Mã số 2589:

Ở nơi “một lớp giảng bài, 4 lớp cùng nghe”

(Dân trí) - Con đường đất đỏ dốc cao đứng, ngoằn ngoèo với lối đi chỉ vừa vệt bánh xe máy, một bên là núi, một bên là vực, mà nếu sơ xểnh thì chúng tôi rất dễ bị ngã xe, thậm chí rơi xuống vực. Mùa nắng, đường khô đất cứng đi còn đỡ, nếu vào mùa mưa đường trơn trượt, để đến với điểm trường chỉ còn cách đi bộ suốt 10km từ dưới chân núi.

Chúng tôi đã được nhiều dịp đến các điểm trường vùng sâu vùng xa thuộc các tỉnh miền núi Tây Bắc, nhưng chuyến đi đến điểm trường Pắng Sẳng B, thuộc trường tiểu học Chiềng Kheo (bản Pắng Sẳng, xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) thực sự là một trải nghiệm ấn tượng. Không ấn tượng sao được, khi chiếc xe máy leo đường núi suốt 10km chỉ cài số 1, ì à ì ạch vượt qua từng đoạn dốc cao khúc khuỷa, gồ ghề. Cái cảm giác chênh vênh bên bờ vực thẳm suốt quãng đường càng làm chúng tôi cảm phục với những giáo viên vẫn thường xuyên cắm bản dạy học ở điểm trường trên đỉnh núi bao năm qua.


Những ngày trời nắng đất khô cứng, đường lên điểm trường Pắng Sẳng B thuộc trường tiểu học Chiềng Kheo, xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La tuy gồ ghề nhưng vẫn đi được. Gặp trời mưa chỉ có nước đi bộ vì đường trơn lầy

Những ngày trời nắng đất khô cứng, đường lên điểm trường Pắng Sẳng B thuộc trường tiểu học Chiềng Kheo, xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La tuy gồ ghề nhưng vẫn đi được. Gặp trời mưa chỉ có nước đi bộ vì đường trơn lầy

“Đi nhiều thành quen, nên giáo viên chúng tôi cũng không thấy sợ, thấy khổ lắm đâu. Chỉ thương các em học sinh ở trên này còn nhiều thiệt thòi quá, khi trường chẳng ra trường, lớp chẳng ra lớp, đến bàn ghế, sách vở cũng nát tươm mà không biết làm sao để giúp các em”, cô Vũ Thị Hoa, Hiệu trưởng Trường tiểu học Chiềng Kheo chia sẻ với chúng tôi trên đường đi.

Quả như lời cô Hoa nói, điểm trường Pắng Sẳng B nằm trên đỉnh núi cheo leo, được thưng bằng những vách gỗ cũ nát, mái thì lợp bờ rô xi măng thủng lỗ chỗ, nền đắp bằng đất lồi lõm, bụi bặm. Những vách gỗ, khung cột qua thời gian mối mọt đã xuống cấp nghiêm trọng, có nơi bị sạt lở nên các giáo viên, người dân phải lấy đá chèn vào để trường không bị sập, nhất là khi có gió lớn.


Điểm trường Pắng Sẳng B được xây dựng từ năm 2007, thưng từ những tấm ván gỗ tuềnh toàng, cũ nát theo thời gian

Điểm trường Pắng Sẳng B được xây dựng từ năm 2007, thưng từ những tấm ván gỗ tuềnh toàng, cũ nát theo thời gian

Trường chưa có điện, nên mùa đông ngồi trong phòng học tối như bưng. “Vừa rồi, chúng tôi xin được tấm vách nhựa trong nên lợp lên mái nhằm lấy ánh sáng cho các học sinh ngồi học. Học ở điểm trường này thì mua đông gió lạnh buốt, nhưng mùa hè thì nóng rang người. Vì không có điện nên chúng tôi cũng không trang bị được quạt điện cho các em”, cô giáo Hoa nói.


Điểm trường có 4 lớp dành cho 5 bậc học, mỗi lớp rộng chỉ hơn 15m2 chỉ đủ kê 2 cái bàn, 2 cái ghế cho các em ngồi học

Điểm trường có 4 lớp dành cho 5 bậc học, mỗi lớp rộng chỉ hơn 15m2 chỉ đủ kê 2 cái bàn, 2 cái ghế cho các em ngồi học


Bàn ghế của các em cũng xộc xệch, chắp vá

Bàn ghế của các em cũng xộc xệch, chắp vá

Ở nơi “một lớp giảng bài, 4 lớp cùng nghe” - 5

Quan sát 4 phòng học của điểm trường, chúng tôi càng thấu hiểu nỗi khó khăn của thầy cô và học sinh nơi đây. Đó là những bộ bàn ghế có tuổi đời của hàng chục năm về trước, tất cả đều xập xệ, lung lay muốn đổ sập bất kỳ lúc nào. Thậm chí để giữ vững cho ghế, các thầy cô còn đóng sẵn 2 cọc ghế rồi kê lên cho các em học sinh ngồi học.

