5 sở thích mang lại sức khỏe

(Dân trí) - Đối với hầu hết chúng ta, sở thích là một phần thiết yếu trong cuộc sống cá nhân, nhưng bạn có biết là một số sở thích còn tốt cho cả sức khoẻ tinh thần và thể chất của chúng ta nữa?

Sở thích là một cách để sử dụng hiệu quả thời gian rảnh rỗi, và yếu tố cốt lõi để nhận diện sở thích là sự gắn bó thường xuyên với những ham mê mà chúng ta lựa chọn để theo đuổi mỗi khi không phải làm việc, ngủ hoặc dành thời gian cho người thân.

Tất nhiên, hầu hết chúng ta hình thành sở thích là vì thích như vậy. Nhưng, sở thích có thể mang lại nhiều thứ hơn chỉ là để giải trí đơn thuần.

Dưới đây là năm sở thích có thể giúp bạn tăng cường sức khoẻ trong năm 2018.

Khiêu vũ: Một hình thức tập thể dục vui vẻ

Khiêu vũ mang lại một loạt lợi ích về sức khoẻ và là một cách tập thể dục rất dễ dàng và dễ tiếp cận đối với hầu hết mọi người. Hãy nghĩ mà xem: bạn không cần nhiều máy móc để khiêu vũ - chỉ cần bàn chân, một vài bản nhạc, và tốt hơn cả là 1-2 người bạn.

Khiêu vũ thường nhẹ nhàng cho cơ thể - bạn có thể tăng độ khó nếu muốn hoặc đặt ra mức độ thoải mái phù hợp với mình. Và ai cũng có thể khiêu vũ!

Khiêu vũ là một hình thức tập thể dục tuyệt vời và rất vui vẻ!
Khiêu vũ là một hình thức tập thể dục tuyệt vời và rất vui vẻ!

Ngay cả khi bạn xấu hổ trước việc xoay tròn trên sàn nhảy thì hầu như ai cũng thích đu đưa theo điệu nhạc, cho dù là chỉ trong phạm vi thoải mái của ngôi nhà họ; dối với khiêu vũ, không có cách nào là đúng hay sai. Chỉ cần làm bất cứ điều gì cảm thấy tốt cho bạn!

Khiêu vũ là một hoạt động xã hội, và chúng ta biết rằng giữ hoạt động xã hội là rất quan trọng đối với sức khỏe. Quan trọng nhất là khiêu vũ rất vui. Đây là cách tập luyện không đau, rất hung phấn. Nhưng cụ thể thì khiêu vũ giúp chúng ta khỏe mạnh như thế nào?

Trước hết, khiêu vũ là bài tập cardio tuyệt vời, và chúng ta biết rằng các bài tập cardio giúp cải thiện sức khoẻ tim mạch, tăng sức bền, và làm xương và cơ vững chắc.

Một tổng kết năm 2012 của Cochraneđã kiểm tra 94 nghiên cứu với 9.917 người tham gia cũng thấy rằng khiêu vũ ít nhất ba lần mỗi tuần có vẻ cải thiện sự thăng bằng ở người cao tuổi.

Điều này rất quan trọng vì CDC báo cáo mỗi năm có 2,8 triệu người già phải điều trị tại các khoa cấp cứu vì thương tích do ngã.

Tỷ lệ tử vong do ngã không cố ý của người lớn cũng ngày càng phổ biến. CDC cho biết từ năm 2005 đến năm 2014, tỉ lệ tử vong do ngã không cố ý đã tăng từ 43/100.000 người lên 58/100.000 người.

Vì vậy, nếu một hoạt động đơn giản như khiêu vũ có thể giúp để tránh một số trường hợp ngã không có ý này, thì tại sao lại không thử?

Khiêu vũ cũng tốt cho sức khoẻ của não. Một nghiên cứu trên tạp chí New England Journal of Medicine đã báo cáo mối liên quan giữa những buổi khiêu vũ định kỳ và giảm 76% nguy cơ sa sút trí tuệ.

Làm vườn tốt cho não

Việc làm vườn thoạt nhìn có vẻ không giống với tập thể dục, nhưng các nghiên cứu đã báo cáo rất nhiều lợi ích sức khoẻ bất ngờ liên quan đến việc giữ gìn trật tự cho khu vườn của bạn.

Thứ nhất, những hành động đơn giản như nhổ cỏ, trồng cây, và lấy dụng cụ đều góp phần tạo nên một hình thức tập aerobic rất tinh tế, giúp cơ bắp làm việc và tăng cường sức khoẻ, sức bền và độ dẻo dai.

Làm vườn có liên quan với giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.
Làm vườn có liên quan với giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.

. Một nghiên cứu năm 2014 trên PLOS One cho thấy làm vườn và đi xe đạp thường xuyên làm giảm khả năng thiếu vitamin D ở người cao tuổi.

Và có một mối liên quan giữa giảm nguy cơ sa sút trí tuệ và làm vườn, với một nghiên cứu báo cáo nguy cơ sa sút trí tuệ giảm 36% ở những người làm vườn hàng ngày.

Cả vườn và tự làm đồ thủ công đều có liên quan với giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ tới 30% trong một nghiên cứu năm 2013 do Viện Karolinska, Thụy Điển, tiền hành.

