Mức CO2 đánh dấu 'kỷ nguyên mới' trong biến đổi khí hậu trên thế giới

(Dân trí) - Mức CO2 trong khí quyển đã tăng vượt ngưỡng quan trọng và có thể không giảm dưới đó cho "nhiều thế hệ". Mức chuẩn 400 phần triệu đã bị phá trên toàn cầu lần đầu tiên trong lịch sử được ghi nhận vào năm 2015.

Nhưng theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), năm 2016 có thể sẽ là năm đầu tiên vượt mốc. Các mức CO2 cao có thể góp phần vào hiện tượng El Nino mạnh.

Mặc dù lượng phát thải CO2 do con người vẫn khá ổn định giữa năm 2014 và 2015, sự khởi đầu của hiện tượng thời tiết El Nino mạnh đã gây ra sự tăng vọt mức khí này trong khí quyển.


Một mô tả của các nguồn CO2 toàn cầu mà được thống trị bởi Mỹ, Trung Quốc và châu Âu

Một mô tả của các nguồn CO2 toàn cầu mà được thống trị bởi Mỹ, Trung Quốc và châu Âu

Đó là bởi vì các điều kiện hạn hán ở các vùng nhiệt đới gây ra bởi El Nino có nghĩa là thực vật ít có khả năng hấp thụ CO2. Cũng có sự phát thải khí thêm từ các vụ cháy, gây ra bởi điều kiện khô hạn.

Trong tạp chí Greenhouse Gas Bulletin hằng năm của mình, Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết các điều kiện này đã thúc đẩy tăng trưởng mức CO2 trong khí quyển trên mức trung bình trong mười năm qua.

Tại trạm giám sát khí quyển ở Mauna Loa, Hawaii, nồng độ CO2 đã vượt 400 phần triệu, có nghĩa là có 400 phân tử CO2 trong mỗi một triệu phân tử trong khí quyển.

Lần cuối cùng mà mức CO2 thường xuyên trên 400 phần triệu là 3 đến 5.000.000 năm trước đây, các chuyên gia cho biết.

Trước năm 1800 nồng độ này trong khí quyển khoảng 280 phần triệu, theo Cơ quan quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA).

WMO cho rằng sự gia tăng vượt ngưỡng 400 phần triệu vẫn tồn tại dai dẳng và có khả năng năm 2016 sẽ là năm đầu tiên mà các số đo cho thấy CO2 cao trên chuẩn đó, và "vì thế là đối với nhiều thế hệ".

Trong khi yếu tố El Niño hiện nay đã biến mất, những tác động của con người đến biến đổi khí hậu không mất đi, WMO lập luận.

"Năm 2015 đã mở ra một kỷ nguyên mới của sự lạc quan và hành động vì khí hậu với thỏa thuận về biến đổi khí hậu Paris", Tổng thư ký Petteri Taalas của WMO nói.

"Nhưng nó cũng sẽ làm nên lịch sử khi đánh dấu một kỷ nguyên mới của thực tế biến đổi khí hậu với nồng độ khí nhà kính cao kỷ lục."

Báo cáo cũng nêu chi tiết về sự tăng trưởng của các khí nhà kính khác, bao gồm khí mêtan và nitơ oxit.

Trong năm 2015, mức mêtan lớn gấp 2,5 lần so với thời kỳ tiền công nghiệp, trong khi mức nitơ oxit gấp 1,2 lần so với mức này trong lịch sử.

Nghiên cứu cũng chỉ ra tác động của sự gia tăng nồng độ của các khí làm nóng đến khí hậu của thế giới.

Trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2015 hiệu ứng bức xạ cưỡng bức hoặc làm nóng đã tăng 37%, gây ra bởi sự tích tụ của các chất này, từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và trong hộ gia đình.

Trong khi hoan nghênh các sáng kiến mới như thỏa thuận toàn cầu để loại trừ khí HFC được nhất trí mới đây ở Rwanda, WMO cho rằng các quốc gia cần duy trì chú trọng vào việc cắt giảm CO2.

"Nếu không giải quyết lượng khí thải CO2, chúng ta không thể giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và giữ cho nhiệt độ tăng dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp," Petteri Taalas nói.

"Do đó, điều quan trọng nhất là thúc đẩy Hiệp định Paris thực sự có hiệu lực trước thời hạn ngày 4 tháng 11 và nhanh chóng thực hiện nó."

Khoảng 200 quốc gia ký thỏa thuận khí hậu Paris sẽ gặp nhau tại Morocco vào tháng 11 để quyết định các bước tiến tiếp theo.

Linh Trang (Theo BBC)