1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Bản thảo bí mật về lời dạy của Chúa Jesus cho em trai được khai quật

(Dân trí) - Các mảnh của tài liệu dị giáo bị lãng quên đã được phát hiện tại thư viện của Đại học Oxford bởi các học giả về Kinh Thánh từ Đại học Texas tại Austin.

Bản thảo bí mật về lời dạy của Chúa Jesus cho em trai được khai quật - 1

Các mảnh giấy được lấy từ 13 mã vellum buộc da thuộc đã được chôn ở Ai Cập và được tìm thấy vào năm 1945.

Các tài liệu này mô tả "Khải huyền đầu tiên của James", trong đó Chúa Jesus chia sẻ những hiểu biết về Thiên Đàng và các sự kiện trong tương lai cho người em trai, kể cả cái chết của người em này.

Tuy nhiên, những tài liệu này đã bị các tín đồ Thiên chúa giáo đầu tiên "cấm" thêm vào Tân Ước 1.600 năm trước khi tài liệu này được viết lần đầu.


Tài liệu chi tiết cái chết của James.

Tài liệu chi tiết cái chết của James.

Athanasius, Giám mục Alexandria, trong "Thư Phục Sinh năm 367" đã định nghĩa 27 cuốn sách Tân Ước: "Không ai có thể thêm vào chúng, và không có gì có thể được lấy đi từ chúng."

Bản thảo này là từ một hình thức Thiên chúa giáo đầu tiên gọi là Gnosticism vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu.


Tài liệu này không được phép thêm vào Tân Ước.

Tài liệu này không được phép thêm vào Tân Ước.

Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Geoffrey Smith, một học giả về nguồn gốc Kinh thánh Hy Lạp và Thiên chúa giáo, nói: "Nếu nói chúng tôi chỉ hứng thú khi nhận ra những gì được tìm thấy là gì thì chưa đúng. Chúng tôi không bao giờ ngờ rằng những mảnh văn bản tiếng Hy Lạp trong Khải huyền đầu tiên của James đã có thể tồn tại từ thời cổ đại. Nhưng chúng đã ở đó, ngay trước mặt chúng tôi.”

Văn bản này bổ sung thêm vào những giải thích trong Kinh Thánh về cuộc đời và nhiệm vụ của Chúa Jesus bằng cách cho phép chúng ta tiếp cận với những cuộc đối thoại một cách giả định giữa Jesus và James – những giáo lý bí mật này giúp cho James trở thành một giáo viên giỏi sau khi Jesus chết.

Brent Landau, giảng viên thuộc khoa Nghiên cứu Tôn giáo của Đại học UT Austin, nói thêm: "Người ghi chép đã chia phần lớn văn bản thành các âm tiết bằng cách sử dụng dấu chấm giữa câu. Sự phân chia như vậy là rất hiếm trong các bản thảo cổ, nhưng chúng thường xuất hiện trong các bản thảo được sử dụng trong các bối cảnh giáo dục”.

Đào Hiền (Theo Express)