1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Nga rút máy bay về nước trước quyết định nóng của Mỹ tại Syria

Hãng TASS dẫn tuyên bố của Không quân Nga xác nhận, lực lượng này đã rút 11 chiến đấu cơ cùng đội ngũ kỹ thuật tại Syria về nước.

Nga thay đổi bất ngờ

Nguồn tin cho biết, những chiến đấu cơ này đã rời Syria hồi tuần trước và đã trở về căn cứ tại Nga. Cùng với đó, các sĩ quan và đội ngũ kỹ thuật viên chịu trách nhiệm bảo trì và sửa chữa thiết bị hàng không của Nga tại sân bay Hmeymim phục vụ cho những máy bay này cũng đã trở về Nga.

Dù Không quân Nga không xác nhận những máy nào được rút về nước nhưng theo nguồn tin quân sự có được, trang Al-Masdar News cho biết, hầu hết những chiến đấu cơ rời Syria đều là Su-24 và Su-25 - những cường kích thế hệ cũ.


Cường kích Nga.

Cường kích Nga.

Điều đặc biệt là ngay trước khi đợt rút máy bay này được Không quân Nga xác nhận, một phi đội gồm 12 chiếc tiêm kích đa năng Su-35S và cả máy bay A-50 đã được Moscow tăng cường đến Syria. Theo nhận định từ chuyên gia của tờ Al-Masdar, đợt rút về nước và điều tiêm kích mới đến Syria về thực chất không tăng thêm về số lượng.

Bởi trong khi 11 chiếc cường kích thế hệ cũ về nước thì đã có 12 chiếc Su-35S thế chỗ và thực tế này dường như người Nga đang chuẩn bị sẵn một kịch bản có thể phải đối đầu với Mỹ có thể diễn ra trên không phận Syria, trang Al-Masdar nhận định.

Theo nguồn tin này, Su-35S là dòng chiến đấu cơ nguy hiểm nhất của Nga trong trường hợp xảy ra xung đột với Mỹ. Chỉ có các máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 F-22 và F-35 của Mỹ mới có khả năng đối đầu với Su-35S, tuy nhiên chứng kiến màn trình diễn của chúng ở Syria, sự linh hoạt và kinh nghiệm của các phi công Nga và đặc biệt là hệ thống chiến tranh điện tử khiến cơ hội giành chiến thắng của các tiêm kích Mỹ dần trở về không.

So với người tiền nhiệm tiêm kích Su-35S được đánh giá vượt trội hơn hẳn. Khả năng cơ động Flanker-E+5 giúp chúng trở thành máy bay chiến đấu “có một không hai” trên thế giới, trở thành máy bay chiến đấu tốt nhất trong cuộc chiến chiếm ưu thế trên không. Đặc biệt, trong cận chiến tiêm kích Su-35 không cho đối phương bất kỳ một cơ hội nào.

Các tiêm kích thế hệ thứ 5 F-22 và F-35 của Mỹ lợi thế hơn so với Su-35S. Đó là khả năng tàng hình. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, chúng có thể tiêu diệt Su-35S của Nga. Tuy nhiên thực tế đã được không quân NATO ở Syria chứng minh rằng, khả năng tàng hình của các tiêm kích Mỹ bị nghi ngờ. Thậm chí chính Mỹ cũng đã từng nghi ngờ khả năng tàng hình thực sự của các tiêm kích thế hệ 5 của mình.

Al-Masdar cho rằng, để phát hiện ra máy bay tàng hình Su-35S dựa vào hệ thống radar mặt đất với băng tần thấp và cảm biết IRST cùng với trạm radar PESA. Ngoài ra, trên tiêm kích này còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử có khả năng phát hiện hầu hết các thiết bị tàng hình của NATO.

Ngoài ra, trên mặt đất Nga tăng cường triển khai các hệ thống phòng không mới như S-300, S-400 và đặc biệt tổ hợp tên lửa phòng không Tor ở căn cứ không quân Hmeymim. Tại căn cứ quân sự Nga còn có sự hiện diện của 2 máy bay cảnh báo sớm A-50, chúng liên tục tuần tra không phận Syria.

Do đó việc Nga chuyển số lượng lớn tiêm kích Su-35S tới Syria cho thấy rằng, Nga gần như sẽ không trung lập và phòng thủ nữa, thay vào đó họ bắt đầu phản công khi cần thiết. Bởi với 12 chiếc Su-35S, cùng tiêm kích Su-30SM, máy bay A-50, hệ thống phòng không S-300, S-400... Nga tạo thành một thế lực có diệt mọi mục tiêu đường không không chỉ trên không phận Syria.

Mỹ bỏ rơi FSA

Trong khi Nga dồn loạt chiến đấu cơ hạng nặng đến Syria sẵn sàng cho kịch bản nóng thì phe đối lập ở Syria do Mỹ hậu thuẫn xác nhận, Mỹ đã quyết định bỏ rơi không thương tiếc lực lượng này.

Sáng 24/6, Phát ngôn viên của Hội đồng quân sự Quân đội Syria tự do (FSA) phương Nam, Raed Radi tuyên bố: "Mỹ đã gửi một email cho các lãnh đạo FSA ở nam Syria trong khu vực Daraa và Quneitra nói rằng không quân Liên quân do Mỹ dẫn đầu sẽ không can thiệp vào các giao tranh sắp tới tại Daraa".

Xác nhận của vị đại diện FSA được đưa ra cùng lúc với việc người Mỹ im lặng khi Không quân Nga chính thức tham gia oanh kích khu vực Quneitra và Daraa, hỗ trợ cho các lực lượng mặt đất Syria. Trước đó, Không quân Nga chưa từng hoạt động ở Nam Syria kể từ khi một thoả thuận được ký kết giữa Nga - Mỹ và Jordan.

Thông tin này cũng đã khẳng định nếu kịch bản xấu nhất lực lượng đối lập bị bao vây, cô lập và phải rút khỏi Daraa (sẽ có hai phương án xảy ra là rút chạy sang Golan đang bị Israel chiếm đóng hoặc và phải chấp nhận giải pháp hoà bình do Nga và quân chính phủ đưa ra là được di tản về khu vực Tây Bắc Syria) thì cũng không có can thiệp quân sự của không quân Mỹ vào Syria.

Vị đại diện này cay đắng cho biết thêm: "Một tuần trước người Mỹ đã thể hiện hành động nực cười và ngu dốt bằng cách đe dọa chế độ Assad rằng sẽ phản ứng bằng một hành động quân sự có tính chất quyết định.

Và hai ngày trước, khi tôi hỏi họ tại sao không phản ứng với những hành động quân sự của quân đội chế độ Assad, thì họ nói rằng họ đang thương thảo với người Nga để ngăn chặn các cuộc tấn công.

Còn ngày hôm nay, khi người Nga ném bom chúng ta, thì người Mỹ đã đồng thuận cho lính đánh thuê của chế độ "thanh tẩy" chúng ta khỏi Daraa ngay cả khi thấy rõ các nỗ lực của chúng ta ngăn chặn sự sụp đổ của chế độ".

Theo Hòa Bình

Báo Đất việt