1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Vì sao chỉ 1% doanh nghiệp Việt biết ứng dụng xuất khẩu trực tuyến?

(Dân trí) - Xuất khẩu trực tuyến đang tạo ra nhiều đơn hàng cho các doanh nghiệp trên thế giới, nhưng tại Việt Nam ước tính chỉ 1% doanh nghiệp xuất khẩu biết ứng dụng. Chính phủ đang yêu cầu các bộ ngành đơn vị nghiên cứu và tìm ra lời giải cho hiện tượng nêu trên.


Mới chỉ có 1% doanh nghiệp Việt biết ứng dụng xuất khẩu trực tuyến

Mới chỉ có 1% doanh nghiệp Việt biết ứng dụng xuất khẩu trực tuyến

Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại Điện tử năm 2017, thực hiện giao dịch điện tử sẽ mang lại hiệu quả lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 15-30%, thậm chí tới 90% thời gian so với cách làm truyền thống; đồng thời tiết kiệm về nhân lực, giảm sai sót, minh bạch về thủ tục và tăng khả năng số hóa.

Việt Nam hiện đứng top 10 thế giới về tỷ trọng doanh thu XK tính trên GDP (ở mức 93,6% so với mức trung bình của thế giới là 30%) chỉ đứng sau một số quốc gia như Singapore, Malta, Ireland,… Điều này cho thấy vị trí then chốt của xuất khẩu đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, ước tính chỉ 1% doanh nghiệp xuất khẩu biết cách ứng dụng xuất khẩu trực tuyến để tạo ra đơn hàng.

Cụ thể, theo số liệu thống kê, tính đến hết tháng 9/2017, tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 154 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, ước tính mới chỉ có 1% doanh nghiệp xuất khẩu biết cách khai thác các nền tảng kinh doanh trực tuyến toàn cầu để tạo ra đơn hàng.

99% doanh nghiệp còn lại vẫn dựa vào các kênh xuất khẩu truyền thống hoặc thai khác các kênh kinh doanh trực tuyến ở mức độ rất cơ bản như website, email.

Theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, trong số hơn 1.500 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tham gia xuất nhập khẩu, hiện chỉ có 49% doanh nghiệp có websibe về thương mại điện tử, 11% doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, 2% doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng qua sàn giao dịch thương mại điện tử hoạt động.

Trước tình trạng nêu trên, trong một văn bản mới đây, gửi Bộ Công Thương truyền đạt ý kiến của Thủ tướng, Văn Phòng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu thông tin về việc doanh nghiệp Việt Nam lãng phí nhiều cơ hội khi chưa tận dụng được thế mạnh của xuất khẩu tực tuyến. Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương cùng các bộ ban ngành khách nghiên cứu để có biện pháp xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

H.Anh

Vì sao chỉ 1% doanh nghiệp Việt biết ứng dụng xuất khẩu trực tuyến? - 2