Viết: Thần dược chữa lành vết thương

5 sở thích mang lại sức khỏe - 4

Chắc chắn là việc ngồi ở bàn với máy tính xách tay hoặc bút và giấy không thể tốt cho sức khoẻ của bạn? Nếu nghĩ như vậy thì bạn hãy chuẩn bị để đón nhận bất ngờ.

Viết lách có liên quan đến nhiều lợi ích sức khoẻ tinh thần và thể chất, bao gồm cải thiện trí nhớ, mức độ stress, và giấc ngủ, cùng nhiều thứ khác.

Ví dụ, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc ghi lại những trải nghiệm giúp bệnh nhân ung thư đương đầu với bệnh tật, giúp bệnh nhân chịu đựng được stress và có thể góp phần cải thiện kết quả thể lực.

Một nghiên cứu hấp dẫn được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Auckland ở New Zealand thậm chí còn điều tra xem liệu việc viết có thể ảnh hưởng đến tốc độ lành vết thương hay không.

Các nhà nghiên cứu đã phân công một nhóm đối tượng tham gia viết 20 phút mỗi ngày về những trải nghiệm đau đớn nhất trong cuộc sống của họ và phân công một nhóm khác nhiệm vụ viết cho cùng một khoảng thời gian mỗi ngày về kế hoạch của họ cho ngày hôm sau.

Hai tuần sau ngày viết đầu tiên, những mẫu sinh thiết da nhỏ được lấy từ những người tham gia. Sau đó các nhà nghiên cứu chụp ảnh vết thương sau mỗi 3-5 ngày cho đến khi chúng lành hoàn toàn.

Họ phát hiện ra rằng 11 ngày sau sinh thiết, 76% vết thương ở nhóm viết về trải nghiệm đau thương đã lành, trong khi ở nhóm tham gia viết về kế hoạch hàng ngày, chỉ có 42% vết thương đã lành.

Nói chung, viết là một công cụ tuyệt vời để thể hiện bản thân, và trong khi ghi chép về chấn thương có thể là một phương thuốc xổ, cũng có thể có những lợi ích xã hội trong việc viết cho công chúng. Ví dụ, viết blog có thể giúp mọi người tạo ra các mối quan hệ mới và hình thành cộng đồng xung quanh sở thích của họ.

Âm nhạc là thuốc

Chơi và nghe nhạc cũng có thể mang lại lợi ích cho cả sức khoẻ tinh thần và thể chất. Năm 2013, Medical News Today báo cáo về một tổng kết quy mô lớn đầu tiên gồm các bài báo nghiên cứu về ảnh hưởng của âm nhạc đối với các chất dẫn truyền thần kinh trog não.

Nghe nhạc có thể giúp giảm stress.
Nghe nhạc có thể giúp giảm stress.

Tổng kết gợi ý rằng âm nhạc có thể làm tăng hệ miễn dịch của cơ thể, giảm stress và lo lắng, xoa dịu trầm cảm.

ở những bệnh nhân chờ mổ, nghe nhạc làm giảm lo lắng hiệu quả hơn so với thuốc kê đơn, nghe và chơi nhạc có liên quan đến mức "hormone stress" cortisol thấp hơn.

Để xem âm nhạc khiến não bộ hung phẫn đến mức nào, một nghiên cứu năm 2011 cũng so sánh phản ứng của não với âm nhạc với phản ứng của nó đối với thức ăn và tình dục, vì cảm giác dễ chịu xuất phát từ cả ba đều được chi phối bởi sự giải phóng chất dẫn truyền thần kinh dopamine.

Thú cưng: Tốt cho tim

Tất cả các loại thú cưng đều có thể là những người bạn đồng hành tuyệt vời, và chúng có thể giúp chúng ta khỏe mạnh theo nhiều cách.

Theo CDC, việc sở hữu một con vật nuôi không chỉ mang đến cơ hội để tập thể dục, các hoạt động ngoài trời và xã hội, mà nó còn có thể giúp bạn giảm:

• Huyết áp

• Cholesterol

• Chỉ số Triglyceride

• Cảm giác cô đơn.

Vật nuôi có lợi cho sức khoẻ tim mạch.
Vật nuôi có lợi cho sức khoẻ tim mạch.

Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào để biến việc nuôi thú cưng thành những lợi ích sức khỏe to lớn hơn, thì cần nhớ rằng tất cả các yếu tố này có thể giúp giảm thiểu nguy cơ bị cơn đau tim.

Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2013 đã đặt câu hỏi liệu mối liên quan giữa việc sở hữu vật nuôi có liên quan trực tiếp đến giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở người chủ hay không.

Glenn N. Levine, tác giả của nghiên cứu cho biết: "Việc nuôi thú cưng, đặc biệt là nuôi chó, có thể liên quan đến giảm nguy cơ bệnh tim. Có thể đơn giản là những người khoẻ mạnh hơn mới nuôi thú cưng, chứ không phải việc nuôi thú cưng thực sự làm giảm nguy cơ tim mạch."

Nếu bạn có một sở thích nào đó, tại sao không dành chút thời gian suy nghĩ về cách có thể áp dụng các hoạt động liên quan đến sở thích để cải thiện sức khỏe?

Và nếu bạn đang nghĩ đến việc hình thành một sở thích mới, thì hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn một số ý tưởng về cách để vừa khỏe lại vừa vui!

Cẩm Tú

Theo MNT