1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Những cuộc bầu cử trong năm 2018 có thể định hình lại thế giới

(Dân trí) - Bầu cử Tổng thống Nga, bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ, bầu cử ở Campuchia… là những cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong năm 2018 và được dự báo có tác động lớn tới tình hình chính trị thế giới.


Cuộc bầu cử Tổng thống Nga dự kiến diễn ra vào tháng 3 năm sau được cho là sẽ nối dài thêm 1 nhiệm kỳ của Tổng thống Vladimir Putin sau khi ông chính thức xác nhận tái tranh cử. Tỉ lệ ủng hộ ông Putin luôn giữ ở mức ổn định, khoảng 80%. Ông Putin được cho là người lãnh đạo, người dẫn đường và “chèo lái” nước Nga vượt qua những thách thức về kinh tế, cấm vận và ổn định chính trị. Ông cũng đồng thời giúp Nga thể hiện vị thế nước lớn trên trường quốc tế khi tiếp nhận bán đảo Crimea dựa trên tiến trình trưng cầu dân ý dân chủ hay hỗ trợ Syria dập tắt “bóng đen” khủng bố hoành hành. Trong ảnh: Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Reuters)

Cuộc bầu cử Tổng thống Nga dự kiến diễn ra vào tháng 3 năm sau được cho là sẽ nối dài thêm 1 nhiệm kỳ của Tổng thống Vladimir Putin sau khi ông chính thức xác nhận tái tranh cử. Tỉ lệ ủng hộ ông Putin luôn giữ ở mức ổn định, khoảng 80%. Ông Putin được cho là người lãnh đạo, người dẫn đường và “chèo lái” nước Nga vượt qua những thách thức về kinh tế, cấm vận và ổn định chính trị. Ông cũng đồng thời giúp Nga thể hiện vị thế nước lớn trên trường quốc tế khi tiếp nhận bán đảo Crimea dựa trên tiến trình trưng cầu dân ý dân chủ hay hỗ trợ Syria dập tắt “bóng đen” khủng bố hoành hành. Trong ảnh: Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Reuters)


Vào tháng 4 hoặc tháng 5/2018, cuộc bầu cử quốc hội Hungary sẽ chính thức diễn ra. Giới quan sát thế giới rất trông đợi vào cuộc bầu cử này. Trong ảnh: Thủ tướng Hungary Viktor Orbán (Ảnh: Reuters)

Vào tháng 4 hoặc tháng 5/2018, cuộc bầu cử quốc hội Hungary sẽ chính thức diễn ra. Giới quan sát thế giới rất trông đợi vào cuộc bầu cử này. Trong ảnh: Thủ tướng Hungary Viktor Orbán (Ảnh: Reuters)


Cuộc bầu cử Italy vào tháng 5/2018 đang nóng lên từng ngày sau khi chính trị gia Luigi Di Maio, 31 tuổi, một luật sư, nhà báo, người giữ chức Phó chủ tịch nghị viện Italy năm 26 tuổi, tuyên bố trở thành ứng cử viên của Đảng Phong trào 5 sao. Các cuộc thăm dò cho thấy chính trị gia này đang dẫn đầu với gần tỷ lệ ủng hộ 28% và có tiềm năng trở thành Thủ tướng Italy. Đảng Phong trào 5 sao là đảng hoạt động theo tôn chỉ “hoài nghi châu Âu”, với hệ tư tưởng không ủng hộ liên minh châu Âu và đồng tiền chung Euro. Kết quả cuộc bầu cử Italy có ý nghĩa rất quan trọng với nền kinh tế khu vực và thị trường chứng khoán, cũng như chính sách nhập cư với người tị nạn mà quốc gia này đang ban hành. Trong ảnh: Thủ tướng Italy Paolo Gentiloni (Ảnh: Reuters)

Cuộc bầu cử Italy vào tháng 5/2018 đang nóng lên từng ngày sau khi chính trị gia Luigi Di Maio, 31 tuổi, một luật sư, nhà báo, người giữ chức Phó chủ tịch nghị viện Italy năm 26 tuổi, tuyên bố trở thành ứng cử viên của Đảng Phong trào 5 sao. Các cuộc thăm dò cho thấy chính trị gia này đang dẫn đầu với gần tỷ lệ ủng hộ 28% và có tiềm năng trở thành Thủ tướng Italy. Đảng Phong trào 5 sao là đảng hoạt động theo tôn chỉ “hoài nghi châu Âu”, với hệ tư tưởng không ủng hộ liên minh châu Âu và đồng tiền chung Euro. Kết quả cuộc bầu cử Italy có ý nghĩa rất quan trọng với nền kinh tế khu vực và thị trường chứng khoán, cũng như chính sách nhập cư với người tị nạn mà quốc gia này đang ban hành. Trong ảnh: Thủ tướng Italy Paolo Gentiloni (Ảnh: Reuters)

