe taxi.

Có lẽ, chính sự phản ứng gay gắt nói trên của Hiệp Hội Taxi Hà Nội và các hãng xe taxi nên Sở GTVT Hà Nội mới triển khai cắm hàng loạt các biển cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ như nói ở trên để tạo sự công bằng với xe taxi truyền thống.

Ngày 29/12/2017, Bộ GTVT đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Tại dự thảo mới này, Bộ Giao thông vận tải đã dành riêng một chương quy định rõ về hợp đồng vận tải. Theo đó, loại hình xe hợp đồng vận tải như Uber, Grab phải đáp ứng hàng loạt yêu cầu.

Trong đó có quy định, các xe như Uber, Grab… sẽ phải có biểu trưng (logo) của đơn vị mình và cung cấp cho doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải để niêm yết theo quy định. Kích thước tối thiểu của biểu trưng (logo) là 90 mm x 80 mm (dài x rộng).

Nguyễn Dương