1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Hơn 5% lượng rau bán trên thị trường nhiễm chất cấm

“Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng lấy 7593 mẫu rau, phát hiện 393 mẫu nhiễm chất cấm, dư lượng thuốc BVTV vượt giới hạn cho phép (chiếm 5,17%)".


Rau củ quả có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép do người dân không tuân thủ nguyên tắc.

Rau củ quả có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép do người dân không tuân thủ nguyên tắc.

Ông Nguyễn Văn Thuận, Trưởng phòng Quản lý Chất lượng Nông lâm sản thông tin bên lề buổi giao lưu trực tuyến “Nguồn rau sạch cho bữa cơm gia đình” do Báo Đời sống pháp luật tổ chức ngày 8/6.

Thưa ông, thời gian qua vấn đề thực phẩm bẩn trên thị trường trong đó có rau củ quả được rất nhiều người quan tâm. Vậy, ông có thể chia sẻ về chất lượng rau củ đang lưu hành trên hiện nay?

Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng lấy 7593 mẫu rau, phát hiện 393 mẫu nhiễm chất cấm, dư lượng thuốc BVTV vượt giới hạn cho phép (chiếm 5,17%).

Điều này cho thấy mức độ phát hiện vi phạm còn cao, chưa đáp ứng mong đợi của người dân. Người dân chưa thực sự yên tâm về vấn đề an toàn thực phẩm cũng là điều dễ hiểu. Nếu người sản xuất không tuân thủ nguyên tắc trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sẽ có nguy cơ gây mất an toàn cho sản phẩm.

Bên cạnh đó, rau củ quả có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép do quá trình canh tác sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc; đúng nồng độ, liều lượng; đúng lúc; đúng cách.

Sợ rau nhiễm hóa chất, nhiều người đã lựa chọn siêu thị lớn để mua rau sạch. Nhưng câu chuyện hô biến rau bẩn thành rau sạch rồi tuồn vào các siêu thị không còn là chuyện mới mẻ. Vậy các cơ quan chức năng có biện pháp nào để kiểm soát và xử lý những chiêu trò như thế này?

Với vai trò là cơ quan chức năng, chúng tôi kịch liệt lên án việc kinh doanh sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thông tin không đúng về nguồn gốc xuất xứ, kinh doanh sản phẩm không đảm bảo an toàn. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và khi phát hiện cần xử lý nghiêm.

Siêu thị là nơi tiêu thụ sản phẩm hiện đang được nhiều người tiêu dùng ưu tiên đến mua sản phẩm nên nếu siêu thị nào bị cơ quan chức năng phát hiện vị phạm thì chính siêu thị đó làm mất niềm tin của người tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ tẩy chay.

Vậy, đơn vị quản lý chất lượng có nên ra thời hạn sử dụng cho rau sạch (hiện nay rau được nhận biết hạn sử dụng bằng cảm quan, không có thời gian cụ thể?

Thực tế, rau có 2 loại, rau tươi và rau đã qua chế biến. Phần lớn rau thuộc nhóm sản phẩm tươi. Theo quy định, sản phẩm tươi không bắt buộc ghi nhãn sản phẩm, điều đó cũng có nghĩa là không có quy định về ghi thời hạn sử dụng.

Đối với sản phẩm tươi nói chung, rau nói riêng vòng đời của sản phẩm phụ thuộc phần lớn vào điều kiện nhiệt độ và thời gian bảo quản sản phẩm. Trên thực tế, sản phẩm rau để lâu ở điều kiện nhiệt độ không đảm bảo sẽ nhanh bị héo, ủa, hỏng; sản phẩm để lâu trong tủ lạnh cũng sẽ bị ủng hỏng, tuỳ từng loại sản phẩm (rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ).

Vì vậy, đối với sản phẩm rau tươi khuyến cáo không nên để quá lâu, thông thường khuyến cáo từ 2 - 5 ngày. Nhiều cửa hàng kinh doanh, siêu thị rau tươi được bán trong ngày.

Hiện nay nhiều gia đình trồng rau sạch trên mái nhà, sân thượng. Liệu rau này có sạch và đảm bảo các chỉ số về dinh dưỡng, thưa ông?

Việc nhiều gia đình trồng rau trên mái nhà là phong trào tốt, góp phần làm xanh thành phố và bổ sung lượng rau cho gia đình. Tuy nhiên, lượng rau cho mỗi người/ ngày trung bình cần 300-400 gam và từ 3-5 loại rau khác nhau để đảm bảo đủ chất khoáng, xơ và các vitamin cho con người mà chỉ rau xanh mới có. Nếu trồng không có dinh dưỡng chất lượng rau kém, nếu bón phân, nhất là chỉ bón đạm sẽ làm tăng nguy cơ mất an toàn như rau khác.

Theo Diệu Thu

Dân Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm