Đại gia chơi nhà gỗ lim 200 tỷ đồng, cả làng làm ruộng cũng nhà cổ gỗ lim

Thú chơi nhà gỗ lim từ lâu vẫn âm thầm nhưng luôn mãnh liệt, đốn tim nhiều người. Từ những đại gia lắm tiền cho tới những nông dân chân lấm tay bùn tích cóp cả đời nhưng sẵn sàng đổ tiền tỷ để cất những ngôi nhà gỗ lim cầu kỳ và hoành tráng.

Cả xã làm ruộng âm thầm dựng nhà gỗ lim tiền tỷ

Ở xã Thủy Triều, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng nhà tầng không được ưa chuộng mà thay vào đó là “mốt” dựng nhà gỗ, mang đậm nét cổ kính. Cả xã có khoảng 150 ngôi nhà gỗ lim, có giá từ vài trăm triệu đồng đến cả chục tỷ đồng, với thiết kế truyền thống gây ấn tượng.


Nhiều nông dân ở xã Thủy Triều có thú chơi xây nhà gỗ bằng lim.

Nhiều nông dân ở xã Thủy Triều có thú chơi xây nhà gỗ bằng lim.

Phần lớn những ngôi nhà gỗ lim này đều do người nông dân “chân lấm tay bùn” dựng nên. Niềm đam mê chơi nhà gỗ với thú vui gom góp từng cây gỗ để đến khi đủ vật liệu xây dựng, họ đã tự dựng nên những căn nhà độc đáo, trở thành một di sản quý giá cho con cháu đời sau ngưỡng mộ và tự hào.


Cổng cũng được làm bằng gỗ lim, bên trên lợp ngói vẩy.

Cổng cũng được làm bằng gỗ lim, bên trên lợp ngói vẩy.

Người dân nơi đây thích nhà gỗ lim bởi nhà gỗ lim có tuổi thọ bền, không bị mối mọt, ít phải sửa chữa. Ở nhà gỗ lim, mùa hè mát, mùa đông ấm. Đặc biệt, nhà tầng chỉ được 50-60 năm bị xuống cấp, mất giá trị, còn nhà dựng bằng gỗ lim hàng trăm năm không hỏng, giá trị vẫn còn nguyên vẹn.

Lão nông xây dựng 300 ngôi nhà gỗ lim bạc tỷ

Làm nhà gỗ lim không đơn giản như xây nhà tầng, nó đòi hỏi sự am hiểu về phong thủy và sự tỉ mỉ, khéo tay của người thợ dựng nhà. Bởi vậy, nhiều người dân ở Thủy Triều khi dựng nhà gỗ đều tìm đến ông Trần Văn Ca, ở thôn 6. Họ ví ông giống như người “thổi hồn” cho những ngôi nhà gỗ trên đất Thủy Triều. Ông cũng là người thợ mộc từng dựng 300 ngôi nhà gỗ lim ở khắp các vùng Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình,...


Ông Trần Văn Ca, người “thổi hồn” cho gần 300 nhà gỗ lim bạc tỷ.

Ông Trần Văn Ca, người “thổi hồn” cho gần 300 nhà gỗ lim bạc tỷ.

Ông còn được gọi với cái tên “Ca nhà lim” hay “Ca thợ mộc”. Cả xã có hơn 150 nhà dựng bằng gỗ lim thì có tới vài chục nhà do bàn tay ông Ca góp công xây dựng.


Ngôi nhà của ông Ca được dựng theo kiến trúc cung đình Huế.

Ngôi nhà của ông Ca được dựng theo kiến trúc cung đình Huế.

Ông Ca cũng đang sở hữu ngôi nhà gỗ lim theo kiến trúc cung đình Huế, trị giá trên 3 tỷ đồng. Đó là một ngôi nhà 2 tầng đồ sộ, với nhiều lầu nhỏ nhấp nhô. Tầng dưới làm xưởng gỗ, tầng trên có 3 gian với 4 cột trụ, 3 cửa chính, trên nóc khắc cảnh vật 4 mùa trong năm.

Nhà gỗ lim 10 tỷ đồng của đại gia Bắc Ninh

Ngôi nhà gỗ lim của đại gia Bắc Ninh tọa lạc ở xã Yên Phụ, huyện Yên Phong. Căn nhà được xây dựng từ năm 2006 với mục đích chính làm nơi thờ tổ tiên.

Trên nền diện tích 92 mét vuông, gia chủ đã phải sử dụng đến 100 mét khối gỗ lim. Bậc thềm cao, hiên rộng, thân cột lớn phần nào thể hiện sự giàu có và sung túc của gia chủ.

