Thêm phương pháp hỗ trợ học tập tốt hơn
Sau mỗi buổi học lượng kiến thức chúng ta tiếp nhận vào và cần ghi nhớ là tương đối lớn. Do đó, việc lựa chọn phương pháp học để đạt hiệu quả cao là vô cùng quan trọng.
Nhiều người khi học thường tập trung vào nội dung cần học (ví dụ: học môn toán, hóa, học thuộc bảng hệ thống tuần hoàn, học thuộc cách chia động từ tiếng Anh,…) còn cách để tiếp thu được lượng kiến thức đã học một cách hiệu quả thì chưa hẳn đã biết. Do đó, nếu học đúng phương pháp có thể giúp bạn tiếp thu kiến thức nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Có nhiều nghiên cứu về các phương pháp học tập khác nhau, trong đó có một số phương pháp phổ biến như: Phương pháp tự kiểm tra, không giống như một bài kiểm tra chính thức để đánh giá kiến thức, tự kiểm tra là việc người học tự thực hành để kiểm tra chính mình, ở bên ngoài lớp học. Phương pháp này có thể bao gồm việc sử dụng các tấm bìa (bằng giấy hoặc điện tử) để kiểm tra việc nhớ lại hoặc trả lời các bài tập ở cuối một chương sách. Hay phương pháp phân bổ thời gian ôn tập (Distributed Practice): Học sinh thường tập trung học nhồi ngay trước khi có bài thi hoặc kiểm tra. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy việc phân phối thời gian học tập hợp lý sẽ hiệu quả hơn nhiều. Ngoài ra còn một số phương pháp áp dụng trong học tập như hỏi đáp chi tiết, phương pháp thực hành xen kẽ, phương pháp sử dụng bản đồ tư duy (BĐTD)…
Bạn Đức Hưng, sinh viên khoa công nghệ sinh học tại một trường Đại học ở Hà Nội chia sẻ: Mình hay lên mạng để tìm hiểu các phương pháp ghi nhớ kiến thức, thông thường mình học tập trung vào số lần mà mình thực hành một kiến thức, chứ không là lượng thời gian mà mình bỏ ra cho nó. Khi tìm hiểu một kiến thức mới mình hay chia nhỏ nó thành các đơn vị kiến thức nhỏ hơn để dễ nhớ. Gần đây mình có biết và áp dụng phương pháp BĐTD trong học tập. Đây là cách học khá hay nó giúp mình khả năng ghi nhớ, tổng hợp, phân tích và vận dụng kiến thức một cách tốt nhất. Việc thực hiện BĐTD có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy với các loại bút màu khác nhau.
Thực tế, có nhiều phương pháp học nhưng không phải em nào cũng áp dụng thành công để việc học tập của mình đạt hiệu quả. Cô Trịnh Thị Thoa giáo viên dạy môn Vật lý cấp 3 chia sẻ: Sau mỗi buổi học các em học sinh phải tiếp nhận một lượng kiến thức khá lớn, mà không phải em nào cũng có khả năng tập trung để ghi nhớ được hầu hết kiến thức đã được học. Vì vậy, bên cạnh các phương pháp truyền thống như tổng hợp ôn tập kiến thức cho học sinh, ôn tập cho các em theo phương pháp phân nhánh dạng cây, chúng tôi luôn cố gắng áp dụng những phương pháp mới như bản đồ tư duy.
“Phương pháp này tạo hứng thú cho học sinh, hệ thống được lượng kiến thức khá là rộng giúp các em dễ học và ghi nhớ kiến thức hơn. Đồng thời qua đó các em học sinh có thể tự mày mò sáng tạo, tự vẽ BĐTD cho nhiều môn học khác”, cô Thoa nhận xét.
Bản đồ tư duy (Mindmap) giúp chúng ta hệ thống lại kiến thức đã học, rèn thêm khả năng vẽ, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo. Qua đó, làm tăng mức độ hiểu biết và nâng cao khả năng thuyết trình trước đông người.
Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Thầy Lê Đăng Khương, Giảng viên khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm, từng du học ở Singapore và được tiếp cận và tham gia khóa học lập trình ngôn ngữ tư duy cho rằng: Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là Bản đồ Tư duy. Đó là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập, chúng giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới, v.v…
Phương pháp này có lẽ đã được nhiều người Việt biết đến nhưng nó chưa bao giờ được hệ thống hóa và được nghiên cứu kĩ lưỡng và phổ biến chính thức trong nước mà chỉ được dùng tản mạn trong giới sinh viên học sinh trước các mùa thi, cách thức sử dụng vẽ trên giấy hoặc trên các phần mềm. Tuy nhiên, chưa có bộ sách tham khảo thực sự nào sử dụng mindmap để tổng hợp kiến thức, lý thuyết cần phải ghi nhớ. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, cũng như muốn góp phần mang đến cho những em học sinh ở những tỉnh thành trên toàn quốc có thể biết đến phương pháp BĐTD, SPBook (Công ty TNHH Dịch vụ văn hóa Sư phạm) vừa mới cho ra mắt cuốn sách có sử dụng phương pháp này trong môn hóa học
Đại diện của SPBook chia sẻ, ý tưởng xây dựng nên mỗi sản phẩm ôn luyện thi THPT là hoàn toàn mới, mang lại một cách tiếp cận khác biệt và chưa có một sản phẩm nào trên thị trường được xây dựng theo ý tưởng đó. Mỗi cuốn sách đều sử dụng mindmap để tổng hợp kiến thức cần phải ghi nhớ. Trong cuốn sách mỗi mindmap nhỏ sẽ được tác giả giải thích bằng một audio hoặc video. Các bài tập trong mỗi cuốn sách được lựa chọn kỹ lưỡng bởi những tác giả của các trường đại học danh tiếng (Đại học Sư phạm Hà Nội, THPT chuyên Amsterdam, Đại học quốc gia Hà Nội).
Đưa BĐTD vào trong sách tham khảo là một ý tưởng đột phá của SPBook, sau khi đã trao đổi ý kiến với nhiều chuyên gia và các thầy cô. Không chỉ mong muốn các học sinh có thể tiếp cận phương pháp này theo một định hướng mới đó là thông qua sách tham khảo, mà SPBook còn muốn cuốn sách mang tính tương tác cao hơn bằng cách xây dựng một facebook Group. Group này sẽ add các bạn có sở hữu cuốn sách. Trong quá trình sử dụng nếu có bất kỳ vấn đề gì cần giải đáp tác giả và đội ngũ cộng tác viên sẽ giải đáp. Qua đó, bạn đọc sẽ nhận được nhiều hơn giá trị khi sử dụng sản phẩm.