Thoát khỏi nỗi lo biến chứng bệnh đái tháo đường

Trong vòng 10 năm trở lại đây, bệnh ĐTĐ tăng nhanh ở Việt Nam với tốc độ chóng mặt – 200%. Đáng lo ngại là người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ biến chứng rất nguy hiểm như suy thận, mù lòa. Tuân thủ chế độ điều trị khoa học và chuẩn bị đề phòng nguy cơ biến chứng sẽ rất hữu ích cho những người mắc bệnh này trong việc duy trì sức khỏe và tâm lý lạc quan.

Đái tháo đường – bệnh không lây trở thành đại dịch

Thông tin công bố tại Hội thảo kiểm soát bệnh đái tháo đường diễn ra tại Hà Nội tháng 4/2016 cho biết, ước tính trong 20 năm, số người mắc đái tháo đường trên toàn cầu tăng 54%, riêng tại Việt Nam chỉ trong vòng 10 năm, số người mắc bệnh đái tháo đường đã tăng đến 200%. Theo các chuyên gia tại hội thảo, đái tháo đường là bệnh mãn tính không lây đang gia tăng rất nhanh trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân hàng đầu là do lối sống ít vận động, tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu năng lượng

Nghiêm trọng hơn, tại Việt Nam, cứ 10 người được chẩn đoán bệnh thì 6 đã bị biến chứng. Đa số bệnh nhân không đạt mục tiêu điều trị dù đã được chẩn đoán. Đái tháo đường là bệnh đứng thứ 4 trong số các nguyên nhân gây tử vong và là một trong số 10 nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở cả hai giới. Những biến chứng thường gặp của các bệnh nhân đái tháo đường là lở loét chân dẫn đến cắt cụt chi, biến chứng suy thận, biến chứng về mắt có thể gây mù lòa…

Người đái tháo đường cần có biện pháp đề phòng để hạn chế biến chứng (hình Shutterstock)
Người đái tháo đường cần có biện pháp đề phòng để hạn chế biến chứng (hình Shutterstock)

Điều đáng lưu ý là có đến gần 64% người mắc đái tháo đường nhưng không hề biết mình bị bệnh, nữ có xu hướng mắc nhiều hơn nam giới do thói quen ăn uống và ảnh hưởng thêm từ quá trình mang thai, giai đoạn mãn kinh. Ngoài ra, độ tuổi mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 ngày càng trẻ hóa. Trước đây, người 40-45 tuổi mới mắc bệnh, nhưng hiện nay các bác sĩ đã khám và điều trị cho trẻ 12,13 tuổi bị đái tháo đường tuýp 2.

Biến chứng bệnh đái tháo đường – giảm thiểu tác hại

Đái tháo đường là bệnh mạn tính, người bệnh có thể “chung sống” với đái tháo đường trong nhiều năm và có thể giảm thiểu tác hại biến chứng nếu biết cách. Trong đó, yếu tố ăn uống và lối sống lành mạnh là yếu tố quan trọng nhất trong điều trị và phòng bệnh.

Người đái tháo đường cần chú ý đến chế độ ăn và vận động: Mỗi bữa ăn cần giảm lượng tinh bột, và các loại thức ăn chiên xào; nên ăn thực phẩm giàu chất xơ, rau, trái cây và các thực phẩm có chỉ số đường thấp. Tránh xa rượu, bia, thuốc lá và giảm cân bằng cách tập thể dục; tập ngồi thiền để giảm stress và nên thăm khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm nếu có biến chứng xảy ra.

Sản phẩm Vita Bảo An Toàn Diện bảo vệ đến 99 bệnh hiểm nghèo trong đó có biến chứng bệnh đái tháo đường
Sản phẩm Vita Bảo An Toàn Diện bảo vệ đến 99 bệnh hiểm nghèo trong đó có biến chứng bệnh đái tháo đường

Và nếu người đái tháo đường bị biến chứng cần nhiều biện pháp chăm sóc và điều trị tăng cường. Người đái tháo đường nên chuẩn bị tâm lý và tài chính nếu chẳng may bị biến chứng. Hiện nay, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam vừa giới thiệu sản phẩm báo hiểm VITA – Bảo An Toàn Diện, bảo vệ khách hàng trước 99 bệnh hiểm nghèo. Trong đó có cả các bệnh do biến chứng của bệnh đái tháo đường như biến chứng thận, võng mạc và cụt chi. Chỉ với một hợp đồng, tổng quyền lợi nhận được có thể lên đến 375% số tiền bảo hiểm kèm theo các quyền lợi tiền mặt định kỳ và khoản đặc biệt do duy trì hợp đồng. Sản phẩm bảo hiểm VITA – Bảo An Toàn Diện được đánh giá là ưu việt nổi bật trên thị trường hiện nay, trong bối cảnh bệnh nhân mắc đái tháo đường đang gia tăng. Xem thêm chi tiết về sản phẩm tại đây

Phương Lê