1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Vì sao "bí kíp" giảm cân phổ biến nhất lại hoàn toàn không đúng?

(Dân trí) - Có 1 công thức phổ biến mà bạn có lẽ đã từng nghe trước khi quyết định thực hiện việc giảm cân: đó là với mỗi 3.500 calo giảm đi trong chế độ ăn sẽ giúp bạn giảm 1 pound (454g). Nhưng khi thực hiện thì kết quả không ai giống ai.

 

Vì sao "bí kíp" giảm cân phổ biến nhất lại hoàn toàn không đúng? - 1

Bí quyết tạo ra từ 2 giả nghiệm

“Tôi thấy nhiều những nhà dinh dưỡng sử dụng nguyên lý này mọi lúc mọi nơi, lời khuyên nào cũng dựa vào nó. Không may là nó hoàn toàn không đúng”, Kevin Hall, nhà nghiên cứu của Viện Tiểu đường - Tiêu hoá và Bệnh thận Quốc gia Mỹ, nói.

Bởi “câu thần chú” này xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ trước, khi nhà nghiên cứu y học Wishnofsky tìm cách tính ra số năng lượng để tạo ra 1 pound (454g) chất béo và ông đã phát hiện ra con số đó là 3.500 calo.

Về mặt lý thuyết, Wishnofky đã tính toán xem một người phải đốt cháy bao nhiêu calo hay nói cách khác là cần bao nhiêu calo để có thể giảm 454g chất béo.  Tuy nhiên, quá trình tính toán này lại dựa trên 2 giả nghiệm:

Đầu tiên, ông tính toán rằng khi giảm cân nặng, sẽ chỉ giảm các mô mỡ.

Điều này không đúng.  Tuy nhiên, lỗi này khá nhỏ bởi dù không phải 100% trọng lượng giảm của cơ thể là do mô mỡ nhưng việc phần lớn mô mỡ mất đi đã góp phần làm giảm cân.

Còn sai lầm lớn hơn nhiều của Wishnofsky là đã tạo ra cách hiểu không đúng về việc cơ thể chúng ta phản ứng thế nào với giảm cân.

Theo đó, ngay khi chúng ta bắt đầu cắt giảm lượng calo trong chế độ ăn thì một lượng calo dành dụm trong cơ thể cũng sẽ sụt giảm. Nó thực sự diễn ra ngay trong ngày đầu tiên. Và chúng ta có thể thấy điều này qua việc cân nặng giảm đi.

Đây chính là lý do mà Wishnofsky và rất nhiều người khác tin vào giả định rằng khi muốn giảm cân, một lượng calo tương ứng cũng sẽ phải cắt giảm và kết quả là sẽ giảm được 1 số kilo nhất định. Và hệ quả tiếp theo là cơ thể sẽ cần ít thực phẩm hơn.

Điều này có nghĩa, việc giảm calo sẽ tỉ lệ thuận với số cân nặng “hụt” đi. Ví như nếu giảm 500 calo trong chế độ dinh dưỡng mỗi ngày thì 1 tuần sau bạn sẽ giảm 454g. Và nếu giảm lượng calo gấp đôi thì trọng lượng cơ thể sẽ hụt đi gần 1kg.

Nhưng thực sự là việc giảm cân khó hơn rất nhiều. Trên thực tế, bạn càng nỗ lực, bạn càng khó chạm vào mục tiêu bạn muốn.

John Peters, trưởng nhóm nghiên cứu của TT Sức khoẻ và Vận động Anschutz, ĐH Colorado giải thích: “Bởi theo thời gian, trọng lượng cơ thể càng giảm thì tỉ lệ trao đổi chất trong cơ thể cũng càng giảm theo. Để giữ cho cân nặng của cơ thể như khi bạn bắt đầu giảm cân, bạn sẽ cần phải ăn ít calo hơn. Trong tháng đầu, bạn ăn ít hơn 100 calo nhưng tháng tiếp theo bạn sẽ phải giảm xuống dưới 100”.

 

Vì sao "bí kíp" giảm cân phổ biến nhất lại hoàn toàn không đúng? - 2

Thủ phạm của các thất bại khi giảm cân

Nhà nghiên cứu Kevin Hall luôn dẫn đầu phong trào loại bỏ nguyên tắc 3.500calo khỏi chế độ giảm cân. Năm 2011, ông đã tạo ra 1 công thức được gọi là Body Weight Planner (BWP) và công thức này trực tiếp thách thức nguyên lý giảm cân 3.500 calo.

Dựa trên 1 nguồn dữ liệu khổng lồ và dùng công cụ đo chuyển dưỡng ở những người cố gắng giảm cân, Hall chỉ ra rằng nguyên tắc 3.500 calo là vô lý.

“Chúng tôi thấy rằng khi chúng ta so sánh giữa nguyên lý này với kết quả có được nhờ BWP, số cân nặng giảm đi ở mỗi người là rất khác nhau, đến mức tạo ra một phổ rất rộng về số cân nặng giảm được.

Nhà nghiên cứu Hall luôn nói rằng giảm cân là rất khó. Hầu hết những người cố gắng giảm cân đều sẽ quay lại điểm xuất phát sau chưa đầy 1 năm.

Đồng thời ông cũng tin rằng nguyên lý này chính là thủ phạm của những thất bại của nhiều chế độ ăn kiêng khác.

Một thực tế đáng thất vọng khác mà người ăn kiêng phải đối mặt là cơ thể sẽ làm việc không mệt mỏi để bảo vệ cân nặng của nó, ngay cả khi trọng lượng đó không hề lý tưởng.

Những thay đổi của sự chuyển dưỡng trong cơ thể chỉ là một trong 3 thay đổi về mặt sinh học khi có sự cắt giảm calo thô bạo - bao gồm cả sự thay đổi của hệ thần kinh và các hoóc-môn và chúng tạo thành 1 thách thức đáng kể.

Đây là những lý do mà các nhà nghiên cứu tin rằng chế độ ăn kiêng theo nguyên lý 3.500 calo này là không có tác dụng.

“Mọi người thường không có thời gian hoặc sự hiểu biết để có thể sàng lọc những hướng dẫn tương tự như nguyên lý 3.500 calo. Vì vậy chúng ta dễ tin vào chúng và điều chỉnh hành vi theo đó”.

Cuối cùng, thật khó để nói hết những ảo tưởng trong thế giới dinh dưỡng, nơi mà những trào lưu có tiếng nói hơn kiến thức khoa học. Và thật khó tin khi những thông tin “trời ơi” này được công nhận trong chính những cuốn sách dinh dưỡng.

Nhân Hà

Theo Dailymail

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm