1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Phương pháp chỉnh sửa gen để đối phó với ung thư

(Dân trí) - Các nhà khoa học sử dụng phương pháp chỉnh sửa gen để “lừa” tế bào ung thư, dẫn đến chúng tự triệt tiêu nhau.

Cuộc chiến chống ung thư được chiến đấu trên nhiều mặt trận. Phẫu thuật, thuốc, tiêm phòng ngừa, hỗ trợ về lối sống lành mạnh, và chăm sóc giảm nhẹ là đặc biệt quan trọng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh nan y này. Thay đổi di truyền là một công cụ mới được sử dụng đã cho thấy một số kết quả có nhiều hứa hẹn. Phương pháp mới nhất là làm cho tế bào ung thư mới sinh ra triệt tiêu tế bào họ hàng của chúng.

Phương pháp chỉnh sửa gen để đối phó với ung thư - 1

Cách tiếp cận thử nghiệm này sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen được gọi là CRISPR để tái lập trình các tế bào ung thư đã rời khỏi khối u ban đầu. Chúng sẽ quay trở lại nơi chúng bắt nguồn và tiêu diệt chính khối u đó. Những “sát thủ” này đã được thử nghiệm thành công trong ba khối u ác tính khác nhau ở chuột. Các kết quả được công bố trên Tạp chí Y học Tịnh tiến.

Tác giả của nghiên cứu,Tiến sĩ Khalid Shah từ Trường Y Harvard và Viện Tế bào gốc Harvard tuyên bố:“Đây chỉ là đỉnh của tảng băng trôi. Liệu pháp dựa trên tế bào thật sự rất hứa hẹn cho việc cung cấp các tác nhân trị liệu cho các khối u và có thể cung cấp các lựa chọn điều trị mà liệu pháp tiêu chuẩn đã thất bại.”

“Với kỹ thuật của chúng tôi, chúng tôi thấy có thể đảo ngược đường đi của các tế bào ung thư của chính bệnh nhân và sử dụng chúng để điều trị ung thư. Chúng tôi nghĩ rằng điều này có nhiều tác động và có thể áp dụng trên tất cả các loại tế bào ung thư.”

Nhóm nghiên cứu đã tận dụng khả năng tự trở về tế bào gốc của nhiều tế bào ung thư. Đó là khả năng mà các tế bào ung thư vẫn làm để lây lan sang các khu vực khác của cùng một cơ quan, hoặc các cơ quan khác nhau. Đây là một “sức mạnh” của các loại ung thư xâm lấn mà nhóm nghiên cứu đã có thể biến nó thành một điểm yếu.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai cách tiếp cận khác nhau. Cách thứ nhất sử dụng các tế bào khối u “có sẵn” được bố trí theo kiểu di truyền để có “dấu vân tay” miễn dịch của đối tượng. Cách tiếp cận thứ hai thay vì chọn các tế bào ung thư từ đối tượng được chỉnh sửa, các phân tử điều trị được chèn vào. Cả hai cách tiếp cận đều có chế độ diệt tế bào ung thư gốc.

Hai phương pháp đã được thử nghiệm trên các mô hình chuột bị ung thư não sơ cấp, ung thư não tái phát và ung thư vú đã lan đến não. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về sự thành công của tế bào giết chết ung thư này trong việc loại bỏ các khối u và cho thấy rằng phương pháp điều trị này làm tăng sự sống còn của những con chuột.

Shah nói thêm: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tiềm năng điều trị của việc sử dụng các tế bào khối u được sắp đặt và tính chất tự trở về tế bào gốc của chúng cho việc phát triển các liệu pháp điều trị các loại ung thư khác nhau”.

Nghiên cứu vẫn còn ở giai đoạn đầu nhưng có nhiều tiềm năng và đầy hứa hẹn.

Hoàng Hằng

Theo IFLScience