Ngôi nhà vẫn giữ nguyên kiến trúc của nhà gỗ Bắc Bộ xưa. Các họa tiết bên trong được chạm khắc tinh xảo. Đây có thể coi là ngôi nhà gỗ 5 gian đẹp và có giá trị nhất vùng.

Nhà sàn gỗ lim 200 tỷ đồng của đại gia Điện Biên

Ngôi nhà sàn này được đại gia Bùi Đức Giang xây dựng trong vòng 4 năm và mới được xác nhận kỷ lục Guiness Việt Nam về nhà sàn bằng gỗ lim lớn nhất Việt Nam. Riêng nguyên vật liệu xây dựng đã tốn tới 200 tỷ đồng.


Ngôi nhà được xây dựng từ hơn 500m3 gỗ lim nguyên khối.

Ngôi nhà được xây dựng từ hơn 500m3 gỗ lim nguyên khối.

Nhà có 7 gian với 16 cột cái đường kính 45cm, hệ thống cột quân và cột hiên rộng 40cm. Hệ thống cột kèo, trần nhà, sàn, tường... được làm hoàn toàn bằng gỗ lim nguyên khối, do 10.000 thợ thi công. Đặc biệt, trên các tường gỗ được trang trí bằng 25 bức chạm trổ tinh xảo các họa tiết dân gian như hoa cỏ, chim muông thú,...


Thiết kế bên trong của ngôi nhà.

Thiết kế bên trong của ngôi nhà.

Ngôi nhà trị giá hàng trăm tỷ đồng này trải rộng trên diện tích gần 500m2 nằm trong một khu du lịch sinh thái ẩn mình giữa núi rừng Điện Biên. Điều độc đáo của ngôi nhà sàn là được cất dựng hoàn toàn bằng gỗ lim quý hiếm nguyên khối.

Nhà gỗ lim 300 tuổi chống động đất 8 độ Richter ở Bắc Ninh

Đây là ngôi nhà thờ cổ của dòng họ Nguyễn Thạc ở làng Đình Bảng huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, được dựng lên từ năm 1686 hoàn toàn bằng gỗ lim. Khu nhà của dòng họ Nguyễn Thạc xây dựng trong vòng 14 năm, từ năm 1686 đến năm 1700 mới hoàn thành, gồm một khu thờ tự, một khu để ở, tiếp khách và nhà bếp.


Ngôi nhà được làm hoàn toàn từ gỗ lim.

Ngôi nhà được làm hoàn toàn từ gỗ lim.

Nhà hiện có 7 gian, 3 gian chính giữa là nơi thờ tự, nơi quan trọng nhất trong nhà ở dân gian Bắc Bộ. Nhà có 28 cánh cửa bức bàn. Thời Pháp chiếm đóng, 27 cánh cửa bị đốt. Về sau, cánh cửa duy nhất còn lại được dùng làm nguyên mẫu để đóng những cửa khác.


Ngôi nhà được làm hoàn toàn từ gỗ lim.

Ngôi nhà được làm hoàn toàn từ gỗ lim.

Năm 1996, Đại học nữ Chiêu Hòa Nhật Bản đã đầu tư khoảng một tỷ đồng để trùng tu lại căn nhà này. Ngôi nhà này nằm trong số 10 căn nhà có niên đại 300 năm ở Việt Nam.

“Biệt thự” nhà vườn dát 60 cây vàng, toàn gỗ lim già

Một đại gia nổi tiếng trong giới bất động sản ở Hải Dương đã bỏ ra 60 cây vàng để dát cho ngôi nhà vườn tại xã Tân Dân, huyện Chí Linh. Tổng diện tích của ngôi biệt thự này là 5.000m2.


Phía trước khuôn viên ngôi nhà dát vàng ở Hải Dương.

Phía trước khuôn viên ngôi nhà dát vàng ở Hải Dương.

Trong ngôi nhà gỗ khổng lồ, trừ hai tường hồi, toàn bộ nhà, từ vì kèo, cửa vách, hoành phi, câu đối, những tiểu tiết nhỏ nhất được làm bằng gỗ lim già.

Ngôi nhà dát 60 cây vàng, toàn gỗ lim già.
Ngôi nhà dát 60 cây vàng, toàn gỗ lim già.

Ngôi nhà có 49 cột gỗ cỡ đại. Đặc biệt còn có tầng hầm kiên cố bằng xi măng bên dưới cũng đủ 49 cột, mỗi cột ứng với một cột gỗ bên trên. Khắp nơi trong ngôi nhà gỗ là những liễn đối dát vàng lấp lánh, bằng chữ nho.

Theo Hạnh Nguyên
VietnamNet

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm