1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

“Át chủ bài” giúp Nga bảo vệ Syria trước cuộc tấn công của Mỹ

(Dân trí) - Hệ thống phòng không S-400, biệt danh “Rồng lửa”, được xem là giải pháp then chốt giúp Nga đối phó với các tên lửa hiện đại của Mỹ trong bối cảnh căng thẳng giữa các bên liên quan tới vấn đề Syria chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga (Ảnh: TASS)
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga (Ảnh: TASS)

Tổng thống Donald Trump ngày 11/4 cảnh báo Nga hãy “sẵn sàng” đối phó với các tên lửa “mới, đẹp và thông minh” của Mỹ sau khi Moscow tuyên bố bắn hạ bất kỳ tên lửa nào của Washington bắn tới Syria. Căng thẳng giữa Nga và Mỹ bắt đầu tăng nhiệt sau khi chính quyền Mỹ cáo buộc lực lượng chính phủ Syria, với sự hậu thuẫn của Nga, đã gây ra cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học khiến ít nhất 70 người thiệt mạng tại thị trấn Douma ở Đông Ghouta, ngoại ô thủ đô Damascus hôm 7/4.

Trong bối cảnh căng thẳng, hệ thống phòng không “Rồng lửa” S-400 của Nga được cho là sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ Syria trước các cuộc tấn công bằng tên lửa có thể xảy ra từ Mỹ. Hồi tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ rút bớt lực lượng ra khỏi chiến trường Syria sau khi cuộc chiến chống khủng bố thành công. Tuy nhiên, S-400 vẫn tiếp tục được giữ lại căn cứ của Syria. Moscow cho biết các hệ thống này sẽ đóng vai trò như một lá chắn bảo vệ cho các máy bay chiến đấu cùng lực lượng gìn giữ hòa bình Nga.

S-400 Triumf, hay SA-21 Growler theo cách gọi của NATO, là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa thế hệ 4 được Nga bắt đầu phát triển từ năm 1993. Là thế hệ kế cận của hệ thống phòng không S-200 và S-300, S-400 được biên chế vào quân đội Nga từ năm 2007. (Ảnh: CSIS)
S-400 Triumf, hay SA-21 Growler theo cách gọi của NATO, là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa thế hệ 4 được Nga bắt đầu phát triển từ năm 1993. Là thế hệ kế cận của hệ thống phòng không S-200 và S-300, S-400 được biên chế vào quân đội Nga từ năm 2007. (Ảnh: CSIS)

S-400 có khả năng tiêu diệt các máy bay, thiết bị bay không người lái, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo ở giai đoạn cuối. (Ảnh: CSIS)
S-400 có khả năng tiêu diệt các máy bay, thiết bị bay không người lái, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo ở giai đoạn cuối. (Ảnh: CSIS)

Là hệ thống phòng không hiện đại nhất của Nga, S-400 bắt đầu được Moscow triển khai tại căn cứ không quân Hmeimim ở Syria từ năm 2015. (Ảnh: CSIS)
Là hệ thống phòng không hiện đại nhất của Nga, S-400 bắt đầu được Moscow triển khai tại căn cứ không quân Hmeimim ở Syria từ năm 2015. (Ảnh: CSIS)

Tầm hoạt động của hệ thống S-400 từ 240-400 km. Theo hãng sản xuất Almaz Antey, một hệ thống S-400 có thể tấn công 36 mục tiêu cùng lúc. (Ảnh: CSIS)
Tầm hoạt động của hệ thống S-400 từ 240-400 km. Theo hãng sản xuất Almaz Antey, một hệ thống S-400 có thể tấn công 36 mục tiêu cùng lúc. (Ảnh: CSIS)

Ở tầm xa, hệ thống phòng không S-400 sử dụng tên lửa 48N6 có thể bắn hạ các tên lửa đạn đạo trong bán kính 60 km. (Ảnh: CSIS)
Ở tầm xa, hệ thống phòng không S-400 sử dụng tên lửa 48N6 có thể bắn hạ các tên lửa đạn đạo trong bán kính 60 km. (Ảnh: CSIS)

Ở tầm cực xa, S-400 sử dụng các tên lửa 40N6. Hệ thống radar của S-400 có thể phát hiện các mục tiêu ở khoảng cách 600 km. (Ảnh: CSIS)
Ở tầm cực xa, S-400 sử dụng các tên lửa 40N6. Hệ thống radar của S-400 có thể phát hiện các mục tiêu ở khoảng cách 600 km. (Ảnh: CSIS)

Nga hiện triển khai S-400 tại Kaliningrad, Syria và Crimea. Nga cũng đang lên kế hoạch chế tạo hệ thống S-500 mới trong bối cảnh nhu cầu các nước đặt mua S-400 tăng vọt. (Ảnh: National Interest)
Nga hiện triển khai S-400 tại Kaliningrad, Syria và Crimea. Nga cũng đang lên kế hoạch chế tạo hệ thống S-500 mới trong bối cảnh nhu cầu các nước đặt mua S-400 tăng vọt. (Ảnh: National Interest)

Ngoài Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ đang chờ Nga vận chuyển và lắp đặt S-400, Qatar, Ả-rập Xê-út, Ấn Độ cũng đang thương lượng để có thể mang S-400 về tăng cường hệ thống phòng thủ. (Ảnh: CSIS)
Ngoài Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ đang chờ Nga vận chuyển và lắp đặt S-400, Qatar, Ả-rập Xê-út, Ấn Độ cũng đang thương lượng để có thể mang S-400 về tăng cường hệ thống phòng thủ. (Ảnh: CSIS)

Thành Đạt

Theo BI

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm