1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Nắm hàng triệu tỷ đồng vốn nhà nước, các "ông lớn" làm ăn ra sao?

(Dân trí) - Báo cáo tại buổi làm việc mới đây, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) vẫn cầm chừng, hiệu suất sử dụng vốn chưa cao, vẫn còn nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ...

Báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty cho thấy tổng số nợ phải trả năm 2016 là hơn 1,53 triệu tỷ đồng, tăng 3% so với thực hiện năm 2015...
Báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty cho thấy tổng số nợ phải trả năm 2016 là hơn 1,53 triệu tỷ đồng, tăng 3% so với thực hiện năm 2015...

Tổng tài sản tăng nhưng hiệu quả hoạt đồng cầm chừng

Mới đây, Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2011-2016" đã có buổi làm việc với Thường trực Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2016.

Theo Bộ trưởng Dũng, quy mô vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đều tăng. Năm 2016, tổng vốn chủ sở hữu của các DNNN là 1,398 triệu tỷ đồng, tăng 92,2% so với năm 2011, quy mô tổng tài sản là 3,053 triệu tỷ đồng, tăng 45,8% so với năm 2011.

Tuy nhiên theo Bộ Tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN cầm chừng, hiệu suất sử dụng vốn chưa cao do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới trong giai đoạn 2011- 2013. Từ giai đoạn 2014- 2015, DNNN hoạt động hiệu quả hơn, nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.

Trong báo cáo của Bộ Tài chính về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2016 đã đưa ra những con chi tiết hiệu quả hoạt động DNNN.

Theo số liệu báo cáo của các cơ quan đại diện chủ sở hữu (các bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh), tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2016, có 583 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp nhà nước năm 2016.
Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp nhà nước năm 2016.

Tổng doanh thu của các doanh nghiệp năm 2016 đạt hơn 1,5 triệu tỷ đồng, giảm 1% so với năm 2015 (xét trong cùng số lượng 583 DNNN hiện có năm 2015). Trong đó:

Khối 7 tập đoàn đạt 934.721 tỷ đồng, giảm 2% so với thực hiện năm 2015, chiếm 62% tổng doanh thu của các doanh nghiệp toàn quốc;

Khối 67 tổng công ty đạt 399.750 tỷ đồng, giảm 1% so với thực hiện năm 2015, chiếm 26,3% tổng doanh thu của các doanh nghiệp toàn quốc;

Khối 17 Công ty TNHH MTV hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - con đạt 48.060 tỷ đồng, tăng 7,5% so với thực hiện 2015, chiếm 3% tổng doanh thu của các doanh nghiệp toàn quốc;

Còn khối các doanh nghiệp độc lập đạt 133.288 tỷ đồng, tăng 4,3% so với thực hiện năm 2015, chiếm 8,7% tổng doanh thu của các doanh nghiệp toàn quốc.

Cơ cấu đóng góp doanh thu của các DNNN.
Cơ cấu đóng góp doanh thu của các DNNN.

Lợi nhuận các "ông lớn" tập đoàn giảm, nợ phải trả lớn

Doanh thu giảm kéo theo lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp cũng giảm. Cụ thể, năm 2016 đạt 139.658 tỷ đồng, giảm 14% so với thực hiện 2015 (xét trong cùng số lượng 583 DNNN hiện có năm 2015).

Trong đó, 7 tập đoàn đạt 78.870 tỷ đồng, giảm 25% so với thực hiện năm 2015, chiếm 56% tổng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp toàn quốc. Cụ thể, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam có số lợi nhuận năm 2016 là 26.517.266 triệu đồng, giảm 38% so với năm 2015.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có số lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2016 là âm 335.078 triệu đồng, trong khi năm 2015 là 2.134.810 triệu đồng nguyên nhân chính do trong năm 2016 có 4 Công ty con bị lỗ: Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Công ty cổ phần DAP-Vinachem; Công ty Công ty cổ phần DAP số 2-Vinachem (các dự án, doanh nghiệp này nằm trong danh sách 12 dự án yếu kém, thua lỗ thuộc ngành công thương).

Trong khi khối tập đoàn giảm mạnh thì khối tổng công ty lại đạt 43.902 tỷ đồng, tăng 4,1% so với thực hiện năm 2015, chiếm 31% tổng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp toàn quốc.

2 khối còn lại cũng tăng, trong đó khối công ty mẹ - con đạt 3.890 tỷ đồng, tăng 21% so với thực hiện 2015, chiếm 3% tổng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp toàn quốc và khối các doanh nghiệp độc lập đạt 12.994 tỷ đồng, tăng 12% so với thực hiện năm 2015, chiếm 9% tổng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp toàn quốc.

Báo cáo của Bộ Tài chính cũng cho biết, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2016 của khối tập đoàn, tổng công ty, Công ty mẹ - con là 10% (năm 2015 là 12%).

Trong khi đó, tỷ suất Lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2016 của khối doanh nghiệp độc lập thuộc Bộ quản lý ngành, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh là 9,9%, tăng so với mức 9,6% của năm 2015.

Ngoài ra, theo báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty, tổng số nợ phải trả năm 2016 là hơn 1,53 triệu tỷ đồng, tăng 3% so với thực hiện năm 2015. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015 là 1,22 lần (có 18 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần).

Nắm hàng triệu tỷ đồng vốn nhà nước, các "ông lớn" làm ăn ra sao? - 4

Số nợ nước ngoài của DNNN là 265.298 tỷ đồng. Trong đó, riêng Công ty mẹ EVN là 206.324 tỷ đồng; Công ty mẹ PVN là 24.066 tỷ đồng; Công ty mẹ TKC 19.276 tỷ đồng; Công ty mẹ Vinachem là 4.558 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà là 3.802 tỷ đồng...

Nguyễn Khánh

Nắm hàng triệu tỷ đồng vốn nhà nước, các "ông lớn" làm ăn ra sao? - 5