“Năm học mới này, điểm trường có tất cả 43 em học sinh, trong đó lớp 1 với 16 em, lớp 2 có 5 em, lớp 3 có 7 em, lớp 4 có 8 em và lớp 5 có 7 em học sinh. Do chỉ có 4 phòng học nên chúng tôi tổ chức học ghép giữa lớp 1 với lớp 2, hoặc lớp 3 với lớp 4 tùy vào số lượng học sinh , cũng bất tiện lắm nhưng biết cách giải quyết ra làm sao”, cô hiệu trưởng trần tình.


Trường không có điện, để có ánh sáng, nhà trường phải đi xin tấm nhựa trong lợp mái

Trường không có điện, để có ánh sáng, nhà trường phải đi xin tấm nhựa trong lợp mái


Những bức vách hở hoác nên để chắn gió, thầy cô dùng tấm bạt ni long che tạm

Những bức vách hở hoác nên để chắn gió, thầy cô dùng tấm bạt ni long che tạm


Một góc phòng học bị sạt lở đất nên thầy cô dùng đá học chèn tạm

Một góc phòng học bị sạt lở đất nên thầy cô dùng đá học chèn tạm

Khi chúng tôi hỏi là các lớp học sát nhau, cách nhau bằng bức vách gỗ mỏng, ngồi ở lớp này còn nghe giáo viên lớp bên cạnh giảng bài thì làm sao có thể tập trung mà học, thầy Lò Văn Toàn, người có thâm niên cắm bản dạy học ở Pắng Sẳng B cho biết: “Chúng tôi cũng cố phân bổ hợp lý để lớp bên cạnh giảng bài thì lớp bên này sẽ học bài, nhưng thật ra thầy cô và các em cũng quen với việc “một lớp giảng bài 4 lớp cùng nghe rồi”. Lúc đầu cũng khó chịu nhưng dần cũng quen cả”.

Thầy Lò Văn Toàn nói thêm, ở điểm trường này cái gì cũng khó khăn, nhưng khó khăn nhất là có đủ sách giáo khoa cũng như vở viết cho các em. Như để minh chứng, thầy dẫn chúng tôi vào phòng và mở ngăn tủ để xem những bộ sách giáo khoa không thể cũ nát hơn, vẫn được các em học sinh truyền từ năm này sang năm khác để học.


Không có sách giáo khoa mới, các em học sinh phải dùng lại những sách giáo khoa cũ truyền từ năm này sang năm khác

Không có sách giáo khoa mới, các em học sinh phải dùng lại những sách giáo khoa cũ truyền từ năm này sang năm khác


Thiếu điện, thiếu sách vở, thiếu những điều kiện tối thiểu cho việc dạy và học, các thầy cô và các em học sinh cũng chẳng biết kêu ai khi điểm trường quá xa xôi hẻo lánh

Thiếu điện, thiếu sách vở, thiếu những điều kiện tối thiểu cho việc dạy và học, các thầy cô và các em học sinh cũng chẳng biết kêu ai khi điểm trường quá xa xôi hẻo lánh


Nụ cười hồn nhiên của các em học sinh trong những bộ quần áo cáu bẩn

Nụ cười hồn nhiên của các em học sinh trong những bộ quần áo cáu bẩn


như chính những phòng học tạm bợ mà các em đang phải học mỗi ngày

như chính những phòng học tạm bợ mà các em đang phải học mỗi ngày

Ngoài thầy Lò Văn Toản, phụ trách điểm trường còn có thầy Lèo Văn Cương và cô Lò Thị Tiến. Hai thầy, một cô đảm nhiệm 5 bậc học, ăn ngủ tại trường, chỉ đến cuối tuần mới về với gia đình. Phòng trọ của các thầy cô có khá hơn là ngôi nhà cấp 4 được một nhóm thiện nguyện xây cũng đã lâu lắm rồi, vì thế nó cũng tạm bợ, cũ nát không kém gì.

“Giá mà có điện, giá phòng học khang trang hơn, sách vở bàn ghế tốt hơn, thì các em học sinh đến trường cũng bớt khổ hơn. Cứ học như này không ít em chán học, bỏ học dài ngày, chúng tôi lại phải đi vận động để các em đến lớp”, thầy Toàn tâm sự.

Mơ ước giản đơn của thầy Toàn, nhưng ở đỉnh núi cao hẻo lánh này, không hiểu sao lại xa vời đến thế.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 2589: Hỗ trợ xây dựng điểm trường Pắng Sẳng B, thuộc trường tiểu học Chiềng Kheo, xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 11 700 00 10 420

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

- Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Khuyến học và Dân trí

Số Tài khoản : 26110002233886

Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

- Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Account Name : Bao Khuyen hoc va Dan tri

Account Number : 26110370888868

Swift Code : BIDVVNVX261

Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch

Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0236. 3653 725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 08 - 35176331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Thế Nam