Ứng viên sáng giá trong cuộc bầu cử Mexico vào tháng 7/2018 được cho là cựu Thị trưởng thủ đô Mexico City Andres Manual Lopez Obrador sau khi Tổng thống đương nhiệm Enrique Peña Nieto không được hiến pháp cho phép tái tranh cử thêm 1 nhiệm kỳ nữa. Ông Obarador nếu thắng cử được cho là sẽ có quan điểm cứng rắn với chính sách đối ngoại từ người láng giềng Mỹ và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Một ứng viên tiềm năng khác là bà Margarita Zavala, người được mệnh danh là Hillary Clinton của Mexico. Cựu Đệ nhất phu nhân Mexico vừa ra khỏi đảng của chồng, Cựu Tổng thống Felipe Calderon và thiết lập một đảng của riêng mình. Cuộc bầu cử Mexico sẽ là cuộc đối đầu giữa 4 ứng cử viên của 4 đảng. Trong ảnh: ông Andres Manual Lopez Obrador (Ảnh: Reuters)
Ứng viên sáng giá trong cuộc bầu cử Mexico vào tháng 7/2018 được cho là cựu Thị trưởng thủ đô Mexico City Andres Manual Lopez Obrador sau khi Tổng thống đương nhiệm Enrique Peña Nieto không được hiến pháp cho phép tái tranh cử thêm 1 nhiệm kỳ nữa. Ông Obarador nếu thắng cử được cho là sẽ có quan điểm cứng rắn với chính sách đối ngoại từ người láng giềng Mỹ và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Một ứng viên tiềm năng khác là bà Margarita Zavala, người được mệnh danh là Hillary Clinton của Mexico. Cựu Đệ nhất phu nhân Mexico vừa ra khỏi đảng của chồng, Cựu Tổng thống Felipe Calderon và thiết lập một đảng của riêng mình. Cuộc bầu cử Mexico sẽ là cuộc đối đầu giữa 4 ứng cử viên của 4 đảng. Trong ảnh: ông Andres Manual Lopez Obrador (Ảnh: Reuters)


Thủ tướng Campuchia Hun Sen được cho là sẽ tiếp tục nối dài thời gian cầm quyền cùng với đảng CPP của ông kể từ năm 1985 trong cuộc bầu cử năm sau diễn ra vào tháng 7/2018. Đảng đối lập lớn nhất của CPP, CNRP vừa bị cấm tham gia chính trị và yêu cầu giải thể sau khi lãnh đạo Kem Sokha bị cáo buộc tội phản quốc và bị bắt giữ. (Ảnh: Reuters)

Thủ tướng Campuchia Hun Sen được cho là sẽ tiếp tục nối dài thời gian cầm quyền cùng với đảng CPP của ông kể từ năm 1985 trong cuộc bầu cử năm sau diễn ra vào tháng 7/2018. Đảng đối lập lớn nhất của CPP, CNRP vừa bị cấm tham gia chính trị và yêu cầu giải thể sau khi lãnh đạo Kem Sokha bị cáo buộc tội phản quốc và bị bắt giữ. (Ảnh: Reuters)

Các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ thường không mang lại kết quả tích cực cho đảng của Tổng thống đương nhiệm. Vào năm 2010, đảng Dân chủ của cựu Tổng thống Barack Obama đã mất 63 ghế trong Hạ viện. Trung bình trong 70 năm qua, mỗi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ thường khiến đảng của Tổng thống cầm quyền mất đi khoảng 25 ghế trong Hạ viện. Trong tình thế hiện tại, đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump cũng đang lâm vào thế khó khi tỉ lệ tín nhiệm của ông Trump ở mức khá thấp và nhiều đạo luật do đảng và ông Trump đề xuất chưa được thông qua. Dĩ nhiên, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ còn tới 11 tháng nữa mới diễn ra và không ai có thể đoán trước kết quả. Tuy nhiên, nếu đảng Dân chủ giành được nhiều ghế hơn trong Hạ viện, tình hình chính trị tại Washington và cả thế giới chắc chắn sẽ có sự biến đổi nhất định. Trong ảnh: Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)
Các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ thường không mang lại kết quả tích cực cho đảng của Tổng thống đương nhiệm. Vào năm 2010, đảng Dân chủ của cựu Tổng thống Barack Obama đã mất 63 ghế trong Hạ viện. Trung bình trong 70 năm qua, mỗi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ thường khiến đảng của Tổng thống cầm quyền mất đi khoảng 25 ghế trong Hạ viện. Trong tình thế hiện tại, đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump cũng đang lâm vào thế khó khi tỉ lệ tín nhiệm của ông Trump ở mức khá thấp và nhiều đạo luật do đảng và ông Trump đề xuất chưa được thông qua. Dĩ nhiên, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ còn tới 11 tháng nữa mới diễn ra và không ai có thể đoán trước kết quả. Tuy nhiên, nếu đảng Dân chủ giành được nhiều ghế hơn trong Hạ viện, tình hình chính trị tại Washington và cả thế giới chắc chắn sẽ có sự biến đổi nhất định. Trong ảnh: Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)

Đức Hoàng

Theo BI